Đối thoại với văn hóa Việt bằng tranh

Bài và ảnh việt văn |

Mới đây, triển lãm cá nhân (solo) đầu tiên của họa sĩ trẻ thế hệ 9X Đoàn Cao Quốc gây được chú ý trong giới mỹ thuật ở TP.Hồ Chí Minh. “Như một hoài niệm” là bộ tranh Quốc vẽ lấy cảm hứng chính từ những chất liệu dân gian truyền thống, là cái nhìn của một người trẻ nhìn về quá khứ qua một màn sương thời gian. Đó không phải là những gì Quốc trải nghiệm mà cái còn lại anh cảm nhận được về văn hóa.

Thực ra Quốc không phải là một cái tên xa lạ khi trước đó là họa sĩ Việt hiếm hoi được trao chứng chỉ International Watercolor Masters của Hiệp hội Màu nước quốc tế Anh Quốc - International Watercolor Society (IWS), là người sáng lập và điều hành cùng hoạ sĩ Hồ Hưng trung tâm màu nước VietNam Watercolor Art - đây cũng là trụ sở chính của IWS chi nhánh Việt Nam (VN).

Kỹ thuật màu nước của Quốc được giới nghề thừa nhận.
Kỹ thuật màu nước của Quốc được giới nghề thừa nhận.

Trong “Như một hoài niệm”, Quốc đã dùng những đồ vật như bình gốm, tráp hoa, lọ phấn..., của người xưa dùng, và mượn nó diễn tả một câu chuyện về con người. Những bình hoa trong tranh Quốc là dòng gốm sứ Việt danh tiếng: gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu, những tủ, kệ, tráp... là những chạm khắc gỗ, đồng tinh tế, tinh xảo của làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định), Canh Nậu, Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội)...

Ký họa.
Ký họa.

21 bức tranh của Quốc (bức lớn nhất khổ 1x1,6m) là cuộc đối thoại của tác giả về văn hóa Việt xưa, đặt ra những câu hỏi và tự mình đi tìm câu trả lời. Đó có thể là chuyện đèn sách của sĩ tử ngày xưa, hay sự khát khao như ánh sáng dù nhỏ nhoi nhưng mạnh mẽ vượt lên sự kìm kẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến...

Duy trì cảm hứng bằng âm nhạc.
Duy trì cảm hứng bằng âm nhạc.

21 tác phẩm đều được Quốc vẽ trong hai năm dịch bệnh Covid-19 hoành hoành và anh sử dụng cách vẽ cổ điển trong xử lý ánh sáng, bố cục để đẩy lên thành tác phẩm. Ánh sáng trong tranh của anh là sự chủ động của họa sĩ, đòi hỏi họa sĩ phải có căn bản để tạo ánh sáng. Không nắm bắt được hiện thực tốt không thể cho ánh sáng, bóng đổ, màu sắc trong tranh tương tác được với nhau.

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên, Quốc không đặt nặng việc bán tranh mà anh tâm sự: Nó như một lời chào gửi đến những người yêu thích nghệ thuật và giới hội họa.

Thật bất ngờ, 16/21 tranh của anh được bán cho thấy tranh của Quốc đã có chỗ đứng riêng trên thị trường và một số nhà sưu tập đã chú ý đến anh.

Khi được hỏi: Kỹ thuật vẽ màu nước của anh có gì đặc biệt, khác với các họa sĩ khác không, kể cả trong nước và quốc tế...? Quốc trả lời: “Kỹ thuật màu nước của tôi được hình thành và phát triển dần trên nền tảng của kỹ thuật màu nước phương Tây, kết hợp với cách nhìn và văn hoá phương Đông tạo ra những tác phẩm tái hiện văn hoá thuần Việt rõ nét và những tác phẩm mang âm hưởng của cuộc sống đương đại Việt Nam. Tôi thường sử dụng kỹ thuật vẽ ướt trong các tác phẩm có kích thước lớn, để cho các tác phẩm có được sự mềm mại và lung linh huyền ảo hơn, điều này có nhiều khó khăn bởi vì kỹ thuật này đòi hỏi người hoạ sĩ phải hiểu và kiểm soát được từ độ ẩm, lượng nước và cả không khí một cách tốt nhất để bức tranh đạt được các hiệu ứng thị giác như ý đồ của tác giả...”.

Một số bức vẽ của Quốc được dùng khi anh hướng dẫn các bạn trẻ.
Một số bức vẽ của Quốc được dùng khi anh hướng dẫn các bạn trẻ.

Một dự án lớn của Quốc mang tên: “TP.Hồ Chí Minh: Khát vọng vươn cao”, bắt đầu từ 2019, và kéo dài khoảng 5 năm với các tác phẩm về thành phố đương đại, thể hiện cuộc sống nhộn nhịp qua các góc nhìn của một người trẻ có những khao khát về sự phát triển, Quốc tự ví tuổi của cuộc đời mình như một thành phố, và TP.Hồ Chí Minh hiện tại như một chàng thanh niên 25 tuổi đầy khao khát vươn lên, phát triển từng ngày... Một số tác phẩm được đánh giá loại A sáng tác về chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh khát vọng vươn cao” do Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật TP.Hồ Chí Minh tổ chức năm 2019, loại A trong triển lãm sáng tác mới của TP.Hồ Chí Minh năm 2020; được Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh chọn dùng làm ảnh bìa cho Lịch Xuân 2021.

Quốc còn rất trẻ và giờ đây anh chỉ muốn được đi nhiều, vẽ nhiều bởi anh chỉ cảm giác tồn tại khi được cầm cọ, được vẽ.

Bài và ảnh việt văn
TIN LIÊN QUAN

“Hội tụ sắc màu” là triển lãm của 40 họa sĩ ĐH Nghệ Thuật Huế tại Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - triển lãm “Hội tụ sắc màu” sẽ giới thiệu tác phẩm của 40 họa sĩ là cựu giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật Huế, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 27.4 đến 20.5.2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Họa sĩ Mai Đại Lưu: Tôi để nghệ thuật dẫn lối và đưa tôi đến những miền cảm xúc

Việt Văn (thực hiện) |

Nếu không có gì thay đổi, ngày 14.4.2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân lần thứ 2 của họa sĩ Mai Đại Lưu sẽ diễn ra. Sau  khởi đầu của “Tôi là Mai Đại Lưu” vào tháng 7.2020, lần này là “Trong rừng sâu” với một cách tiếp cận khác. 

Họa sĩ nhí Xèo Chu và “con thuyền số” đưa tác phẩm hội họa ra thế giới

Thế Lâm |

Xèo Chu - họa sĩ nhí sinh năm 2007 - tên thật là phó vạn an, sống tại TPHCM đã dần được nhiều người biết đến trong năm 2021 khi những hoạt động của cậu bé đã thu hút được công luận không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước chú ý tới. 14 tuổi, Chu vẫn vẽ đúng chất của một cậu bé, cho dù họa sĩ nhí đã có đến 10 “tuổi nghề”.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Sân Đà Lạt chậm tiến độ hơn 1 năm vẫn ngổn ngang chưa có ngày hoàn thành

Thanh Vũ |

Dù đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng sân vận động Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn ngổn ngang gạch đá và chưa thể hẹn ngày hoàn thành.

“Hội tụ sắc màu” là triển lãm của 40 họa sĩ ĐH Nghệ Thuật Huế tại Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - triển lãm “Hội tụ sắc màu” sẽ giới thiệu tác phẩm của 40 họa sĩ là cựu giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật Huế, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 27.4 đến 20.5.2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Họa sĩ Mai Đại Lưu: Tôi để nghệ thuật dẫn lối và đưa tôi đến những miền cảm xúc

Việt Văn (thực hiện) |

Nếu không có gì thay đổi, ngày 14.4.2022, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân lần thứ 2 của họa sĩ Mai Đại Lưu sẽ diễn ra. Sau  khởi đầu của “Tôi là Mai Đại Lưu” vào tháng 7.2020, lần này là “Trong rừng sâu” với một cách tiếp cận khác. 

Họa sĩ nhí Xèo Chu và “con thuyền số” đưa tác phẩm hội họa ra thế giới

Thế Lâm |

Xèo Chu - họa sĩ nhí sinh năm 2007 - tên thật là phó vạn an, sống tại TPHCM đã dần được nhiều người biết đến trong năm 2021 khi những hoạt động của cậu bé đã thu hút được công luận không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước chú ý tới. 14 tuổi, Chu vẫn vẽ đúng chất của một cậu bé, cho dù họa sĩ nhí đã có đến 10 “tuổi nghề”.