Gặp gỡ ở chợ âm dương

Đ.TRƯỜNG - BÍCH LỘC |

Lần đầu tiên, sau một quãng thời gian dài mai một, phiên chợ Âm Dương được phục dựng và tổ chức tại làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP.Bắc Ninh). Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian, thể hiện ký ức lịch sử, đời sống tâm linh của người dân được tích lũy qua hàng nghìn năm.

Phiên chợ chỉ mở nửa đêm

Theo các tài liệu sử sách để lại, chợ Âm Dương có từ hàng nghìn năm nay và chỉ được họp phiên duy nhất vào đêm mùng 4 và kết thúc vào rạng sáng ngày mùng 5 Tháng Giêng. Với ý nghĩa chợ họp là cơ hội để người đã mất và người sống được gặp lại nhau.

Người dân tin rằng, hòa lẫn trong dòng người đến phiên chợ đêm sẽ có cả hương hồn của ông cha, người thân hiện về tìm gặp lại mọi người. Đi chợ Âm Dương cũng là một hình thức để an ủi, động viên nhau xua tan đi nỗi buồn, thương nhớ người thân đã khuất. Chợ không sử dụng đèn sáng mà chỉ có một số ngọn nến nhỏ bé soi hàng. Những người đi chợ không nói cười ồn ào vì sợ những linh hồn hoảng sợ, làm mất đi sự tôn nghiêm của không gian trong chợ.

Người đi chợ chỉ để cầu may, trút bỏ muộn phiền, không quá quan tâm đến việc trao đổi mua bán. Trong chợ người mua không mặc cả, người bán không ra giá. Thường theo dân gian, ở đầu chợ, người ta sẽ đặt một chậu nước để thử tiền âm hay dương. Tương truyền nếu đồng tiền nổi lên thì là tiền của người âm, còn khi chìm xuống thì là tiền của người dương. Sáng hôm sau khi người bán kiểm lại tiền hàng thì nhận thấy trong túi đựng tiền chỉ toàn vỏ hến, lá dong,...

Có mặt tại phiên chợ đặc biệt này, PV Báo Lao Động đã ghi nhận được những cảnh tượng hết sức độc đáo. Không gian chợ gần như tối om, thứ duy nhất chỉ đường dẫn lối cho người mua kẻ bán là ánh nến le lói trong từng gian hàng. Chợ chủ yếu bán hàng mã, hương dùng để đốt cho người đã khuất, ngoài ra còn bán rượu, trầu cau, muối và hoa quả như đu đủ, táo...

Có một loại hàng bán rất đặc biệt đó chính là gà đen, biểu tượng cho sự thần bí, tâm linh. Chỉ những người nào thực sự may mắn nới có thể chen chân và chọn lấy cho mình một con gà đen mang về sau phiên chợ.

Ngay giữa ngã ba chợ, người ta còn bày một mâm cháo cúng với ý nguyện cho người âm được no đủ. Sau khi tan chợ, những người còn lại sẽ mời nhau uống nước, ăn trầu, hát quan họ. Những người đi chợ đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái, người ta quan niệm rằng đây là dịp làm phúc, làm việc thiện với người đã khuất.

Con gà đen dành cho người may mắn cho đêm chợ. Ảnh: B.L
Con gà đen dành cho người may mắn cho đêm chợ. Ảnh: B.L

Chị Nguyễn Thị Kết (48 tuổi, làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP.Bắc Ninh) chia sẻ: “Những người dân tại làng Xuân Ổ không ai là không biết đến phiên chợ Âm Dương nhưng qua bao thế hệ nay chỉ biết qua những lời kể của các cụ. Thời gian làm mai một đi một nét đẹp truyền thống tâm linh. Kí ức về phiên chợ giờ đây chỉ còn trong tâm trí của người dân và truyền ngôn theo từng thế hệ”.

Mang giá trị văn hoá đậm nét

Đây là lần đầu tiên phiên chợ được phục dựng sau một quãng thời gian dài mai một. Ông Nguyễn Mạnh Hiếu - Phó Chủ tịch UBND TP.Bắc Ninh cho biết, thành phố đã chỉ đạo triển khai không gian lễ hội với diện tích khoảng 4ha, đồng thời tổ chức hội thảo khoa học, lấy ý kiến các nhà nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn nhằm xây dựng tư liệu lịch sử làm căn cứ khoa học cho việc phục dựng phiên chợ âm dương.

Theo GS-TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, việc phục dựng lễ hội làng Xuân Ổ nhằm phục hồi lại một lễ hội văn hóa vừa mang tính tâm linh vừa thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc.

Do lễ hội đã không được tổ chức từ rất lâu, vì vậy để phục dựng lại, những người tổ chức đã phải nghiên cứu các kịch bản cụ thể, các hồ sơ tư liệu về không gian phiên chợ, phục dựng các nghi lễ, xây dựng phần hội và thậm chí tìm cách đưa thêm "cái mới", hơi thở thời cuộc hôm nay vào trong một phiên chợ có tính lâu đời.

Ánh sáng phiên chợ chỉ tới từ những ngọn nến. Ảnh: B.L
Ánh sáng phiên chợ chỉ tới từ những ngọn nến. Ảnh: B.L

Trong khi đó, PGS-TS Trần Thị An (Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ quan điểm phiên chợ Âm dương của làng Xuân Ổ không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng văn hóa tương đối phổ biến ở làng xã Việt Nam mang ý nghĩa văn hóa phong tục, thể hiện ký ức lịch sử, đời sống tâm linh của người dân được tích lũy qua hàng nghìn năm. Đây là phiên chợ thể hiện tình cảm tri ân với các bậc tiền nhân trong trong công cuộc giữ nước, thể hiện tâm lý cầu may, cầu mùa vào thời khắc năm mới, khát khao giao hòa tình cảm với cộng đồng trong hiện tại, quá khứ.

Góp ý về việc tổ chức phiên chợ Âm Dương, PGS-TS Nguyễn Hữu Nhuệ - Phó Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh đến việc kết hợp tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Theo đó, Thành phố Bắc Ninh cần quy hoạch không gian lễ hội cũng như những công trình tín ngưỡng, tâm linh một cách khoa học. Ngoài ra, ông cũng đề nghị thành phố cần sưu tầm, khai thác đầy đủ các tư liệu lịch sử, đồng thời thông qua các tài liệu, hiện vật, những nhân chứng sống để phục dựng lễ hội theo đúng truyền thống trong các năm tới.

Đ.TRƯỜNG - BÍCH LỘC
TIN LIÊN QUAN

Yên Tử chính thức vào mùa lễ hội Xuân 2022

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Như thường lệ, Lễ hội Xuân Yên Tử bắt đầu vào ngày mồng 10 Tết âm lịch và kéo dài khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, cũng như 2 năm trước, do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ban tổ chức chỉ tiến hành phần lễ đơn giản, không tổ chức phần hội.

Khuyến cáo người dân chưa tiêm vaccine không nên đến lễ hội chùa Hương

Đức Thiện - Mai Hương |

Sau gần 20 ngày tạm dừng khai hội để phòng dịch COVID-19, vào ngày 16.2, Di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) sẽ đón khách trở lại. Việc mở cửa lễ hội chùa Hương không chỉ đáp ứng mong cầu của người dân mà còn thể hiện giá trị tinh thần của người Việt. 

Những nghi thức độc đáo trong lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ Yên Bái

Khắc Điệp |

Yên Bái – Dịp đầu xuân năm mới, đồng bào Dao đỏ tại xã Khai Trung, huyện Lục Yên hân hoan tổ chức lễ hội Cầu mùa với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Khám phá lễ hội cúng voi trong dịp Tết của người Ê Đê

Hữu Long |

Lễ cúng voi cầu sức khỏe của người Ê Đê thể hiện khát vọng giàu có, sung túc, ăn nên làm ra trong mỗi gia đình...

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

Yên Tử chính thức vào mùa lễ hội Xuân 2022

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Như thường lệ, Lễ hội Xuân Yên Tử bắt đầu vào ngày mồng 10 Tết âm lịch và kéo dài khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, cũng như 2 năm trước, do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ban tổ chức chỉ tiến hành phần lễ đơn giản, không tổ chức phần hội.

Khuyến cáo người dân chưa tiêm vaccine không nên đến lễ hội chùa Hương

Đức Thiện - Mai Hương |

Sau gần 20 ngày tạm dừng khai hội để phòng dịch COVID-19, vào ngày 16.2, Di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) sẽ đón khách trở lại. Việc mở cửa lễ hội chùa Hương không chỉ đáp ứng mong cầu của người dân mà còn thể hiện giá trị tinh thần của người Việt. 

Những nghi thức độc đáo trong lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ Yên Bái

Khắc Điệp |

Yên Bái – Dịp đầu xuân năm mới, đồng bào Dao đỏ tại xã Khai Trung, huyện Lục Yên hân hoan tổ chức lễ hội Cầu mùa với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Khám phá lễ hội cúng voi trong dịp Tết của người Ê Đê

Hữu Long |

Lễ cúng voi cầu sức khỏe của người Ê Đê thể hiện khát vọng giàu có, sung túc, ăn nên làm ra trong mỗi gia đình...