Câu chuyện về nơi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN) |

Mùa xuân năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một mốc son vẻ vang trong quá trình phát triển của dân tộc. Sự kiện này đã mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng, bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân, giành những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc (tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ) đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại bán đảo Cửu Long (Hồng Kông, Trung Quốc).

Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18.12.1930 về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương), Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày mùng 6.1. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng... Các đại biểu trở về An Nam ngày 8.2”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960 đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 Dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.

Như vậy, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra trong hơn một tháng ròng rã tại Hồng Kông (Trung Quốc). Tuy nhiên địa điểm cụ thể nào vẫn còn nhiều khoảng trống, cần tìm hiểu. Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu cho thấy khu vực Tống Vương Đài và nhà số 186 phố Tam Kung, thuộc Cửu Long Thành, bán đảo Cửu Long, Hồng Kông, Trung Quốc là những địa điểm đã chứng kiến Hội nghị thành lập Đảng ta 93 năm trước.

Tống Vương Đài - nơi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đến nay, một số công trình khảo cứu, hồi ký đã đề cập đến địa điểm diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trần Dân Tiên cho biết, trong cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện”: “Để giữ bí mật, hôm thì mấy anh em giả đánh “mạt chược” ở khách sạn, hôm thì đến sân vận động xem đá bóng”.

Báo cáo hiện lưu tại kho tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh, hai đồng chí Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Thiệu - đại biểu tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, Hội nghị được bố trí “trong những căn phòng nhỏ hẹp xóm thợ thuyền bên Cửu Long Thành”.

Sách “Lý Phương Đức, nữ chiến sĩ giao thông của Bác Hồ” do Nhà xuất bản Công an Nhân dân in năm 2006 viết: “Ở Cửu Long Thành, cơ sở của Tổng bộ là một căn gác ba có cầu thang đi riêng, ở lẫn với dân... Địa điểm này an toàn cho tới năm 1930, khi đồng chí Vương (tên hoạt động của Bác Hồ) trở lại Trung Quốc, tới bắt liên lạc với Tổng bộ”.

Hồi ký của bà Lý Phương Thuận, một trong tám thiếu niên được đưa từ Thái Lan sang Quảng Châu, Trung Quốc năm 1925 theo học lớp thiếu niên tiền phong do Nguyễn Ái Quốc tổ chức - kể rằng: “Trước khi bị thực dân Anh bắt, Bác Hồ, Hồ Tùng Mậu và Lý Phương Thuận vẫn ở bán đảo Cửu Long”.

Một tư liệu đặc biệt đáng tin cậy là lời chia sẻ năm 1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đề cập trong cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 2008: “Tôi nhớ lại lúc Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Thành lập như thế nào? Thành lập bí mật. Đảng ta lúc sinh ra cũng như một người con đẻ bí mật. Nó đẻ ở đâu? Trên một cái đồi tạm thời của đế quốc. Nó đẻ ở đâu? Bên một sân bóng của đế quốc tư bản”.

Sau này, giáo sư Hoàng Tranh - một học giả Trung Quốc nhiều năm nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã viết trong cuốn sách “Hồ Chí Minh với Trung Quốc”: “Hội nghị hợp nhất Đảng Cộng sản Việt Nam được họp ở Tống Vương Đài gần bờ biển, gần miếu Hầu Vương ở bán đảo Cửu Long”. Mới đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh qua nhiều tài liệu và khảo sát thực địa tại Hồng Kông cũng xác nhận Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại khu vực Tống Vương Đài bên bờ biển, đối diện với miếu Hầu Vương của bán đảo Cửu Long.

Theo sự phân chia của chính quyền Hồng Kông, tính đến năm 1982, Hồng Kông có 18 quận, trong đó bán đảo Cửu Long gồm 5 quận: Cửu Long Thành, Quan Đường, Thâm Thủy Bộ, Huỳnh Đại Tiên, Du Tiêm Vượng. Tống Vương Đài, phiên âm tiếng Anh là Sung Wong Toi, là một khu vực thuộc quận Cửu Long Thành. Trong khu vực Tống Vương Đài có một ngọn đồi không cao lắm với đền thờ Tống Vương và miếu thờ Hầu Vương trên đỉnh đồi. Ngoài ra, có một sân vận động nhỏ trong khu vực thường tổ chức các trận đấu bóng đá.

Ngày nay, Tống Vương Đài không còn nữa, thay vào đó là sân vận động Olympic. Đối diện với sân vận động, qua đại lộ Olympic là công viên Tống Vương Đài. Có một tảng đá lớn trong công viên có khắc 3 chữ Trung Quốc: “Tống Vương Đài” và một tấm bia đá khắc cả tiếng Trung và tiếng Anh.

Theo bản đồ Hồng Kông năm 1926, 1935, 1945, 1967, 1970 và tài liệu của thư viện cùng các cơ quan lưu trữ, TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, vào những năm 20 của thế kỷ XIX, hai thương gia tên là Ho Kai và Au Tak đã xây dựng sân bay Kai Tak (hay còn gọi là sân bay Khải Đức) bên sườn đồi.

Năm 1941, đế quốc Nhật Bản vào Hồng Kông, để mở rộng sân bay Kai Tak đã dùng thuốc nổ phá đồi. Tảng đá bị vỡ làm ba, nhưng phần có ba chữ Tống Vương Đài không bị vỡ. Sau khi Hồng Kông được giải phóng vào năm 1945, Chính phủ Hồng Kông đã cho xây dựng công viên và di chuyển tấm bia đá còn nguyên chữ Tống Vương Đài về đặt trong công viên, cách địa điểm ban đầu gần 100m về phía Tây Nam.

Như vậy, cho đến nay bước đầu có thể kết luận rằng, khu vực Tống Vương Đài chính là nơi năm xưa Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà số 186 phố Tam Kung

Hồ sơ mật thám và sách của Trần Dân Tiên đều kể về nơi Tống Văn Sơ - tức Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh bị bắt vào sáng sớm ngày 6.6.1931 là nhà số 186 phố Tam Kung. Hiện nay phố Tam Kung vẫn tồn tại nhưng số nhà chỉ còn đến số 148. TS. Chu Đức Tính đã so sánh các bản đồ của Hồng Kông trong nhiều năm và thấy rằng, chính quyền Hồng Kông phá bỏ đoạn phố Tam Kung từ số nhà 150 trở đi vào năm 1969 để mở đại lộ Olympic. Do đó, số nhà 186 phố Tam Kung nằm trên đại lộ Olympic hiện nay.

Số 186 phố Tam Kung cũng là nơi đã diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ Nhất của Đảng ta vào tháng 10 năm 1930. Năm 2012, Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm được cuốn hồi ký của Nhiêu Vệ Hoa, người được Đảng bộ Quảng Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử tới chúc mừng Hội nghị Trung ương lần thứ Nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiêu Vệ Hoa viết rằng, “Hội nghị được tiến hành khai mạc ở Tống Vương Đài, bên bờ biển đối diện với miếu Hầu Vương, Cửu Long nhằm lợi dụng sự đông đúc, nhộn nhịp của lễ kỷ niệm ngày sinh “Hầu Vương”.

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam |

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Dựa vào dân để xây dựng chỉnh đốn Đảng là chủ trương xuyên suốt, nhất quán và cũng là kinh nghiệm quý báu của Đảng ta.

Nhận diện và quét sạch chủ nghĩa cá nhân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng

VƯƠNG TRẦN |

Nguyên nhân làm suy thoái đạo đức của cán bộ đảng viên, đều bắt nguồn từ “căn bệnh cá nhân chủ nghĩa”. Đảng trong sạch, vững mạnh hay không có ảnh hưởng quyết định tới sự thành - bại của sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng tới sự tồn - vong của chế độ chính trị  nước ta.

Điều hành đất nước và triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

PGS.TS. Lê Quốc Lý - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh |

Trong mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh, mỗi đất nước, mỗi con người có sự vận dụng và sử dụng triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” có khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì cái căn cốt, cái cơ bản lại giống nhau. Đó là kiên định, giữ vững những mục tiêu, lý tưởng cuối cùng cần đạt tới...

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam |

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Dựa vào dân để xây dựng chỉnh đốn Đảng là chủ trương xuyên suốt, nhất quán và cũng là kinh nghiệm quý báu của Đảng ta.

Nhận diện và quét sạch chủ nghĩa cá nhân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng

VƯƠNG TRẦN |

Nguyên nhân làm suy thoái đạo đức của cán bộ đảng viên, đều bắt nguồn từ “căn bệnh cá nhân chủ nghĩa”. Đảng trong sạch, vững mạnh hay không có ảnh hưởng quyết định tới sự thành - bại của sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng tới sự tồn - vong của chế độ chính trị  nước ta.

Điều hành đất nước và triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

PGS.TS. Lê Quốc Lý - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh |

Trong mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh, mỗi đất nước, mỗi con người có sự vận dụng và sử dụng triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” có khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì cái căn cốt, cái cơ bản lại giống nhau. Đó là kiên định, giữ vững những mục tiêu, lý tưởng cuối cùng cần đạt tới...