Dùng gạo làm tranh để cứu mình và cứu người

HẢI AN |

Hạt gạo không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà dưới bàn tay chàng trai khuyết tật Cao Văn Tuân, nó đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật giúp anh khởi nghiệp làm tranh gạo, tạo ra một sinh kế ổn định cho mình và gia đình. Hơn thế nữa, nó còn đem lại hy vọng cho những người yếu thế khác.

Giấc mơ của chàng cử nhân Hán Nôm

Ít ai có thể nghĩ rằng chàng trai bị khuyết tật một chân Cao Văn Tuân (sinh năm 1987), là một cử nhân của một chuyên ngành rất khó và kén người học là Hán Nôm khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế. Anh nhận tấm bằng tốt nghiệp Đại học năm 2009.

Càng sửng sốt hơn khi anh có một gia đình hạnh phúc, nhà cửa khang trang, đời sống thuộc mức khá giả và anh hiện đang là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) tranh và đồ mỹ nghệ Tâm Phát, vừa thành lập Công ty TNHH Quảng cáo - Nội thất Đ&T, chuyên thiết kế thi công biển bảng quảng cáo.

Không những thế, Tuân hiện là Ủy viên BCH Hội bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Thanh Hóa; Ủy viên Thường trực Liên chi hội Người khuyết tật Thanh Hóa; Chủ nhiệm CLB Thanh niên - khuyết tật khởi nghiệp và phát triển Thanh Hóa.

Tất cả những thành tựu đáng tự hào mà ngay cả một người bình thường cũng khó có thể đạt được của Cao Văn Tuân đều đến từ những hạt gạo được anh gieo lên trên những bức tranh của mình, để rồi từ đó, mở ra một hướng đi mới rất thích hợp với những người chẳng may gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Thường thường, khi đã có tấm bằng cử nhân Đại học chuyên ngành Hán Nôm, nhiều người sẽ chọn con đường trở thành một chuyên gia nghiên cứu sử học, văn học hoặc một nghệ nhân thư pháp. Những lựa chọn đó vừa nhàn, lại có danh tiếng trong xã hội.

Tuy nhiên, Tuân lại đã có một hướng đi khác, gần như không liên quan gì lắm đến sở học của mình. Đó là làm tranh gạo. Tuân tâm sự, một lần tình cờ nhìn cách những bức tranh được thực hiện, anh nảy ra ý tưởng sẽ dùng một vật liệu gần gũi với con người để làm tranh. Đó là gạo rang.

Những hạt gạo được rang các mức độ nhiệt khác nhau sẽ đem lại màu sắc khác nhau, cho nên, bức tranh được làm bằng gạo có vẻ đẹp đa dạng hơn là dùng cát mà lại giản đơn hơn rất nhiều vì không phải tìm các loại cát hoặc phải mất công nhuộm màu.

Từ suy nghĩ đó, Tuân lục tìm kiến thức từ mọi nguồn như sách vở, Internet, sau đó dùng kỹ thuật hội hoạ, thư pháp vốn có để làm tranh gạo. Ban đầu, đó chỉ là những tìm tòi nhằm thoả mãn đam mê, nhưng rồi khi những tác phẩm của anh được nhìn nhận, Tuân liền nghiêm túc đi theo tranh gạo để có thể kiếm sống bằng những đam mê.

Hình ảnh bức tranh đang được hoàn thành. Ảnh: Nguyễn Sơn
Hình ảnh bức tranh đang được hoàn thành. Ảnh: Nguyễn Sơn

Nghề phù hợp với người khuyết tật  

Trong quá trình làm tranh gạo để bán, Tuân nhận thấy rằng, đây chính là một công việc rất phù hợp với điều kiện thể chất của những người khuyết tật giống như anh. Chỉ cần có đôi tay và óc sáng tạo, người khuyết tật có thể học nghề để làm tranh gạo theo hướng tự sáng tác hoặc theo mẫu đã được anh vẽ sẵn.

Giám đốc của HTX tranh và đồ mỹ nghệ Tâm Phát cho biết: “Làm tranh gạo đòi hỏi sự khéo léo chứ không cần sức lực. Thế nên, người khuyết tật có thể làm tranh một cách dễ dàng miễn là phải tỉ mỉ, cẩn thận trong các khâu nhả keo, gắn gạo theo phác thảo”.

Chỉ cần thế thôi bởi các khâu khác như chọn gạo, rang gạo để tạo màu, vẽ mẫu đã được làm sẵn. Để hoàn thành một bức tranh khổ nhỏ, nội dung đơn giản chỉ cần mất nửa ngày. Những bức khổ to, nhiều chi tiết hơn thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhưng tựu chung, làm tranh gạo là nghề hết sức nhàn nhã, có thể làm như nghề chính hoặc nghề tay trái mỗi khi rảnh rỗi.

Và rồi, đến năm 2016, Cao Văn Tuân chính thức coi việc làm tranh gạo là sinh kế chính của mình. Công việc từ nghề vẽ tranh gạo đã mang lại cho anh nguồn thu nhập ổn định từ  8 đến 10 triệu đồng/tháng. Điều này, khiến anh bắt đầu nghĩ đến việc dạy nghề cho những người khuyết tật cùng cảnh ngộ ở địa phương và các vùng phụ cận.

Tính đến nay, tổng cộng, anh đã đào tạo được 60 học viên thông qua các lớp được hỗ trợ kinh phí, cùng với 20 học viên ở các lớp do anh tự mở. Số lượng người khuyết tật ở các lớp này chiếm 80%, còn lại 20% là người yếu thế và người có đam mê làm tranh gạo.

Từ cơ sở sản xuất tranh gạo có quy mô nhỏ lẻ ban đầu, anh đã thành lập HTX tranh và đồ mỹ nghệ Tâm Phát, nơi đã đào tạo thành nghề được trên 50 người, trong đó có hơn 20 học viên liên tục có đơn hàng để làm, thu nhập khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/người/tháng tùy theo năng suất làm việc.

Giá trị của khởi nghiệp bằng tranh gạo của Cao Văn Tuân không chỉ nằm ở việc tạo ra công ăn việc cho mình và gia đình thoát nghèo mà nó còn truyền cảm hứng cho những người khuyết tật và yếu thế khác trong xã hội. Ví dụ như trường hợp của chị Nguyễn Thị Hằng, nhân tố sản xuất và hướng dẫn chính ở HTX này.

Chị Nguyễn Thị Hằng sinh 1994, bị khuyết tật bẩm sinh nhưng vẫn đi lại được, thậm chí là lái được cả xe đạp điện để đi chợ hay đi làm tranh gạo. Chị tâm sự, trước đây chỉ bán hàng lặt vặt kiếm sống. Nay, chuyển sang làm tranh gạo, chị có mức thu nhập 100.000 đồng mỗi ngày. Như thế, chị vừa làm tranh và vẫn chăm sóc con và bán hàng.

Chị nói: “Kể từ khi theo học lớp tranh gạo của thầy Tuân vào năm 2017, tôi có thêm một nghề ổn định, không đòi hỏi lao động nặng nhọc và đem về khoản thủ nhập 3 triệu một tháng. Nhờ đó, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, có thể nuôi con ăn học đầy đủ dù là mẹ đơn thân”.

Những người như chị Hằng ở HTX tranh và đồ mỹ nghệ Tâm Phát không phải là ít. Ở hoàn cảnh tương tự là anh Đoàn Văn Sinh, sinh năm 1989, cũng bị khuyết tật nặng, nhưng vẫn vừa làm tranh gạo vừa làm Telesale cho một cửa hàng bán xe đạp điện ở địa phương.

Hoặc như 2 chị em gái sống cách nhà anh Tuân chừng 300 m, bị chứng xương thuỷ tinh, không thể đi lại bình thường. Song 2 cô rất thông minh, làm tranh gạo rất đẹp, thậm chí còn tư vấn cho thầy Tuân những mẫu tranh mới. Hai cô không mấy khi rời khỏi chiếc giường trong phòng mình, nhưng tranh của 2 chị em đã đi khắp muôn nơi.

Khi được hỏi về mong muốn của mình với nghề làm tranh gạo, chị Hằng cho biết: “Em thực sự rất biết ơn thầy Tuân đã tạo ra một nghề phù hợp với người khuyết tật, cũng như mở các lớp dạy nghề làm tranh gạo. Em mong các lớp đó tiếp tục được tổ chức để em có thể làm trợ giảng, giúp cho nhiều người khuyết tật khác được biết nghề”.

HẢI AN
TIN LIÊN QUAN

Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong học nghề, tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, số lượng người khuyết tật được học nghề và có việc làm vẫn còn hạn chế, thiếu chương trình, đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Tăng cường kết nối việc làm cho người khuyết tật

LƯƠNG HẠNH |

Hiện nay, nhiều người khuyết tật vẫn chưa xác định được định hướng công việc, khó tìm kiếm việc làm phù hợp. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía hội, nhóm dành riêng cho họ.

Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật từng bước được cải thiện

ANH THƯ |

Ngày 1.12, Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Quốc tế về người khuyết tật (3.12), tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Lắng nghe tiếng nói của người khuyết tật” đã được tổ chức.

Quảng bá du lịch Đà Nẵng qua mô hình nhà vệ sinh công cộng

Mai Hương |

Triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.

Xuất hiện chiêu lừa đảo "ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện"

TUỆ NHI |

TPHCM - Trường học tại TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo chiêu lừa đảo “Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện” xuất hiện mới đây.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

Bước ngoặt mới trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Ukraina đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, Đức và các nước phương Tây khác - bước ngoặt có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Ảnh hiếm thời trẻ và tình bạn của NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu

ĐÔNG DU |

NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu đã có nhiều thập kỷ là đồng nghiệp thân thiết. Dù hiện tại, có người đã sang nước ngoài định cư, nhưng mỗi dịp gặp lại, tình cảm của họ vẫn đong đầy.

Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong học nghề, tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, số lượng người khuyết tật được học nghề và có việc làm vẫn còn hạn chế, thiếu chương trình, đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Tăng cường kết nối việc làm cho người khuyết tật

LƯƠNG HẠNH |

Hiện nay, nhiều người khuyết tật vẫn chưa xác định được định hướng công việc, khó tìm kiếm việc làm phù hợp. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía hội, nhóm dành riêng cho họ.

Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật từng bước được cải thiện

ANH THƯ |

Ngày 1.12, Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Quốc tế về người khuyết tật (3.12), tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Lắng nghe tiếng nói của người khuyết tật” đã được tổ chức.