Chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, bắt đầu từ năm học mới

Vương trần (thực hiện) |

Trong không khí tưng bừng của “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường", hơn 23 triệu học sinh trên cả nước đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025. Ngành Giáo dục đã đặt ra chủ đề năm học mới là: “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Nhân dịp này, Báo Lao Động có cuộc trao đổi cùng TS. Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội.

Thưa đại biểu, trong 5 năm qua, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai và mang lại nhiều kết quả. Đại biểu có thể chia sẻ về những kết quả nổi bật mà chương trình đã đạt được trong thời gian vừa qua?

- Năm học 2024 - 2025 đánh dấu mốc 5 năm thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Trong thời gian qua, việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng.

Chương trình mới đã thay đổi cách tiếp cận giáo dục từ việc tập trung vào truyền đạt kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực của học sinh. Việc đổi mới sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và cả hệ thống đánh giá đã giúp học sinh phát triển tốt hơn cả về mặt học thuật lẫn kỹ năng sống.

Một trong những kết quả nổi bật của chương trình này đó chính là đổi mới sách giáo khoa. Với việc áp dụng một chương trình, nhiều bộ sách, đã có nhiều bộ sách giáo khoa được triển khai và có thêm nhiều sự lựa chọn cho các trường học, các cơ sở giáo dục. Với các bộ sách giáo khoa mới, nội dung đã trở nên linh hoạt và phù hợp hơn với từng vùng miền, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và phát huy tính sáng tạo.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cũng đã được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu phong phú hơn. Đây là những kết quả nổi bật trong những năm qua.

Vậy đại biểu có đánh giá như thế nào về sự thay đổi trong phương pháp dạy và học theo chương trình mới?

- Sách giáo khoa, học sinh, giáo viên, phương pháp giảng dạy theo chương trình mới... là những điều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh và xã hội khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Một thông điệp đã được ngành giáo dục nhắc đến nhiều lần đó là “Lấy học sinh làm trung tâm”.

Trong thời gian qua, chúng tôi thấy rằng, phương pháp dạy và học là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của phụ huynh học sinh và cũng là một trong những khía cạnh được đổi mới mạnh mẽ.

Trước đây, giáo viên thường đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức một cách thụ động, trong khi học sinh chỉ tiếp thu mà không có nhiều cơ hội để tương tác hay phát triển tư duy phản biện. Tuy nhiên, với chương trình đổi mới, phương pháp dạy học đã chuyển hướng sang cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm. Điều này có nghĩa là học sinh được khuyến khích tham gia tích cực vào quá trình học tập, thông qua các hoạt động nhóm, thảo luận và các hoạt động thực tế.

Giáo viên giờ đây không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, người đồng hành cùng học sinh trong quá trình tìm hiểu và khám phá tri thức. Điều này giúp học sinh phát triển các kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề và sáng tạo, điều mà chương trình giáo dục truyền thống chưa thể làm được.

Buổi lễ khai giảng tại Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Văn Hiền
Buổi lễ khai giảng tại Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Văn Hiền

Qua hoạt động giám sát, đại biểu có thể cho biết, với những thay đổi trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo viên và học sinh đã thích nghi như thế nào? Đâu là những điểm sáng và thách thức mà họ gặp phải?

- Việc thích nghi với những thay đổi không phải là điều dễ dàng, cả với giáo viên lẫn học sinh. Đầu tiên, tôi thấy rằng, trong những năm đầu thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa (bởi giờ đây đã có nhiều bộ sách hơn) cũng đã gặp những bối rối. Và trong một số bộ sách giáo khoa ở lần xuất bản đầu tiên cũng đã có những sai sót nhất định. Thời gian đầu, việc này cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Song việc này đã được điều chỉnh nhịp nhàng hơn trong những năm vừa qua.

Với giáo viên, họ phải học cách tiếp cận các phương pháp giảng dạy mới, đồng thời phải nâng cao trình độ công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc dạy học. Nhiều giáo viên đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc sử dụng công nghệ để tạo ra các bài giảng hấp dẫn hơn, sinh động hơn, từ đó thu hút sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh.

Về phía học sinh, các em đã trở nên chủ động hơn trong việc học tập. Các em không còn chỉ ngồi nghe thụ động mà đã biết cách tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm thông tin, tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm. Điều này giúp các em phát triển kỹ năng mềm, như làm việc nhóm, giao tiếp, và quản lý thời gian.

Tuy nhiên, một số học sinh vẫn gặp khó khăn trong việc tự học và tự quản lý thời gian, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện tiếp cận với công nghệ còn hạn chế.

Thách thức lớn nhất có lẽ là sự đồng bộ trong triển khai chương trình mới. Không phải tất cả các trường học đều có đủ điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho việc dạy và học theo chương trình mới. Điều này đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn từ phía Nhà nước cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giáo dục và địa phương.

Năm học 2024 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 - 12; cũng là năm học đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo phương án mới nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đại biểu có kỳ vọng gì về năm học này?

- Hơn 20 triệu học sinh cả nước đã bước vào năm học mới trong niềm vui và khí thế của ngày tựu trường. Trước hết, tôi mong rằng, ngành giáo dục thực hiện hiệu quả phương châm năm học 2024 - 2025 "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm; Thầy cô giáo là động lực; Nhà trường làm bệ đỡ; Gia đình là điểm tựa; Xã hội là nền tảng”. Điều này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ nhắc tới trong Chỉ thị 31/CT-TTg mới đây.

Tôi mong rằng chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, giúp họ nắm vững và tự tin hơn trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới. Đây là yếu tố then chốt để chương trình đổi mới thực sự mang lại hiệu quả.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là tại các khu vực khó khăn, để đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội học tập trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời, việc cung cấp các tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ học sinh và phụ huynh cũng cần được chú trọng, giúp họ có thể đồng hành cùng các em trong quá trình học tập.

Và một điều rất quan trọng đó chính là việc chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo phương án mới. Đây là điều xã hội rất quan tâm. Bởi kỳ thi cũng sẽ là một bước rất quan trọng trong việc định hình tương lai nghề nghiệp của học sinh.

Tôi mong rằng chúng ta sẽ tiếp tục khuyến khích tinh thần học tập tích cực từ phía học sinh, giúp các em không chỉ học để biết mà còn học để làm, để sống và để cống hiến cho xã hội như tinh thần UNESCO đã đề xuất: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Cùng với đó chúng ta cũng tiếp tục lan tỏa và xây dựng “xã hội học tập”, truyền cảm hứng về việc “học tập suốt đời”.

Năm học mới sẽ là cơ hội để học sinh tiếp tục phát triển những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Xin cảm ơn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga!

Vương trần (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng, mang tính quyết định với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa giáo dục kỹ năng sinh tồn, kỹ năng sống vào trường học

Lệ Hà |

Dạy trẻ kỹ năng sinh tồn là việc cần làm sớm để mỗi đứa trẻ hình thành phản ứng phòng vệ cho bản thân.

Phát triển nền tảng công nghệ chuyển đổi số trong giáo dục

Hương Giang |

Phát triển nền tảng công nghệ Educhain cung cấp các ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số cho lĩnh vực giáo dục.

Nguy cơ áp thấp gần Biển Đông mạnh lên thành bão

Thanh Hà |

Dự báo, áp thấp gần Biển Đông mới hình thành có khả năng mạnh lên thành bão trong những ngày tới.

Cử tri từng kiến nghị thay thế cầu Phong Châu từ 2022

Xuyên Đông |

Liên quan đến cầu Phong Châu vừa bị sập sáng 9.9, từ năm 2022, cử tri Phú Thọ từng kiến nghị thay thế cầu này.

Hoãn xét xử vụ 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Phiên tòa xét xử đưa và nhận hối lộ với 56 bị cáo, trong đó có 7 thanh tra giao thông đã bị tạm hoãn do nhiều người vắng mặt.

Israel không kích trúng nhà lãnh đạo dịch vụ khẩn cấp ở Gaza

Thanh Hà |

Lãnh đạo Cục Tình trạng Khẩn cấp Dân sự Gaza là người mới nhất trong số 83 thành viên của cơ quan này thiệt mạng do hỏa lực của Israel kể từ ngày 7.10.2023.

Sập nhà ở Lào Cai, 1 người tử vong

Đinh Đại |

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 khiến ngôi nhà ở xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) bị sập làm 1 người tử vong.

Thủ tướng nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng, mang tính quyết định với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa giáo dục kỹ năng sinh tồn, kỹ năng sống vào trường học

Lệ Hà |

Dạy trẻ kỹ năng sinh tồn là việc cần làm sớm để mỗi đứa trẻ hình thành phản ứng phòng vệ cho bản thân.

Phát triển nền tảng công nghệ chuyển đổi số trong giáo dục

Hương Giang |

Phát triển nền tảng công nghệ Educhain cung cấp các ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số cho lĩnh vực giáo dục.