“Điện ảnh luôn là một cuộc chơi lớn và tổn hao công sức”

Việt Văn (thực hiện) |

Nhà văn Hạnh Ngộ (bút danh trước đây Ngô Thị Hạnh) đã xuất bản 4 tập truyện ngắn và 5 tập thơ, mới nhất là tập thơ “Lặng soi”. Với tư cách biên kịch phim điện ảnh, chị đã viết “Ám ảnh”(2015), “Găng tay đỏ” (2016), “Bóng đè” (viết chung với đạo diễn Lê Văn Kiệt, 2022)... và là đồng sáng lập nhóm biên kịch “Nắng Sài Gòn” từ năm 2008. Chị đã tổ chức và tham gia viết nhóm được gần 20 bộ phim truyện truyền hình nhiều tập, và hiện nay loạt phim hoạt hình “Kho tàng cổ tích 3D” do nhóm viết kịch bản vẫn được phát sóng đều đặn trên Truyền hình Vĩnh Long 1, đã được gần 200 tập, mỗi tập 7 phút. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chị về phim và đời.

Viết truyện ngắn, viết thơ, viết kịch bản phim... Vì sao chị có khả năng viết được nhiều thể loại như thế, và đâu là mảnh đất chị cảm thấy ngòi bút của mình tung tẩy nhất?

- Thật ra thì lúc đầu tôi chỉ làm thơ và viết truyện ngắn, khi đó tôi là sinh viên của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Làm sinh viên khoa văn khi đó, hầu như ai cũng có một mơ ước trở thành “tiểu thuyết gia” khi đọc những bộ tiểu thuyết khổng lồ của đông tây kim cổ. Nhưng tôi đã bén duyên với thơ khi vừa ra mắt tập thơ “bỏ túi” đầu tay - “Vang Vọng” (2004), được nhiều độc giả sinh viên yêu quý và để lại dấu ấn cho bạn trẻ khi đó vì được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện phổ nhạc, do ca sĩ Bouner Trinh và ca sĩ Thanh Thảo hát. Tôi viết nhiều truyện ngắn vì ham mê được đăng báo, sau đó tập hợp theo chủ đề và thời gian sáng tác để in sách. Thời đó, sinh viên chúng tôi ngoài học ra thì chỉ có đọc và viết, thời gian gần như được sử dụng tuyệt đối cho đam mê của mình.

Ra trường, tôi lại được làm trong nhà xuất bản nên có điều kiện hơn các bạn cùng lứa trong việc xuất bản sách. Nhưng khoảng 12 năm trở lại đây thì tôi gần như không viết được truyện ngắn nữa mà chỉ làm thơ và viết tản văn. Có lẽ ngôn từ kịch tính và cấu trúc đã dồn hết vào kịch bản phim, nhất là kịch bản phim truyện truyền hình ngốn thời gian của tôi nhiều nhất. Viết bất cứ thể loại nào thì tôi cũng tập trung cao, yêu quý và cố gắng làm hết sức mình có thể. Nhưng có thể nói, làm được một bài thơ hay vẫn làm tôi hạnh phúc nhất sau đó.

Được biết chị là thành viên đồng sáng lập nhóm biên kịch “Nắng Sài Gòn” từ năm 2008, viết nhiều kịch bản phim truyện truyền hình nhiều tập được khán giả yêu thích như “Tóc rối”, “Gia đình số đỏ”, “Độc thân tuổi 30”, “Thề không gục ngã”, “Nhà trọ bốn cô chiêu”... và cả loạt phim hoạt hình “Kho tàng cổ tích 3D”. Chị có thể nói thêm về cách thức làm việc của nhóm khi viết kịch bản làm sao để có thể đồng nhất một phong cách trong tác phẩm trong khi các thành viên lại đa dạng cá tính?

- Thật ra thì viết kịch bản phim rất khác làm thơ hay viết truyện ngắn. Tác phẩm thơ văn là sản phẩm của 1 cá nhân độc đáo, còn kịch bản khi đã lên phim là tác phẩm của tập thể, nó là công sức của rất nhiều người. Với kịch bản phim truyện truyền hình nhiều tập tôi đã có chủ trương làm việc nhóm từ đầu. Nhóm tôi cũng được học rất nhiều từ việc chạy đường dây, tư duy rồi thảo luận cùng nhau trên một vấn đề để phát triển tính cách nhân vật và câu chuyện phim dựa trên 1 đề tài nhóm yêu thích hoặc đề tài do nhà sản xuất đặt hàng. Khi cùng nhau xây dựng 1 câu chuyện phim và hành trình của nhân vật, chúng tôi học hỏi lẫn nhau và khi viết thì chúng tôi đã nắm hết tính cách nhân vật. Chúng tôi chia tập chéo ra để viết và đọc tập của bạn viết chung, điều chỉnh và lấy được cái hay của người này, bù đắp cái chưa tốt của bạn viết kia.

Điều quan trọng hơn là viết kịch bản phim truyện truyền hình đòi hỏi phải tập trung cao. Sau khi được duyệt đề cương kịch bản, gần như biên kịch chỉ có khoảng 2-3 tháng để viết, nếu 1 người thì không thể làm nổi, hoặc làm được sẽ rất vất vả. Có bạn viết hiểu mình và làm việc cùng nhau trong lúc này là một điều may mắn. Cũng có những bộ bị “hỏng” hoặc “gãy” do viết nhóm, lúc đó người lãnh dự án phải thay đổi người viết hoặc phải biên tập lại vất vả, nhưng việc này cũng ít xảy ra từ khi nhóm biên kịch chúng tôi thường xuyên họp hành và làm việc “đúng quy trình”.

Viết kịch bản phim điện ảnh so với kịch bản phim truyền hình, điểm khác nhau mấu chốt là gì? Chị có nghĩ điện ảnh có vẻ “sang chảnh” hơn truyền hình dù truyền hình đông khán giả hơn?

- Vì điện ảnh luôn là 1 cuộc chơi lớn và tổn hao nhiều công sức cũng như tiền bạc. Viết được 1 phim điện ảnh, phải may mắn lắm mới gặp “duyên” để nó được sản xuất. Tôi cũng cảm thấy mình may mắn khi sau nhiều năm viết kịch bản phim truyện truyền hình thì được mời viết kịch bản điện ảnh. Tôi viết cả kịch bản điện ảnh đề tài lịch sử và âm nhạc cổ truyền - đờn ca tài tử Nam Bộ. Tuy nhiên, kịch bản điện ảnh đầu tiên của tôi được sản xuất là phim kinh dị “Ám ảnh”, mỗi người có 1 cái duyên riêng.

Viết kịch bản phim truyện truyền hình rất khác với viết điện ảnh, nó khác như việc làm thơ so với việc viết tiểu thuyết hoặc truyện dài. Phim truyện truyền hình nhiều tập tôi thường tư duy thoại gắn với tình huống, còn phim truyện điện ảnh thì phải suy nghĩ bằng hình và hành động, nhiều khi viết thoại rồi lại bỏ đi, viết lại bằng hành động hoặc thay bằng diễn xuất của nhân vật.

Bài thơ nào của chị nổi tiếng nhất và câu thơ nào của chị được nhiều người truyền miệng nhất?

- Bài thơ “Rơi ngược” cũng là tên tập thơ thứ 2 của tôi được mọi người nhắc đến. Các bạn cùng thời hay người thích thơ tôi thường hay đọc câu: “Em cô đơn như rừng chỉ còn một chiếc lá.” Hoặc “em không là chiếc bóng/ theo anh và trốn anh/ em nào đâu mong manh/ trước tình anh bão tố.” Còn: “Anh cứ đi như nắng phải xa chiều/ dẫu một đêm cũng đủ dài để nhớ...”.

Điều gì ám ảnh chị nhất trong cuộc sống khi đặt bút viết? Và chị có một chủ đề vĩnh cửu nào không?

- Tình yêu hay lý tưởng sống cũng thay đổi theo tháng năm của những chặng đường đời, thời mơ ước trở thành 1 “tiểu thuyết gia” cũng đã đi qua. Tôi đã viết lên những chương của đời mình bằng công việc và tác phẩm văn học, điện ảnh. Và tôi không đi một mình, tôi cố công tìm tri kỷ và tôi đã gặp, đó là một may mắn, có được nhờ sự nỗ lực lẫn chân thành, luôn nghĩ làm gì để đôi bên cùng có lợi. Tôi luôn trăn trở về những điều mình làm sẽ giúp ích cho ai, hay chí ít cũng có ích cho sự tiến hóa của bản thân. Nên chủ đề vĩnh cửu trong tác phẩm của tôi cũng không rõ ràng, mỗi giai đoạn mỗi khác, nhưng chung quy lại là một khát vọng không dứt với sự hiện hữu của cá thể mình và xã hội xung quanh.

Chị có phải là người tham vọng? Và dự định sắp tới của chị là gì cũng như kế hoạch trong 5, 10 năm nữa?

Chắc là có (cười), theo cách nói bây giờ tôi đúng là người “nghiện việc” nhưng tôi cũng rất nghiện chơi và mê ngủ, tôi ưu tiên cuộc sống dễ chịu hơn là tạo áp lực cho mình. Tôi có thể bỏ ra cả ngày để chơi và chỉ làm việc 2 tiếng đồng hồ nhưng chất lượng, cũng có khi ngược lại. Tôi cảm thấy mình cân bằng được giữa vui chơi để nghỉ ngơi và làm việc hăng say. Dự định thì tôi lo rằng nói trước bước không qua do tôi cũng “mơ ước” khá cao. Tôi chỉ có thể “bật mí” là đối tượng sáng tạo sẽ là dành cho thiếu nhi, và đó là sự kết hợp giữa phim và thơ. Hiện tại tôi cũng dành nhiều thời gian cho con trai và “lớn lên”, học hành cùng con mỗi ngày.

"Nhạc sĩ Trần Văn Khê lúc sinh thời hay nhắc tôi sao con không viết nhiều thơ về mẹ, viết có 11 bài thì ít quá, con viết thơ về mẹ xúc động mà sao không viết nữa? Để viết 11 bài thơ về mẹ, tôi “yên lặng” 2 năm chẳng làm thơ về tình yêu nữa, tôi lắng nghe dì tôi, lắng nghe mẹ tôi, lắng nghe bà, thậm chí tụng kinh Vu lan báo hiếu để hiểu lòng người mẹ. Kết quả là tôi cũng cảm thấy hài lòng về những bài thơ đó của mình. Nhạc sĩ Quốc Dũng cũng rất thích, và phổ bài thơ “Vô ngôn” thành ca khúc “Biết lời nào cho mẹ” do ca sĩ Bảo Yến trình bày..." - Nhà văn Hạnh Ngộ


Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cầm Sơn - Một nhà văn của người lao động

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Văn xuôi của nhà văn Cầm Sơn chủ yếu khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên các lĩnh vực sản xuất công - nông - lâm nghiệp trên mọi miền Tổ quốc. Có thể nói, nét đẹp lao động và vẻ đẹp của những con người lao động đã trở thành cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Cầm Sơn.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Cầm Sơn - Một nhà văn của người lao động

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Văn xuôi của nhà văn Cầm Sơn chủ yếu khắc hoạ vẻ đẹp của người lao động trên các lĩnh vực sản xuất công - nông - lâm nghiệp trên mọi miền Tổ quốc. Có thể nói, nét đẹp lao động và vẻ đẹp của những con người lao động đã trở thành cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của nhà văn Cầm Sơn.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Nhà văn Đức Hậu: “Chủ thể của Việt Nam là người nông dân”

Anh Thư (thực hiện) |

Nhà văn Đức Hậu tên khai sinh là Vũ Đức Hậu, sinh năm 1947, quê quán xã Thụy Hưng - Thái Thụy - Thái Bình. Ông gắn bó sâu sắc với mảng đề tài nông nghiệp, nông dân và nông thôn qua các thời kỳ, từng là vị Chủ tịch tại vị lâu năm nhất ở Hội văn học Nghệ thuật Thái Bình (1990 - 2007).

Nhà văn Thương Hà và cuốn tiểu thuyết hiếm hoi về Đại dịch

Trần Thế Vinh (thực hiện) |

Sau khi ra mắt hai tiểu thuyết dày dặn “Người PTSD”, “Một con đường” sử dụng bút pháp hiện thực, nữ nhà văn Thương Hà tiếp tục trình làng tiểu thuyết thứ ba “Nalis xô dạt bờ định mệnh” với bút pháp hiện thực huyền ảo. Phiêu diêu trên cánh đồng chữ nghĩa, người đọc không khó để nhận ra ở tác giả một đam mê văn chương nồng nhiệt, một cái nhìn chân thật, một tình người trong trẻo... để kể chuyện, để dựng truyện, để lý giải và truyền thông điệp.