Giải pháp nâng cao vai trò của logistics trong bối cảnh mới

GS.TS Đặng Đình Đào (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) |

Logistics cùng với công nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ tài chính ngân hàng và dịch vụ du lịch được coi là những ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế quốc dân và ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và được ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2050.

1 trong 4 ngành mũi nhọn

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong Chiến lược tổng thể phát triển Khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 1.4.2021 đã xác định logistics cùng với dịch vụ du lịch; công nghệ thông tin và truyền thông; Dịch vụ tài chính ngân hàng là 4 ngành dịch vụ hàng đầu được ưu tiên phát triển đến năm 2050.

Mặc dù dịch vụ logistics đã và đang trở thành ngành dịch vụ quan trọng, mũi nhọn của nhiều địa phương, nhưng nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng

logistics, đặc biệt các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics và hệ thống kho hàng, bến bãi bất động sản logistics lại chưa được quan tâm, đầu tư và phát triển 2 tương xứng, chưa được luật hóa, nhiều chính sách pháp luật Việt Nam vẫn rất ít đề cập đến các vấn đề quan trọng này.

Hiện vẫn chưa có những giải pháp đột phá cho phát triển logistics từ chính sách pháp luật logistics; đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng logistics; phát triển hệ thống các doanh nghiệp logistics có sức cạnh tranh cao; mở rộng thị trường logistics và phát triển nguồn nhân lực logistics và nguồn nhân lực số nhằm góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững...

Trong khi tất cả chúng ta đều thừa nhận một thực tế rằng, “Quá trình sản xuất sản phẩm chỉ kết thúc khi sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước”. Nhưng lại không quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng logistics một cách bài bản, xây dựng và vận hành thị trường bất động sản logistics một cách hiệu quả, ngay cả các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và một số chính sách khác về phát triển logistics... chậm đi vào cuộc sống và cũng chưa thật sự khuyến khích thu hút các doanh nghiệp logistics, tập đoàn logistics nước ngoài vào Việt Nam đầu tư kinh doanh logistics.

Thời gian qua ngành logistics Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong hoàn thiện khung pháp lí và thể chế về logistics, nâng cao vai trò của ngành logistics trong nền kinh tế. Trước hết là xuất nhập khẩu, đưa hoạt động xuất khẩu thành một điểm sáng (tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 668,5 tỉ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 và năm 2022 đạt mức kỷ lục 735,00 tỉ USD, tăng 9,46% so với năm 2021).

Logistics Việt Nam tuy có phát triển thuận lợi nhưng chưa khai thác hết được lợi thế địa kinh tế và tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin... cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động 3 logistics còn nhiều tồn tại, bất cập như: Chi phí logistics, đặc biệt là giá cước vận tải biển tăng cao gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tình trạng đứt gãy, xáo trộn, ùn ứ cục bộ trong chuỗi cung ứng vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển...

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho logistics Việt Nam chưa thực sự phát huy vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững ở nước ta, như không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu xuất FOB và nhập CIF; hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt. Đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về logistics còn hạn chế cả về nhân lực và trình độ; nhiều cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, hoạt động theo phương thức kiêm nhiệm; biên chế nhà nước bố trí cho công tác quản lí về logistics còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao.

Hệ thống logistics Việt Nam kém phát triển đã làm cho chi phí logistics tăng cao so với khu vực, giá trị gia tăng của hàng hóa thấp và hàng hóa sản xuất ra rất khó tiêu thụ. Nguồn lực đầu tư công sử dụng và khai thác hiệu quả thấp, tổn thất sau thu hoạch cả trong khâu bảo quản, chế biến, vận chuyển cao, gây nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh...

Trong nền kinh tế, ngành logistics phát triển góp phần đưa Việt Nam trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, gắn nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới; logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường thương mại quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, thu hút đầu tư và đầu tư logistics, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ngành logistics phát triển sẽ góp phần tiết kiệm và giảm chi phí, gia tăng giá trị các sản phẩm trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa; logistics phát triển góp phần tích cực giảm chi phí, hoàn thiện công tác hạch toán và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong quản lí sản xuất và kinh doanh quốc tế; ngành dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lí và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đối với doanh nghiệp, ngành logistics góp phần cùng doanh nghiệp nâng cao trình 5 độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, phòng chống cháy nổ trong sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp; logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (JIT), nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp; logistics hỗ trợ các nhà quản lí ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngành logistics thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung (các dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu phân phối, lưu thông gắn với các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm). Trong nền kinh tế quốc dân, logistics vừa là một khoa học vừa là ngành dịch vụ được nhiều địa phương xác định là ngành mũi nhọn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Vì vậy, để nâng cao và phát huy vai trò của ngành logistics trong kinh tế Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra trong chiến lược phát triển 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Theo đó, cần thực hiện một số giải pháp then chốt như: Vận dụng tư duy logistics ngay từ khâu hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới, đảm bảo tính đồng bộ các yếu tố môi trường logistics, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững; Rà soát, sửa đổi và bổ sung kịp thời khoảng trống logistics trong các chính sách phát triển các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thương mại, công nghệ thông tin, tài chính, đặc biệt là đối với ngành logistics, trực tiếp hậu cần cho sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường logistics Việt Nam; Hình thành và xây dựng các BĐS logistics và đưa vào vận hành thị trường BĐS logistics, cụ thể là các KCN logistics và các trung tâm logistics (đặc biệt ưu tiên các hành lang kinh tế quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các hành lang kinh tế qua các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia...), tiếp đến là xây dựng các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics để kết nối các địa phương nhằm thực hiện liên kết kinh tế, khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế trên các địa bàn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư logistics, tăng cường chế biến sâu các sản phẩm để gia tăng giá trị hàng hóa, xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương, tăng tỉ trọng đóng góp vào GDP của ngành logistics...

Xây dựng hệ thống đường sắt kết nối với các cửa khẩu quốc tế (trước hết cần ưu tiên tập trung đầu tư tuyến đường sắt Bắc - Nam, liên vận quốc tế sang Trung Quốc và châu Âu; Xây dựng tuyến đường sắt kết nối với vùng ĐBSCL; tuyến đường sắt kết nối cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Chao-Lo... và khai thác hiệu quả tuyến đường biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là giải pháp đột phá để giảm chi phí logistics, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất lớn, tạo đầu mối nguồn hàng lớn cho xuất khẩu chính ngạch. Đây là giải pháp rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh mới.

Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam. Nguồn nhân lực logistics cho các ngành, địa phương và các doanh nghiệp đang yếu cả về số lượng và chất lượng nhưng lại chưa được quan tâm đầu tư đứng mức cho đào tạo phát triển...

GS.TS Đặng Đình Đào (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội)
TIN LIÊN QUAN

Dịch vụ logistics hoàn thiện tạo động lực cho Gia Lai phát triển

THANH TUẤN |

Ngày 20.5, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Khi dịch vụ logistics phát triển, hoàn thiện sẽ góp phần đưa Gia Lai tăng tốc phát triển kinh tế, thành đầu tàu của khu vực Tây Nguyên.

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư trung tâm logistics cảng Liên Chiểu, hàng không

THÙY TRANG |

Trong 10 trung tâm logistics mà Đà Nẵng kêu gọi đầu tư thì có một trung tâm logistics cấp vùng là cảng Liên Chiểu và một trung tâm logistics chuyên dụng hàng không.

Việt Nam xếp thứ 11 của nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Vũ Long |

Xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, ngành logistics non trẻ của Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.

Tiền vệ Quang Hải khẳng định mình không phải ngôi sao

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải khẳng định, bản thân không phải là ngôi sao mà mỗi cầu thủ ở đội tuyển Việt Nam đều có nhiệm vụ như nhau.

Tái chế bình cứu hoả thành kẻng báo cháy

KHÁNH AN |

Các cán bộ chiến sĩ đã tái chế các bình cứu hoả đã qua sử dụng thành những chiếc kẻng báo cháy, phát miễn phí ở các khu dân cư.

Tin 20h: Thuỷ điện Hoà Bình có thể thiếu điện nếu không vận hành linh hoạt

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 12.6 - Có bảo hiểm y tế, người chạy thận vẫn phải mua thuốc ngoài giá cao; Giám đốc Thủy điện Hoà Bình nói về khả năng duy trì phát điện; Mưa lớn, phố ngập, hàng loạt phương tiện chết máy giữa đường; Hé lộ hành vi dã man của nghi phạm vụ xác chết trong bao tải ở Hải Phòng...

Đà Nẵng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

THÙY TRANG |

Vaccine 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ tại Đà Nẵng hiện nay đang thiếu, người dân phải chờ hoặc lựa chọn mua vaccine dịch vụ.

Vụ Thuduc House, 3 cục thuế đề nghị tuyên thu hồi hơn 500 tỉ đồng hoàn thuế

NGỌC ÁNH |

Ngày 12.6, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử 67 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế TP Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan.

Dịch vụ logistics hoàn thiện tạo động lực cho Gia Lai phát triển

THANH TUẤN |

Ngày 20.5, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Khi dịch vụ logistics phát triển, hoàn thiện sẽ góp phần đưa Gia Lai tăng tốc phát triển kinh tế, thành đầu tàu của khu vực Tây Nguyên.

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư trung tâm logistics cảng Liên Chiểu, hàng không

THÙY TRANG |

Trong 10 trung tâm logistics mà Đà Nẵng kêu gọi đầu tư thì có một trung tâm logistics cấp vùng là cảng Liên Chiểu và một trung tâm logistics chuyên dụng hàng không.

Việt Nam xếp thứ 11 của nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu

Vũ Long |

Xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, ngành logistics non trẻ của Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.