Gia vị của sự hào nhoáng

Anh Vũ |

Vàng từ lâu đã là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và sang trọng. Gần đây, nó đã trở thành nguyên liệu thực phẩm phổ biến trong giới ẩm thực. Từ socola, thịt bò phủ vàng cho đến những “sơn hào hải vị” được trang trí bằng vàng, kim loại quý này hiện đang xuất hiện trên đĩa của nhiều thực khách ở khắp nơi trên thế giới.

Vàng đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các món ăn. Trước đây, việc ăn vàng là đặc quyền riêng của giới quý tộc, thể hiện sự sang trọng, "chịu chi" của tầng lớp này với ẩm thực cao cấp. Thế nhưng, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế, các món ăn được tô điểm bởi thứ kim loại đắt tiền xuất hiện nhiều hơn. Từ những viên socola, kem tới thịt bò, bánh trung thu hay thậm chí là phở. Các đầu bếp đang ngày càng thích đưa vàng vào sản phẩm của mình.

Vàng có ngon không?

Một trong những câu hỏi đầu tiên khi nhắc tới vàng ăn được là liệu nó có mùi vị hay không?

Câu trả lời chắc chắn là không, vàng không có mùi vị gì cả. Nó đơn giản là một kim loại không độc hại, không vị và không tạo ra phản ứng hóa học với thực phẩm. Vàng được sử dụng như một loại “gia vị”, là thành phần giúp tăng vẻ hào nhoáng, quyến rũ và sang trọng cho bất kỳ món ăn nào.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn trực quan của vàng không chỉ đơn thuần là tạo thêm độ lấp lánh và tỏa sáng cho món ăn. Trong ẩm thực cao cấp, vàng là một yếu tố giúp thể hiện tính nghệ thuật, giúp người đầu bếp thể hiện sự sáng tạo và nâng món ăn lên một tầm cao mới. Thêm vàng vào món ăn có thể biến một bữa ăn đơn giản thành một tác phẩm nghệ thuật, trở thành trải nghiệm khó quên cho thực khách.

Mặc dù vàng đủ an toàn để ăn được, nhưng nó không mang lại giá trị dinh dưỡng cho thực khách. Điều này là do cơ thể con người không hấp thụ vàng nên nó chỉ đi qua hệ thống tiêu hóa mà không bị phân hủy hay chuyển hóa. Thực khách không có nguy cơ đối mặt vấn đề sức khoẻ khi ăn quá nhiều vàng hoặc chịu bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, mặc dù được cho là an toàn, nhưng không phải tất cả vàng đều được tạo ra như nhau. Một số sản phẩm vàng lá có chứa các kim loại khác, chẳng hạn như đồng hoặc bạc, có thể gây hại cho con người nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

Ngoài việc không cung cấp bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào, cũng không có bằng chứng cho thấy ăn vàng có lợi ích cho sức khoẻ. Bất chấp những tuyên bố cho rằng, vàng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh những tuyên bố này.

Nhìn vào lịch sử

Việc sử dụng vàng để ăn đã tồn tại từ thời cổ đại, khi người ta tin rằng nó có đặc tính chữa bệnh và được dùng để trang trí đồ ăn và đồ uống trong những dịp đặc biệt. Trong suốt lịch sử nhân loại, vàng là biểu tượng của sự giàu có và sang trọng, và ăn vàng là một cách để thể hiện sự giàu có và địa vị của một người. Ví dụ, ở châu Âu thời trung cổ, vàng được sử dụng để trang trí các món ăn phục vụ trong các bữa tiệc chiêu đãi và thường được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và sức khỏe tốt.

Trong thời kỳ Phục hưng, vàng thậm chí còn trở nên phổ biến hơn vì nó được sử dụng để tăng thêm vẻ sang trọng cho các món ăn và đồ uống ngọt.

Việc sử dụng vàng để ăn đã giảm bớt vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tại thời điểm này, con người đã phát hiện ra các chất phụ gia thực phẩm mới và rẻ hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sử dụng vàng ăn được đã “hồi sinh” trong thế giới ẩm thực cao cấp, nơi nó được sử dụng như một thành phần giúp tăng thêm vẻ sang trọng cho các món ăn. Ngày nay, các đầu bếp và thợ làm bánh hàng đầu trên toàn thế giới sử dụng nó để tạo ra những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời và đáng nhớ cho thực khách.

Nguồn vàng trên Trái đất có hạn

Theo ước tính, toàn bộ lượng vàng đã được khai thác trong lịch sử loài người là 187.000 tấn, trong khi tổng trữ lượng vàng đã được phát hiện chỉ khoảng 244.000 tấn. Nhờ bản chất hầu như không thể bị phá hủy của vàng, gần như tất cả trữ lượng này đều không mất đi. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính trữ lượng vàng ở dưới lòng đất còn khoảng 57.000 tấn, tức là khoảng 20% lượng vàng được phát hiện vẫn chưa được khai thác, đồng nghĩa với việc thế giới có thể khai thác hết vàng trong hơn 17 năm nữa.

Vàng được sử dụng trong nhiều mặt của cuộc sống với vô số công dụng khác nhau, từ làm đồ trang sức, sản xuất linh kiện điện tử, dây dẫn đến xây dựng, sản xuất tàu vũ trụ. Với đặc tính khó bị phá huỷ và dễ tái chế, con người vẫn tạm “yên tâm” sử dụng cho dù trữ lượng vàng trên thế giới chỉ là có hạn. Tuy nhiên, khi được đưa vào thức ăn dưới dạng vàng lá, người ta không thể tái chế được. Vì vậy, lượng vàng tinh khiết được cho vào đồ ăn không thể tái chế.

Cuộc tranh luận không hồi kết

Việc sử dụng vàng như thức ăn cũng khiến nhiều cuộc tranh luận nổ ra. Nhiều người cho rằng, sử dụng một kim loại hiếm như vậy để ăn trong khi nó không mang lại lợi ích sức khoẻ hay mùi vị đặc biệt là sự lãng phí không hề nhỏ. Trong khi đó, những người ủng hộ việc ăn vàng lại đề cao tính nghệ thuật, trải nghiệm cao cấp mà nó mang lại cho đồ ăn.

Về mặt sức khoẻ, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về ảnh hưởng tích cực của vàng đến sức khoẻ con người khi ăn. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với vàng một cách không cân nhắc sẽ tạo ra hai tác động tới sức khoẻ. Trước tiên, các phân tử vàng sẽ kết hợp với protein có mặt trong hệ miễn dịch, làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Điều này cũng đi kèm với sự thay đổi cấu trúc của các phân tử protein. Khi đó, hệ miễn dịch có thể nhận nhóm protein này như một tác nhân ngoại lai, dẫn đến các triệu chứng dị ứng và ngứa ngáy.

Ngoài ra, sẽ rất nguy hiểm nếu tiếp xúc với vàng không tinh khiết. Bởi một số muối vàng chứa các hợp chất độc hại, và khi tích tụ ở liều lượng đủ lớn, có thể gây tử vong.

Ngoài vàng, một số kim loại quý khác cũng được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống, bao gồm bạc, bạch kim và palladium. Giống như vàng, những kim loại này không độc hại, không vị và chủ yếu được sử dụng làm vật trang trí. Bạc thường được sử dụng trong đồ uống, giúp tăng thêm hiệu ứng lung linh và cảm giác sang trọng. Bạch kim và palladium ít được sử dụng trong thực phẩm hơn, nhưng có đặc tính tương tự như vàng và có thể được sử dụng cho các mục đích tương tự.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Quy trình sản xuất bánh Trung thu dát vàng giá tiền triệu ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

Những ngày qua, xưởng sản xuất bánh trung thu của anh Nguyễn Vũ Long (Quận 3, TPHCM) luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất vì số lượng đơn đặt hàng bánh trung thu dát vàng tăng cao. Mỗi chiếc bánh trung thu dát vàng này có giá dao động từ 1.200.000 – 1.500.000 đồng tùy từng loại.

Cận cảnh chiếc bánh Trung thu dát vàng giá tiền triệu ở TPHCM

Như Quỳnh |

Bánh trung thu dát vàng sử dụng nguyên liệu cao cấp từ bào ngư, thịt heo thảo dưỡng... đặc biệt vàng lá nhập khẩu từ Đức, khoảng 4 triệu đồng/xấp 10 lá.

Cận cảnh tô phở dát vàng gần 4 triệu đồng ở TPHCM

Như Quỳnh |

Bát phở giá 3,88 triệu đồng của một nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh có nguyên liệu đắt đỏ từ thịt bò Wagyu, nấm truffle, gan ngỗng Pháp cho đến vàng lá.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 2.10: Môn Kurash sẽ có huy chương

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả thi đấu của Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày 2.10 tại ASIAD 19.

Con vào mầm non, mẹ vẫn đi nhận từng đồng chế độ thai sản bảo hiểm xã hội

Nhóm Phóng viên |

Trao đổi với Báo Lao Động, bạn đọc tên Minh (tên nhân vật được thay đổi) cho biết, gần 3 năm nay, chị phải đấu tranh đòi quyền lợi chế độ thai sản bảo hiểm xã hội. Đó là hành trình nếm trải đủ mọi cung bậc cảm xúc.

Phú Quốc vào top những hòn đảo có chi phí du lịch rẻ nhất thế giới

Mộc Anh |

The Travel liệt kê đảo ngọc Phú Quốc, Việt Nam là một trong số 17 hòn đảo có chi phí rẻ nhất trên toàn thế giới.

Cột khói cháy bốc cao gần khu vực sân bay Pleiku

THANH TUẤN |

Trưa 2.10, UBND phường Thống Nhất, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai thông tin, tại khu vực nhà xe của Tiểu đoàn căn cứ sân bay Pleiku (thuộc Sư đoàn 372) xảy ra vụ cháy lớn.

TPHCM khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% năm 2023

MINH QUÂN |

Sau 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế TPHCM đã có những dấu hiệu tích cực, nhưng những dấu hiệu này được cho là chưa đủ sức vực dậy tăng trưởng kinh tế thành phố để đạt được mục tiêu đề ra của năm 2023.

Quy trình sản xuất bánh Trung thu dát vàng giá tiền triệu ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

Những ngày qua, xưởng sản xuất bánh trung thu của anh Nguyễn Vũ Long (Quận 3, TPHCM) luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất vì số lượng đơn đặt hàng bánh trung thu dát vàng tăng cao. Mỗi chiếc bánh trung thu dát vàng này có giá dao động từ 1.200.000 – 1.500.000 đồng tùy từng loại.

Cận cảnh chiếc bánh Trung thu dát vàng giá tiền triệu ở TPHCM

Như Quỳnh |

Bánh trung thu dát vàng sử dụng nguyên liệu cao cấp từ bào ngư, thịt heo thảo dưỡng... đặc biệt vàng lá nhập khẩu từ Đức, khoảng 4 triệu đồng/xấp 10 lá.

Cận cảnh tô phở dát vàng gần 4 triệu đồng ở TPHCM

Như Quỳnh |

Bát phở giá 3,88 triệu đồng của một nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh có nguyên liệu đắt đỏ từ thịt bò Wagyu, nấm truffle, gan ngỗng Pháp cho đến vàng lá.