Ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Trong không khí của ngày hội Báo chí toàn quốc, những câu chuyện tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam như tiếp thêm sức mạnh để những người làm báo khắc ghi về lịch sử hào hùng, về sứ mệnh vẻ vang của nền báo chí nước nhà trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trân trọng quá khứ, hướng tới tương lai

Những ngày này, đại lộ Lê Lợi - một trong những con đường sầm uất tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - vốn đã náo nhiệt lại càng thêm tưng bừng khi đây là địa điểm diễn ra Hội Báo toàn quốc năm 2024. Ở điểm cầu phía Nam của Tổ quốc, không gian trưng bày các cơ quan báo chí ngay trên đường phố của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu giúp cho công chúng báo chí có dịp hòa mình vào ngày hội lớn của những người làm báo cả nước.

PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng ban Nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) - cho biết, Hội Báo toàn quốc năm 2024 sẽ là một điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, hiện đại của báo chí, thể hiện rõ chất lượng, quy mô của các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động triển lãm, trưng bày, cũng như các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, Hội Báo toàn quốc năm 2024 quy tụ hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, trong đó gần 300 cơ quan báo chí và các cấp Hội Nhà báo Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia, diễn ra từ ngày 15 - 17.3.2024.

Đó là ở điểm cầu phía Nam, còn ở điểm cầu phía Bắc của Tổ quốc, ngay tại Thủ đô Hà Nội - có một nơi đang lưu giữ những kỷ vật để kể chuyện lịch sử báo chí Việt Nam đó chính là Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Những kỷ vật như ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc.

Trong không khí của ngày hội Báo chí toàn quốc, những câu chuyện tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam như tiếp thêm sức mạnh để những người làm báo khắc ghi về lịch sử hào hùng, về sứ mệnh vẻ vang của nền báo chí nước nhà trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nắm rõ từng không gian, khu vực trưng bày, chị Nguyễn Thu Hiền - cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam - chia sẻ, với hơn 20.000 hiện vật đang được trình bày sáng tạo, sống động trên diện tích 1.500m2, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giống như những thước phim quay ngược thời gian về từng giai đoạn phát triển của báo chí dân tộc.

Từ những chiếc bút lông, nghiên mài mực, ống đựng bút, đèn dầu lạc được các thế hệ làm báo đi trước sử dụng để viết báo hay những chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời, những chiếc máy ảnh, máy vô tuyến đen trắng... cho đến những thiết bị hiện đại ngày nay đã ghi dấu những câu chuyện về lịch sử báo chí Việt Nam.

Hình ảnh các tờ Báo Lao Động, Tiền Phong đưa tin về ngày Giải phóng miền Nam - đại thắng mùa Xuân năm 1975 và ngày Quốc tế Lao động. Ảnh: Trần Vương
Hình ảnh các tờ Báo Lao Động, Tiền Phong đưa tin về ngày Giải phóng miền Nam - đại thắng mùa Xuân năm 1975 và ngày Quốc tế Lao động. Ảnh: Trần Vương

Ghi dấu lịch sử báo chí

Cùng với thời gian, theo dòng lịch sử là mạch cảm xúc chính của các khu trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Khu trưng bày bắt đầu bằng giai đoạn khởi thủy của báo chí bằng chữ quốc ngữ từ năm 1865 - 1925. Mốc thời gian 1925 - từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập tờ Thanh niên được lấy làm mốc của Báo chí cách mạng Việt Nam. Các không gian trưng bày tiếp đó là giai đoạn 1925 - 1945 (dấu mốc của Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời), giai đoạn 1945 - 1954 (báo chí giai đoạn kháng chiến chống Pháp), giai đoạn 1954 - 1975 (báo chí giai đoạn kháng chiến chống Mỹ)... Tại không gian này đã tái hiện toàn cảnh hoạt động báo chí từ những năm đầu phong trào Cách mạng vô sản, với dấu mốc ra đời của các tờ như Thanh Niên, Lao Động...

Đặc biệt, một không gian trang trọng ngay tại Bảo tàng được bố trí để ghi danh, tưởng nhớ những người làm báo đã hy sinh vì Tổ quốc và nhân dân, vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam. Hơn 500 nhà báo đã hy sinh được lập hồ sơ và in trang trọng trên bức vách màu đỏ tại khu vực tưởng niệm. Đó là những cây bút ưu tú, tinh thông nghiệp vụ, những cán bộ, nhân viên dũng cảm thuộc nhiều cơ quan báo chí của cả nước...

Công chúng báo chí tìm thấy ở đó nhiều cái tên như: Nguyễn Văn Nhứt (Báo Dân Chúng); Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Ngọc Hiển (Báo Lao Động, Liên hiệp Công đoàn Nam Kỳ); Trần Kim Xuyến (Phó Giám đốc Nha thông tin Việt Nam); Nguyễn Văn Khai (Báo Cứu quốc); Võ Văn Ngoạn (Báo Lao động); Lê Ái Mỹ (Báo Lao động)... và rất nhiều, rất nhiều những nhà báo đã hy sinh máu xương vì Tổ quốc, vì độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc.

Một không gian trưng bày khác tại Bảo tàng đó là không gian trưng bày Báo chí Việt Nam từ 1975 - nay. Không gian này bắt đầu bằng sự kiện ngày 30.4.1975 - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 một mốc son chói lọi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển đất nước.

Những ký giả đầu tiên chứng kiến thời khắc lịch sử ghi lại không khí ngày chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Hình ảnh cờ giải phóng, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp miền Nam Việt Nam. Nhiều hình ảnh về các bài báo trong nước và quốc tế đưa tin về sự kiện quan trọng này hiện nay đang được lưu trữ, trưng bày để giới thiệu tới công chúng.

Báo Lao Động ra vào ngày Thứ tư, 30.4.1975 trên trang nhất có bài viết chính: Tiến lên với tinh thần ngày 1.5 và khí thế chiến thắng. Phía dưới chân trang là bài viết: Vì miền Nam ruột thịt, thi đua mỗi người làm việc bằng hai.

Các số báo ra vào ngày 1.5 đồng loạt nêu tin chiến thắng trên trang nhất. Báo Nhân Dân số ra ngày 1.5.1975 dành toàn bộ trang nhất nêu về chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hình ảnh Bác Hồ nằm ở phía trên góc bên trái, bên phải là dòng tiêu đề: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Bảo tàng đưa người xem đi qua 5 giai đoạn nổi bật của nền Báo chí Việt Nam. Giai đoạn với những dấu mốc đầu tiên 1865 - 1925, giai đoạn 1925 - 1945, Báo chí chiến khu giai đoạn 1945 - 1954, Làm báo dưới hầm giai đoạn 1954 - 1975, Báo chí đổi mới cùng đất nước giai đoạn 1975 đến nay. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo tàng đưa người xem đi qua 5 giai đoạn nổi bật của nền Báo chí Việt Nam. Giai đoạn với những dấu mốc đầu tiên 1865 - 1925, giai đoạn 1925 - 1945, Báo chí chiến khu giai đoạn 1945 - 1954, Làm báo dưới hầm giai đoạn 1954 - 1975, Báo chí đổi mới cùng đất nước giai đoạn 1975 đến nay. Ảnh: Hải Nguyễn

Gian trưng bày báo chí giai đoạn 1975 đến nay đã thể hiện được bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo chí Việt Nam với sự thay đổi về phương thức, công nghệ và phát huy tiếng nói trong xây dựng, phát triển đất nước, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực, đưa hình ảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ.

Theo nhà báo Trần Thị Kim Hoa - Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bảo tàng đã đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan. Một số cơ quan báo chí lớn đã tổ chức nhiều đoàn tham quan, sinh hoạt chi bộ ngay tại Bảo tàng và tiếp tục nhiệt tình hiến tặng thêm nhiều hiện vật, tư liệu mới cho bảo tàng.

Bên cạnh các khu vực trưng bày thường xuyên, khu vực trải nghiệm các loại hình báo chí và các khu chức năng khác, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã dành riêng không gian để khách tham quan đọc sách báo, tra cứu tài liệu. Trước khi rời đi, các vị khách có thể ghi lại cảm tưởng của mình và ký tên lưu niệm trên vách.

Với tính chất là một bảo tàng chuyên ngành báo chí luôn mang trong mình hơi thở cuộc sống, bảo tàng đã tổ chức rất nhiều cuộc tọa đàm, trưng bày nhằm giới thiệu và phát huy giá trị di sản báo chí các thời kỳ được công luận, công chúng đón nhận và đánh giá cao.

Và trong không khí của ngày hội báo chí toàn quốc, những kỷ vật đi cùng năm tháng tại bảo tàng hay những trang thiết bị hiện đại, những kỹ thuật báo chí tiên tiến, những sản phẩm báo chí chất lượng được trưng bày tại Hội Báo toàn quốc... như tiếp thêm động lực để mỗi người làm báo cả nước cùng chung tay xây dựng nền Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Quyết tâm cao độ xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh yêu cầu quyết tâm cao độ để xây dựng nền báo chí “chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, nỗ lực, quyết tâm, bản lĩnh để mỗi cơ quan báo chí đều là “cơ quan báo chí tử tế”, mỗi người làm báo đều là “người làm báo tử tế”.

Báo chí lan tỏa văn hóa đọc và sách hay

Bài Minh Trung - ảnh Việt Linh |

Từ chủ trương phát triển văn hóa đọc, các đơn vị hoạt động trong ngành xuất bản, báo chí đã có nhiều hoạt động nhằm đưa sách hay đến tay độc giả.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Liên thông điện tử thủ tục Đăng ký khai sinh - thường trú - bảo hiểm y tế

Vương Trần |

Ngày 10.6, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất.

Hà Giang khuyến cáo khách không tắm thác, hạn chế đi lại trong mưa lũ

Văn Chuyên |

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang khuyến cáo đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Quyết tâm cao độ xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại

Vương Trần |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh yêu cầu quyết tâm cao độ để xây dựng nền báo chí “chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, nỗ lực, quyết tâm, bản lĩnh để mỗi cơ quan báo chí đều là “cơ quan báo chí tử tế”, mỗi người làm báo đều là “người làm báo tử tế”.

Báo chí lan tỏa văn hóa đọc và sách hay

Bài Minh Trung - ảnh Việt Linh |

Từ chủ trương phát triển văn hóa đọc, các đơn vị hoạt động trong ngành xuất bản, báo chí đã có nhiều hoạt động nhằm đưa sách hay đến tay độc giả.