Độc đáo lễ trưởng thành của người Dao

Văn Đức |

Đối với người Dao, dù 80 - 90 tuổi nhưng nếu chưa làm lễ cấp sắc vẫn bị coi là người chưa trưởng thành. Do đó, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông người Dao để được công nhận là người đàn ông đã trưởng thành.

Chưa được cấp sắc, chưa trưởng thành

Theo truyền thuyết của người Dao kể lại, ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống yên bình trên các triền núi, bỗng dưng ma quỷ xuất hiện, chúng giết hại bà con, ăn thịt vật nuôi, phá hoại mùa màng, làm cho cuộc sống người Dao vô cùng cực khổ. Trước cảnh ma quỷ lộng hành dưới trần gian, Ngọc Hoàng sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho dân suốt ba tháng mà không hết.

Thấy vậy, Ngọc Hoàng cho các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong các gia đình ở làng bản và cấp cho một đạo sắc để cùng với quân nhà trời xuống trần gian để diệt trừ ma quỷ. Nhờ có sự hiệp lực giữa trời và người trần mà ma quỷ bị tiêu diệt.

Từ đó, Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để bảo vệ gia đình, cộng đồng. Lễ cấp sắc ra đời từ đó và được đồng bào gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay. Lễ cấp sắc tiếng Dao gọi là “Lập tịnh” là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian với những nội dung rất đặc sắc miêu tả về quá trình di cư, định cư cũng như quá trình đấu tranh chinh phục chống lại các thế lực siêu nhiên giành lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng công nhận sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần của người đàn ông Dao. Người Dao nói chung rất coi trọng việc làm lễ cấp sắc, bất kể người đàn ông nào từ khi sinh ra đều phải làm lễ cấp sắc, nếu không dù nhiều tuổi vẫn bị xem là đứa trẻ. Sau khi được cấp sắc mới có đủ điều kiện để làm lễ cúng bái và được giao tiếp với thần linh.

Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc ba được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Cấp sắc càng cao càng được xem là niềm vinh dự lớn của gia đình, dòng họ mà tất cả những người đàn ông Dao đều hướng tới.

Năm nay, tại xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức lễ cấp sắc 12 đèn. Đây là buổi lễ được coi là lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn bởi số lượng người được cấp sắc lên đến 60 người với 13 thầy Mo từ khắp nơi đến làm lễ.

Vượt qua con đường tỉnh lộ 166 đang được nâng cấp, sửa chữa với quãng đường hơn 30km từ trung tâm huyện Văn Yên, phóng viên có mặt tại nhà ông Đặng Phúc Tiến (SN 1959, ở thôn Thượng Sơn, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên), nơi đang diễn ra lễ cấp sắc 12 đèn này.

Tiếp chúng tôi, anh Bàn Tòn Lùa (cháu ông Tiến) tâm sự: “Đối với người Dao dù đã đến tuổi trưởng thành, thậm chí 80 - 90 tuổi nhưng nếu chưa làm lễ cấp sắc thì vẫn bị coi là “con nít” (chưa trưởng thành) không có tiếng nói trong dòng tộc, cộng đồng”. Rồi anh kể, sở dĩ buổi lễ được tổ chức tại đây vì ông Tiến là người đầu tiên xin cấp sắc cho mình và con trai là Bàn Tòn Vảng (SN 1982), sau khi biết tin thì rất nhiều người ở địa phương cũng như các xã khác đến xin làm cùng để tiết kiệm chi phí.

Những người được cấp sắc 12 đèn phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện,  thông thạo các nghi lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.
Những người được cấp sắc 12 đèn phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.

Phong tục độc đáo của người Dao

Người Dao có quan niệm con người sinh ra và lớn lên phải có 3 thầy dạy dỗ mới trở thành người có đức, có ích cho gia đình và xã hội. Thầy thứ nhất chính là bố mẹ đẻ phải dạy con tập nói, tập đi, dạy những điều hay, lẽ phải, đánh bạc, ăn cắp... Người thứ hai là thầy giáo dạy học chữ, học văn hóa biết cách giao tiếp với xã hội, biết sử dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, trở thành người có ích cho xã hội. Thầy thứ ba là thầy Mo cấp sắc cho từng người để tiếng nói giống nòi, phẩm chất, phong tục tốt đẹp được con cháu kế tục....

Anh Bàn Tòn Vảng - người chuẩn bị được cấp sắc 12 đèn chia sẻ, trong thời gian cấp sắc thì những người cấp sắc cũng như người nhà trong gia đình phải kiêng không được sát sinh, không ăn đồ mỡ, trong bữa ăn cũng chỉ ăn đồ ăn chay như rau luộc, lạc rang, canh... Ngoài ra, trong khoảng thời gian một tuần trước khi diễn ra lễ, những người được cấp sắc không được to tiếng với bà con họ hàng làng xóm, không được nói tục, chửi bậy, không quan hệ vợ chồng...

Về khâu chuẩn bị, đối với lễ cấp sắc của người Dao, lễ vật, vật dụng trong lễ cấp sắc gồm: 2 con lợn (phải từ 50 kg trở lên); 2 con gà để cúng bái tổ tiên; 100 tờ giấy bản; quần áo thầy cúng (mỗi người một bộ); chuông dâng hương (mỗi người một chiếc); ghế xu (mỗi người một chiếc, gia đình chuẩn bị gỗ, thầy cúng sẽ đóng); bộ đèn 3 chiếc, tích một bộ; tồng chìn (mỗi xu để 1 bộ 36 chiếc), một bộ trống chiêng.

Ngoài ra, đối với nhà tổ chức làm lễ cấp sắc cũng cần chuẩn bị các lễ vật như ghế ngồi cấp sắc, bàn thờ, giấy màu, hương, tiền âm, lúa, gạo, tù và, gậy, thẻ xin âm dương...

Thầy Mo Đặng Như Hin (một thầy cả tại lễ cấp sắc này) cho hay, lễ cấp sắc diễn ra 4 ngày 3 đêm (18 - 21.11 âm lịch), trong đó lễ chính diễn ra từ ngày (18 - 20.11 âm lịch). Tổng số thầy tham gia làm lễ gồm 13 thầy, trong đó có 3 thầy cả và 10 thầy thành viên.

Trong ngày đầu tiên diễn ra Lễ thì những người cấp sắc làm lễ đón thầy, trong đó có lễ rước cha đón đủ 13 thầy mo, thầy nhỏ nhất là thầy cúng thổi kèn đón trước, to nhất là thầy mo cả được đón sau cùng. Sau đó, là lễ rước mẹ, đón vợ thầy mo cả đến để đưa vợ những người được cấp sắc đến nơi cấp sắc.

Sau khi đón các thầy vào nhà, 60 cặp xếp thành hai hàng ngang nhận quân lương do thầy phát, đàn ông ngồi trước đón một nắm gạo do các thầy phát, vợ ngồi sau dùng vạt áo hứng lấy gạo do các thầy tung tới từ xa. Sau khi nhận gạo xong, 60 trò cùng thầy đi ra ngoài cửa tiếp tục nhảy múa còn phụ nữ đi xuống bếp.

Sau đó, thầy mo sẽ tiến hành các nghi lễ cấp sắc liên tục 24/24h theo đúng trình tự, lễ cấp sắc có 2 phần lễ chính là lễ quá tăng (qua đèn) gồm các phần: Trình diện, cấp đèn, hạ đèn, đặt pháp danh, qua cầu. Phần lễ tẩu Slai (lễ thăng cấp) gồm: lễ lên đèn, ban mũ, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ tơ hồng, lễ thăm thiên đình.

Bên cạnh các nghi thức, lễ cấp sắc còn diễn ra phần hội với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian biểu đạt các mục đích tôn giáo, tín ngưỡng thông qua âm nhạc, thánh ca, diễn xướng, nhảy múa, trình diễn, lễ nghi, các điệu múa dân gian... phản ánh nội dung về lịch sử, văn hóa, tạo nên một sinh hoạt vui tươi, thu hút sự tham gia sôi nổi người dân các bản, làng.

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thêm đa dạng và lung linh sắc mầu.

Văn Đức
TIN LIÊN QUAN

14 tỉnh tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao tại Thái Nguyên

Phùng Minh |

Thái Nguyên - Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao năm 2022 sẽ được diễn ra với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao: Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển".

Nét đẹp của phụ nữ dân tộc Dao Thanh Phán qua ống kính nhiếp ảnh

Tiến Trưởng |

Quảng Ninh - Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có trên 96% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau dân tộc Tày và dân tộc Sán Chỉ). Cuộc sống của người dân nơi đây hiện nhiều sắc màu rực rỡ qua ống kính nhiếp ảnh.

Hành trình "ngược chiều gió" của sinh viên dân tộc Dao gây xúc động

Hải Minh |

Nhiều khán giả xúc động bởi những câu chuyện thú vị xen lẫn ấn tượng về hành trình mang chữ xuống phố của Lý Dào Quyên.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

14 tỉnh tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao tại Thái Nguyên

Phùng Minh |

Thái Nguyên - Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao năm 2022 sẽ được diễn ra với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao: Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển".

Nét đẹp của phụ nữ dân tộc Dao Thanh Phán qua ống kính nhiếp ảnh

Tiến Trưởng |

Quảng Ninh - Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có trên 96% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau dân tộc Tày và dân tộc Sán Chỉ). Cuộc sống của người dân nơi đây hiện nhiều sắc màu rực rỡ qua ống kính nhiếp ảnh.

Hành trình "ngược chiều gió" của sinh viên dân tộc Dao gây xúc động

Hải Minh |

Nhiều khán giả xúc động bởi những câu chuyện thú vị xen lẫn ấn tượng về hành trình mang chữ xuống phố của Lý Dào Quyên.