Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, dự báo quy mô dân số tối đa đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Theo định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, đây cũng được quy hoạch là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

Quy hoạch cũng nhằm hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa; cải tạo chỉnh trang, tái thiết  hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

Phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống theo hướng hiện đại, an toàn và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời (đi bộ, xe đạp,...)...

Cùng đó, xây dựng các tuyến đường cảnh quan, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cơ sở kế thừa nghiên cứu quy hoạch cơ bản phát triển không gian sông Hồng, hoàn chỉnh toàn tuyến đi qua TP Hà Nội.

Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng  gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá...

Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng).

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Trong quy hoạch phân khu lần này, Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng. Hiện đất các bãi sông này đa dạng về loại hình, có đất trống chưa sử dụng và đất trồng rau màu, hoa, cây cảnh.

Những bãi sông này được đề xuất xây dựng các khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Bãi giữa sông Hồng thành công viên: Có an toàn trong hành lang thoát lũ?

Vương Trần |

Trước đề xuất của quận Hoàn Kiếm về nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, KTS Trần Huy Ánh cho rằng nơi đây có thể phát triển cảnh quan để người dân có thể vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.

Biến bãi bồi sông Hồng thành công viên: Lo ngại nguy cơ ngập úng

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất nghiên cứu biến bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch của Hà Nội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ lo lắng về khả năng chống lũ của sông cũng như tình trạng xói lở có thể gia tăng, ẩn chứa nguy cơ cao khi có mưa lũ.

Biến bãi giữa sông Hồng thành công viên đem lại giá trị nào cho Hà Nội?

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất biến khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng nếu khai thác thành những khu thể dục, thể thao, vui chơi giải trí thì nơi này sẽ có sức hấp dẫn. Đồng thời, nếu quy hoạch tốt khu vực này có thể tạo ra quỹ đất rất lớn 2 bên sông Hồng.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Bài học từ thế giới không tiền mặt của Thụy Điển

Thanh Hà |

Trong khảo sát gần đây, rất ít người Thụy Điển cho biết đã sử dụng tiền mặt trong 30 ngày trước đó và có tới 95% người từ 15-65 tuổi có ứng dụng thanh toán di động trong điện thoại.

Xe thư viện lưu động đưa kiến thức đến với học sinh vùng cao Hòa Bình

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. 

Đơn đặt hoa hồng tăng nhanh trước ngày Quốc tế phụ nữ 8.3

NGỌC LÊ |

TPHCM - Gần ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, thị trường hoa tươi tại TPHCM khá sôi động. Lượng đơn hàng tại các cửa hàng bán hoa cũng tăng mạnh.

Chủ xe la hét, đập phá vì bị công an giữ xe do vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Sau khi lập biên bản vi phạm nồng độ cồn, chủ phương tiện vi phạm xin lại xe để vợ điều khiển về Cần Thơ. Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Long thực hiện đúng quy định, không cho phép thì người vi phạm lớn tiếng la hét, đập phá xe máy.

Bãi giữa sông Hồng thành công viên: Có an toàn trong hành lang thoát lũ?

Vương Trần |

Trước đề xuất của quận Hoàn Kiếm về nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, KTS Trần Huy Ánh cho rằng nơi đây có thể phát triển cảnh quan để người dân có thể vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.

Biến bãi bồi sông Hồng thành công viên: Lo ngại nguy cơ ngập úng

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất nghiên cứu biến bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch của Hà Nội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ lo lắng về khả năng chống lũ của sông cũng như tình trạng xói lở có thể gia tăng, ẩn chứa nguy cơ cao khi có mưa lũ.

Biến bãi giữa sông Hồng thành công viên đem lại giá trị nào cho Hà Nội?

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất biến khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng nếu khai thác thành những khu thể dục, thể thao, vui chơi giải trí thì nơi này sẽ có sức hấp dẫn. Đồng thời, nếu quy hoạch tốt khu vực này có thể tạo ra quỹ đất rất lớn 2 bên sông Hồng.