Đệ nhất tùng lâm phía Tây thành Thăng Long xưa

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Láng tên chữ là Chiêu Thiền tự, được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1174). Chùa Láng là một quần thể kiến trúc nổi tiếng là "đệ nhất tùng lâm” đất kinh kỳ. Chùa Láng ngoài tôn thờ Đức Phật còn thờ vị Cao tăng Từ Đạo Hạnh cùng với vua Lý Thần Tông (tương truyền là kiếp sau của Ngài), với lễ hội nổi tiếng về quy mô hoành tráng và đông vui nhất ở phía Tây thành Thăng Long cổ kính xưa.

Truyền thuyết huyễn hoặc về chùa xưa
Xưa kia, chùa tọa lạc trên khu đất rộng 1.500m2, thuộc thôn Láng Trung, xã Yên Lãng, huyện Hoàn Long (nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội). Do chùa thuộc địa phận làng Yên Lãng (tên Nôm là Láng) nên mới có tên như trên. Từ khi khởi dựng đến nay 9 thế kỷ trôi qua, diện mạo đã thay đổi nhiều sau những lần trùng tu tôn tạo, diện mạo như ngày nay chúng ta thấy là từ lần trùng tu vào khoảng giữa thế kỷ 19.

Bố cục của chùa Láng nhịp nhàng cân đối. Cổng vào là một hàng bốn cột hoa biểu bằng gạch xây với ba mái cong thanh thoát. Hàng cột vuông vức vươn cao, cao nhất trong quần thể, tạo ra vẻ uy nghi. Đặc biệt, ba mái cong không phủ lên đỉnh cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, phảng phất cổng của các cung vua phủ chúa.

Qua cổng chùa, trải ra một khoảng sân lát gạch Bát Tràng. Giữa sân là một sập đá, chỗ mà trước kia, khi mở hội được dùng làm nơi chống đòn kiệu. Cuối sân là cửa Tam quan. Từ đây một con đường gạch thẳng tắp hai bên có tường hoa dẫn tới nhà phương đình.

Phương đình vốn xây hình vuông, tới thế kỷ 19, xây theo hình tám cạnh nên còn gọi là nhà bát giác, là nơi đặt tượng Thánh (Từ Đạo Hạnh) khi làm lễ dâng hoa ngày hội. Qua nhà bát giác là tới chùa chính. Nếp chùa này khép lại không gian kiến trúc vừa bề thế vừa thoáng đãng, giữ cho các khối xây dựng có một quan hệ tương xứng, cân đối.

Do mới trùng tu vào giữa thế kỷ 19 nên trong chùa không còn giữ được nhiều cổ vật, tiêu biểu cho số đó là tấm bia đá với niên đại 1656 dựng ở bái đường. Ở hậu cung ngoài các pho tượng Phật thông thường ra, có đặt tượng thờ vua Lý Thần Tông và tượng thánh Từ Đạo Hạnh. Tượng vua bằng gỗ, tượng thánh bằng mây đan, bên ngoài phủ sơn.

Tại Lễ hội Chùa Láng năm 2023, đoàn rước kiệu Thánh bắt đầu khởi hành từ chùa Láng đến chùa Hoa Lăng. Ảnh: Tùng Đỗ
Tại Lễ hội Chùa Láng năm 2023, đoàn rước kiệu Thánh bắt đầu khởi hành từ chùa Láng đến chùa Hoa Lăng. Ảnh: Tùng Đỗ

Sự có mặt của hai pho tượng này bắt nguồn từ truyền thuyết: Từ Đạo Hạnh là con ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan, chính gốc người làng Láng này. Ông Từ Vinh bị pháp sư Đại Điên (người làng Dịch Vọng Tiền cạnh đó) giết hại. Để rửa thù, Đạo Hạnh quyết tâm tu luyện, có được phép màu, rồi tìm diệt được Đại Điên. Sau đó ông về tu ở Chùa Thầy thuộc núi Sài Sơn (tức núi Thầy, huyện Quốc Oai). Tục truyền ông đầu thai làm Dương Hoán, con trai Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông, vua lại không có con nên sau truyền ngôi cho ông, đó chính là vua Lý Thần Tông (1116 - 1138). Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của ông này là Thánh Từ Đạo Hạnh. Truyền thuyết trên vừa thực vừa hư. Vì Từ Đạo Hạnh là người có thật, các chính sử đều ghi chép tên ông coi như một cao tăng đời Lý.

Lễ hội lớn nhất phía Tây thành Thăng Long
Nhân dân quanh khu vực chùa Láng cũng như vùng chùa Thầy đều dựa vào sự tích đó để tổ chức ngày hội vào cuối mùa xuân để vui chơi giải trí. Có câu ca dao lưu truyền:

Nhớ ngày mồng bảy tháng ba
Trở về hội Láng trở ra hội Thầy...

Hội Láng thực ra là một buổi diễn xướng tổng hợp văn nghệ - thể thao của cả một vùng quê nằm hai bên bờ sông Tô ở ngoại thành Thăng Long xưa.
Trước kia, cứ khoảng 5 - 10 năm thì tổ chức lễ hội lớn (đại hội) một lần thường vào những năm "phong đăng hòa cốc" hoặc vào những dịp làng có sự kiện quan trọng như được phong sắc mới cho thần... Còn lễ hội thường niên thì lấy ngày hóa của Từ Đạo Hạnh, mồng 7 tháng 3 Âm lịch để mở hội.
Sau Tết Nguyên Đán, các cụ bô lão và các vị hương chức đã bàn kén chọn thủ kiệu, chân cờ, quạt nghi trượng.

Dân làng lo chuẩn bị lễ vật dâng Thánh. Vào những năm đại hội làng mổ trâu hoặc mổ bò để tế Thánh; Còn các năm thường thì chỉ mổ lợn, gà làm cỗ dâng Thần và cỗ chay 4 - 5 tầng gồm: xôi nếp, bánh chưng, bánh dày, chè kho, trên có đủ các loại quả do các giáp tự lo sắm sửa để dâng Phật và Hậu Phật (đức Thánh Láng).

Mở đầu lễ hội chùa Láng bằng đám rước bát hương xuống chùa Nền (nơi nhà cũ thờ cha mẹ của Thánh Từ), mang ý nghĩa về thăm nơi chôn nhau cắt rốn. Đồng thời tỏ lòng tôn kính, gửi trọn đời chữ hiếu đối với cha mẹ đã sinh ra đức Thánh Láng. Sáng mùng 6.3, tổ chức lễ mộc dục và lễ giải y thắt cà sa để mặc áo long bào, tượng trưng cho lên ngôi hoàng đế (tương truyền kiếp sau của Từ Đạo Hạnh là vua Lý Thần Tông). Tục truyền, năm nào hạn hán, thì dân làng tổ chức rước tượng Thánh xuống chùa Tam Huyền thăm cha, nên có câu rằng:
Hạn hán xuống thăm cha
Mùng bảy tháng ba lên thăm mẹ

Tối mùng 6, tổ chức rước tượng Thánh Láng ra ngự ở lầu Bát giác và cử hành nghi lễ múa chầu Thánh do 10 cô gái thanh tân do làng chọn biểu diễn. Các cô gái này mặc áo tứ thân, đầu vấn khăn điều, mặc váy lĩnh, thắt lưng hoa lý, đeo xà tích. Hai tay nâng 2 ngọn nến đang cháy, mu bàn tay đeo một bông hoa. Tiếng đàn sáo nổi lên rộn ràng, các cô gái múa quanh lầu Bát giác. Trong khi đó, dân làng đến dự vây quanh lầu lễ bái, cầu Thánh ban cho phước lành...

Sáng mùng 7.3, tổ chức đám rước lớn của 9 làng thuộc xã Yên Lãng xưa, rước Thánh từ lầu Bát giác có đủ cờ quạt và nghi trượng như cờ mao tiết, đến chiêng trống, ngựa gỗ có lọng che. Tiếp theo sau là chấp kích, bát bửu, tay văn, tay võ, phường đồng văn và phường bát âm, múa sênh tiền vừa đi vừa múa. Rồi đến kiệu long đình bày hương hoa, bài vị có lọng che; tiếp đến kiệu Thánh uy nghi. Theo sau là các cụ bô lão, chức sắc, sư sãi, và dân làng cùng du khách thập phương.

Đoàn rước trống chiêng vang rộn, cờ quạt rợp đường. Có cả trò múa con đĩ đánh bồng (do nam giới đóng giả) vừa đi vừa đánh bồng (trống cơm) vừa múa. Điệu múa này hiện vẫn còn diễn ra tại lễ hội của làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì. Khi đám rước đến trước chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) thì dừng lại rồi đốt pháo thăng thiên bắn vào chùa này (diễn lại tích Đạo Hạnh đánh Đại Điên). Độ nửa giờ sau, đám rước mới đi tiếp lên chùa Hoa Lăng ở làng Dịch Vọng Tiền để Thánh thăm mẹ (vốn được thờ tại đó). Kiệu phải lội qua sông Tô Lịch ở chỗ Cống Cót rồi theo bờ sông bên đó mà lên làng trên. Sau lễ rước, các cụ phụ lão, kỳ mục, chức sắc tổ chức tế tại chùa Láng.

Trong lễ hội chùa Láng, còn có nhiều trò chơi, trò diễn dân gian như trò "đấu pháo", "đấu thần" diễn tả lại thần tích, đặc biệt có trò thổi cơm thi: Vừa đi vừa thổi cơm thu hút khách thập phương tới ghé thăm. Đến ngày 15.3, làng cử hành lễ tạ và lễ giải triều phục, mặc áo cà sa nhà Phật.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Những điều cần biết khi ngắm Thăng Long thắng cảnh bằng buýt mui trần

NHÓM PV |

Tuyến buýt City tour số 03 chính thức vận hành với loại hình xe buýt nhỏ một tầng thoáng nóc nhằm phục vụ nhu cầu thăm quan của du khách khám phá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng phố cổ và khu vực Hồ Tây.

Chùa Trầm, chốn bồng lai tiên cảnh trên đất Long Châu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Quần thể di tích và danh thắng chùa Trầm nằm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nơi đây gồm nhiều địa điểm lịch sử, văn, kiến trúc và danh lam thắng cảnh, tựa như “chốn bồng lai tiên cảnh”: Chùa Trầm, Chùa Vô Vi, Chùa Hang, Chùa Ba Làng, Chùa Cao...

Chùa Trăm Gian, di sản kiến trúc Phật giáo độc đáo tại Hà Nội

Bài và ảnh nguyễn hữu mạnh |

Chùa Trăm Gian có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, tọa lạc trên núi Sở ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chùa có quy mô lớn, là một trong "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài", bao gồm: Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương.

Chùa Quỳnh Lâm, chốn tùng lâm của Phật giáo Việt Nam

Kim Sơn |

Chùa Quỳnh Lâm thuộc phường Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là một ngôi cổ tự, từng chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ít người biết rằng, nơi đây, từng sở hữu một trong bốn An Nam tứ đại khí, quốc bảo thời Lý - Trần của lịch sử dân tộc.

Hơn 500 điểm cầu tại Nghệ An theo dõi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Quang Đại |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc theo dõi trực tiếp Đại hội, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, công đoàn các cấp đã tổ chức trên 500 điểm cầu tập trung cho đoàn viên, công nhân lao động theo dõi.

Cần có chính sách khuyến khích xây dựng thêm nhà trẻ cho con công nhân

Phương Ngân |

TPHCM - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bước vào ngày làm việc thứ 2, nhiều người lao động cũng như cán bộ Công đoàn tại TPHCM đang hướng về Đại hội với những tâm tư, nguyện vọng về một tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Đắk Lắk tổ chức văn nghệ chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

240 tỉ đồng chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động

Thành An |

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Công đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chăm lo cho gần 650.000 lượt đoàn viên, người lao động với tổng kinh phí khoảng 240 tỉ đồng. Với Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, người lao động mong có những quyết sách, kiến nghị để hỗ trợ người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội.

Những điều cần biết khi ngắm Thăng Long thắng cảnh bằng buýt mui trần

NHÓM PV |

Tuyến buýt City tour số 03 chính thức vận hành với loại hình xe buýt nhỏ một tầng thoáng nóc nhằm phục vụ nhu cầu thăm quan của du khách khám phá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng phố cổ và khu vực Hồ Tây.

Chùa Trầm, chốn bồng lai tiên cảnh trên đất Long Châu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Quần thể di tích và danh thắng chùa Trầm nằm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nơi đây gồm nhiều địa điểm lịch sử, văn, kiến trúc và danh lam thắng cảnh, tựa như “chốn bồng lai tiên cảnh”: Chùa Trầm, Chùa Vô Vi, Chùa Hang, Chùa Ba Làng, Chùa Cao...

Chùa Trăm Gian, di sản kiến trúc Phật giáo độc đáo tại Hà Nội

Bài và ảnh nguyễn hữu mạnh |

Chùa Trăm Gian có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, tọa lạc trên núi Sở ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chùa có quy mô lớn, là một trong "Tứ đại danh thắng của xứ Đoài", bao gồm: Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương.

Chùa Quỳnh Lâm, chốn tùng lâm của Phật giáo Việt Nam

Kim Sơn |

Chùa Quỳnh Lâm thuộc phường Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là một ngôi cổ tự, từng chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ít người biết rằng, nơi đây, từng sở hữu một trong bốn An Nam tứ đại khí, quốc bảo thời Lý - Trần của lịch sử dân tộc.