Đánh thức "mỏ vàng" bãi giữa sông Hồng

VƯƠNG TRẦN |

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch nhằm khai thác vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng. Trước đề xuất này, TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, nếu khai thác thành những khu thể dục, thể thao, vui chơi giải trí thì nơi này sẽ có sức hấp dẫn. Đồng thời, nếu quy hoạch tốt khu vực này có thể tạo ra quỹ đất rất lớn 2 bên sông Hồng. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.

Có tiềm năng du lịch

Bãi giữa, bãi bồi sông Hồng (Hà Nội) là nơi sinh sống của một số người dân làng chài ven sông, một số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây canh tác, hoa màu và cũng là nơi ở của một số hộ nghèo. Tại khu vực này, nhiều người dân cũng tận dụng để trồng rau củ và cả khai thác mô hình du lịch sinh thái.

Anh Nguyễn Văn Đức (hướng dẫn viên du lịch) ở Hà Nội cho biết, tuy chưa phải là một địa điểm du lịch quy mô nhưng không gian khu vực này cũng được nhiều du khách mong muốn tìm hiểu trải nghiệm trong một vài năm trở lại đây. Chính sự hoang sơ, không khí trong lành, lại bên cạnh bờ sông nên nhiều người ưa thích. Nhiều gia đình cũng tới đây vào dịp cuối tuần để ăn nướng, cắm trại...

“Cách đây một vài năm, dân phượt cũng đã tới khu vực này và tổ chức cắm trại ở đây. Dạo gần đây, địa điểm này cũng được nhiều người ưa chuộng bởi những hộ hoặc nhóm gia đình chọn làm nơi nghỉ ngơi vào cuối tuần vào ngày lễ” - anh Đức nói và cho hay, tại đây vào cuối tuần không khó để bắt gặp những nhóm bạn chơi thả diều, flycam, xe đạp địa hình... xa xa là hình ảnh người dân thả cần câu cá.

Qua nhiều năm làm hướng dẫn viên du lịch, anh Đức nhận thấy người nước ngoài đến Việt Nam rất thích khung cảnh mộc mạc hoang sơ kết hợp với du lịch xanh và trải nghiệm không gian sống ngoài trời. Ở bãi giữa có thể chia thành 2 phần là phần Bắc và phần Nam. Ở phần Nam gần với khu vực cầu Long Biên, còn phần Bắc gần với cầu Nhật Tân. Tiềm năng khai thác du lịch ở bãi giữa thường được gắn với các câu chuyện Cầu Long Biên và lịch sử của nó, chuyện những người dân trồng rau và cách họ tiêu thụ, khu làng nổi và những trải nghiệm không thể tìm thấy ở nơi khác.

Anh Đức bảo, khu vực này cách không xa trung tâm Hà Nội, thời gian đi lại thuận tiện nên rất có tiềm năng về du lịch. Nhưng không biết “số phận” của khu vực này trong tương lai như thế nào? Vì bao năm qua, khu vực này vẫn như vậy. Bãi giữa, vẫn chỉ một số hộ gia đình chọn cách làm nông để mưu sinh. Đó cũng là nơi gắn với cuộc sống trôi nổi của nhiều người tha phương cầu thực lên Hà Nội.

Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đang nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch, định hướng lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch...

Với khu vực bãi giữa, quận dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày nhưng quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại.

Khu vực này cũng tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; tổ chức không gian vui chơi, tập thể thao như sân trượt cỏ cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng...

Tại khu vực bãi bồi ven sông, đơn vị sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch.

Đồng thời, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng.

Thành phố không nên "quay lưng" về phía sông Hồng

KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư TP.Hà Nội.
KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư TP.Hà Nội.

Trước đề xuất này, KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, nhiều khu đất hai bờ sông Hồng có thể tận dụng cải tạo thành các khu không gian công cộng để phục vụ không chỉ người dân ở hai bên bờ sông mà toàn bộ người dân Thủ đô. Nơi đây có thể phát triển cảnh quan để người dân có thể đến vui chơi, giải trí, tham quan. "Khu vực này cần có những động thái ứng xử để dần đưa bờ sông Hồng trở thành mặt tiền của thành phố như nhiều nước phát triển trên thế giới chứ không phải là mặt sau, là nơi đang bị bỏ phí, xả rác như hiện nay" - KTS Trần Huy Ánh nhấn mạnh.

Theo ông Ánh, đề xuất phát triển không gian bãi giữa thành công viên thì điều quan trọng nhất đó là nâng cao chất lượng sống của chính người Hà Nội và bạn bè đến với Hà Nội. Mọi người cần có không gian sinh hoạt cộng đồng, cũng như thụ hưởng thiên nhiên một cách tích cực nhất.

Ông Ánh nêu dẫn chứng, thực tế cho thấy, lâu nay nhiều người cũng đã tới khu vực bãi giữa vui. Nhiều người đã tới đây bơi, tắm, chạy, đi xe đạp từ trước... nhưng đều là hoạt động tự phát. Do đó, bây giờ cần tổ chức lại cho tốt hơn là điều nên làm. Mặt khác, việc phát triển thành công viên - đó là công trình công cộng thì việc bảo vệ tài sản công được tốt hơn, tránh được việc lấn chiếm, chiếm dụng gây bức xúc... Đất công thì càng phải bảo vệ, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trong việc này. Khi biến thành công viên thì càng bảo vệ được tốt hơn mà còn phục vụ công cộng tốt hơn.

Cùng quan điểm, TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, cần phải có quy hoạch tạo lập được định hướng để sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm của thành phố Hà Nội, cùng với đó là tạo ra tiềm năng về đất đai, dân cư, phát triển kinh tế xã hội. Nếu có định hướng quy hoạch tốt thì chúng ta sẽ khai thác được quỹ đất rất lớn ở hai bên sông Hồng.

Theo ông Nghiêm, đề xuất của quận Hoàn Kiếm đã có đề tài nghiên cứu chi tiết nhiều mặt. Trong nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng, gần đây nhất là quy hoạch phân khu sông Hồng đều khẳng định phải giải quyết những tồn tại, vướng mắc mà Hà Nội không thể giải quyết bên trong nội đô. Do vậy, việc quận đề xuất khai thác bãi giữa, bãi bồi sông Hồng phù hợp với định hướng chung trong việc quy hoạch 2 bên bờ sông. Ví dụ như quận Hoàn Kiếm, ở đây có hệ thống bãi sông, công trình công cộng rất lớn, nếu khai thác thành những khu thể dục thể thao, vui chơi giải trí thì nó sẽ tạo nên sự hấp dẫn.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Ảnh: NVCC
TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, sau khi quy hoạch, đường thủy sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giao thông của thành phố. Ngoài ra, còn giúp Hà Nội kết nối hơn nữa với các tỉnh lân cận nói chung và các khu vực trên địa bàn thành phố nói riêng.

Có đảm bảo an toàn trong hành lang thoát lũ?

Một nội dung khác cũng được nhiều chuyên gia đặt ra đó là vấn đề an toàn trong hành lang thoát lũ. Liệu việc phát triển khu vực bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá có phù hợp?

Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thuộc địa bàn phường Chương Dương và Phúc Tân. Chính các nhà chức trách cũng nhìn nhận, diện tích khu vực này không cố định mà phụ thuộc mùa mưa lũ từng năm, tiếp giáp với 3 quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng và Long Biên. Khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, trong đó, có một phần (khoảng 1ha) thuộc địa phận quận Long Biên.

Với việc diện tích không cố định mà phụ thuộc mùa mưa lũ từng năm, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng khi nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng dâng cao, cuộc sống của người dân sẽ bị xáo trộn. Các công trình xây dựng có thể sẽ bị ảnh hưởng, hư hỏng. Mặt khác, nếu vi phạm các hành lang thoát lũ có thể dẫn tới ngập úng ở những khu vực xung quanh.

GS-TS Vũ Trọng Hồng - Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bày tỏ sự lo lắng về việc xây dựng các công trình ở khu vực bãi bồi, bãi giữa có thể ảnh hưởng tới hành lang thoát lũ.

Ông không đồng tình với việc tác động vào lòng sông, bởi nếu làm thế khi có lũ sẽ rất nguy hiểm. Theo ông, nếu xây dựng các công trình ở lòng sông, vô tình sẽ ngăn dòng, nghẽn lại, gây ra xói lở hai bên bờ sông ở phía sau công trình. Mặt khác, địa chất ở các bãi bồi ở lòng sông chỉ toàn cát, không có đá, nên rất yếu.

GS-TS Vũ Trọng Hồng - Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam. Ảnh: NVCC
GS-TS Vũ Trọng Hồng - Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam. Ảnh: NVCC

GS-TS Vũ Trọng Hồng đưa ra cảnh báo, Hà Nội sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngập úng rất cao nếu sông Hồng không đảm bảo khả năng thoát lũ. Những khu vực ở vị trí thấp như ga Hàng Cỏ, khu chợ Giời (Phố Huế) sẽ ngập đầu tiên. Thiên tai bây giờ rất bất thường. Sông Hồng có thể gây ngập ngay cả khi không có lũ từ thượng nguồn mà chỉ có mưa lớn. Từ những phân tích trên, ông Hồng cho rằng dù ít hay nhiều thì mọi quy hoạch đều tránh tác động đến lòng sông hay khu vực bãi bồi ven bờ.

Cùng trao đổi, PGS-TS Đào Trọng Tứ (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) cho rằng, trước tiên việc xây dựng hay phát triển các công trình khu vực ngoài đê cần tuân theo các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hành lang thoát lũ. Cần phải xác định rõ ràng khu vực thoát lũ thì việc gì được làm và không được làm. Tiếp theo đó cần căn cứ quy hoạch phân khu để có những ứng xử phù hợp.

Nhìn nhận nếu để không khu vực này thì cũng có lãng phí nhất định, song ông Tứ lưu ý trong hành lang thoát lũ có những rủi ro về sự an toàn, nhất là vào mùa mưa, lũ. Vì vậy, kể cả việc phát triển làm công viên ở bãi bồi sông Hồng thì thành phố cần tính toán, cân nhắc và đánh giá rất kỹ vấn đề này.

Đồng thời, cần chuẩn bị các cảnh báo, các phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân khi tham gia vui chơi, giải trí, sinh hoạt tại khu vực này nhất là vào mùa mưa, lũ. Ông Tú cũng nhấn mạnh, trong hành lang thoát lũ không được xây dựng những công trình kiên cố. Đồng thời không nên tác tác động vào dòng chảy của dòng sông bởi sẽ dẫn tới những nguy cơ về ngập úng khi có mưa lũ.

Ở một góc nhìn khác, KTS Trần Huy Ánh cho rằng việc phát triển khu vực này thành công viên thì được bảo vệ tốt hơn, quản lý tốt hơn. Đồng thời sẽ ngăn cản chuyện chiếm dụng trái phép, ngăn chặn việc xây dựng trái phép những vật kiến trúc cản trở dòng chảy.

Ông Ánh cho rằng, bãi giữa sông Hồng là bãi đất tự nhiên nằm trên dòng chảy của sông Hồng, nếu làm công viên thì cũng không ảnh hưởng tới dòng chảy của dòng sông. Bởi xưa nay cây vẫn mọc, nếu làm công viên thì cây cối được chăm sóc, được tỉa gọn gàng thì nếu có nước lũ còn thoát tốt hơn. Điều cần lưu ý đó là không nên xây dựng các công trình kiên cố hay xây dựng lều quán, rào chắn, chiếm dụng diện tích để xây dựng các công trình...

Có nhiều nhà đầu tư quan tâm!

Về việc khi khai thác liệu có ảnh hưởng đến đê điều, ảnh hưởng đến sông Hồng, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, trong đề tài quy hoạch đều có ý kiến về vấn đề chú trọng phòng chống lũ. Yêu cầu đặt ra khi khai thác bãi giữa, bãi bồi phải đảm bảo hành lang thoát lũ, đảm bảo an toàn tối đa. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì việc khai thác này sẽ tuỳ theo mức độ báo động. Ở từng mức, từng cột báo động sẽ có khu vực khai thác khác nhau cho phù hợp với từng loại hình, địa hình để đảm bảo an toàn.

Riêng quy hoạch bãi giữa sông Hồng, ông Nghiêm cho biết không chỉ thành phố mà cả nước ngoài cũng quan tâm. Có những dự án của nhà đầu tư trong nước nhưng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài của Mỹ, Italia... quan tâm đến. Các nhà đầu tư này đã đề cập đến việc phê duyệt bãi giữa sông Hồng, tuy nhiên chúng ta chưa quyết định được bởi vì phải chờ quy hoạch phân khu, quy hoạch hành lang thoát lũ.

“Còn việc khai thác gì, làm gì, đầu tư gì, phát triển gì sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng. Công viên này hướng tới giới trẻ, thanh niên, có cả hạng mục cho người lớn tuổi... nhằm phục vụ cho công viên vui chơi giải trí, văn hoá. Điều này có thể sẽ thành hiện thực trong tương lai để phát triển Thủ đô” - ông Nghiêm nói.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Khu vực nào có thể được tồn tại sau quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng?

Tô Thế |

Hà Nội - Trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt, một số khu vực dân cư đang có chưa được đề cập trong danh mục được tồn tại. Hiện các đơn vị liên quan đang xem xét để có sự điều chỉnh.

Quy hoạch đô thị sông Hồng: Di dời dân cư khu vực sạt lở, mất an toàn

Phạm Đông |

Hà Nội - Các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân. Các địa phương xây dựng phương án, lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực dòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn.

Hà Nội công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có 8 cầu vượt sông

Phạm Đông |

Hà Nội - Với quy mô gần 11.000 ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch gồm 3 phân đoạn chính và 8 cây cầu vượt sông Hồng.

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, dự báo quy mô dân số tối đa đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Quy hoạch sông Hồng: Người dân trước nỗi lo “xóa sổ” đất cha ông để lại

Hải Nguyễn - Tùng Giang |

Hà Nội - Đứng trước tương lai phải di dời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn”, người dân làng Bắc Cầu (Ngọc Thụy, Long Biên) không thể yên tâm làm ăn, sinh sống trong suốt thời gian qua.

Game lậu thu gần 5.000 tỉ mỗi năm: Quản thanh toán, chặn game không phép

HỮU CHÁNH |

Doanh thu của game không phép ước tính khoảng gần 5.000 tỉ đồng/năm, chiếm đến 30% tỷ trọng doanh thu toàn thị trường phát hành game Việt.

Đưa hàng chục người sang Campuchia bán thận, nhóm bị cáo lĩnh án

Anh Tú |

TPHCM  - Chiều ngày 23.3, sau một ngày xét xử, HĐXX TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với các bị cáo  trong đường dây mua bán bộ phận cơ thể người do Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1975, đã chết) cầm đầu. Trong vụ án này, các bị cáo bị truy tố về cùng tội Mua bán bộ phận cơ thể người theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp đôi nhờ AI

Anh Tuấn |

Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Khu vực nào có thể được tồn tại sau quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng?

Tô Thế |

Hà Nội - Trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được phê duyệt, một số khu vực dân cư đang có chưa được đề cập trong danh mục được tồn tại. Hiện các đơn vị liên quan đang xem xét để có sự điều chỉnh.

Quy hoạch đô thị sông Hồng: Di dời dân cư khu vực sạt lở, mất an toàn

Phạm Đông |

Hà Nội - Các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân. Các địa phương xây dựng phương án, lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực dòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn.

Hà Nội công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, có 8 cầu vượt sông

Phạm Đông |

Hà Nội - Với quy mô gần 11.000 ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch gồm 3 phân đoạn chính và 8 cây cầu vượt sông Hồng.

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, dự báo quy mô dân số tối đa đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Quy hoạch sông Hồng: Người dân trước nỗi lo “xóa sổ” đất cha ông để lại

Hải Nguyễn - Tùng Giang |

Hà Nội - Đứng trước tương lai phải di dời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn”, người dân làng Bắc Cầu (Ngọc Thụy, Long Biên) không thể yên tâm làm ăn, sinh sống trong suốt thời gian qua.