Câu chuyện từ bữa ăn của công nhân

Bài và ảnh: Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bắt đầu được nhiều công nhân lao động quan tâm, nhất là công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên, với họ, đa phần là “nhắm mắt cho qua” vì không mua ở đấy (chợ) thì cũng chẳng biết mua ở đâu.

Không ăn thì chết ngay, ăn thì chết từ từ

Quanh khu trọ của công nhân lao động thường có những chợ dân sinh, chợ cóc. Các chợ này là nơi chính để công nhân lao động mua thực phẩm trước hoặc sau giờ vào ca. Anh Trần Thanh Quang, quê Thái Bình, công nhân Công ty JTEC HANOI CO.LTD đang ở trọ tại Sáp Mai, Đông Anh (Hà Nội) cho biết, tuy ở trọ một mình nhưng vẫn thường tự nấu ăn hoặc ăn cơm ca tại công ty. Thu nhập bình quân 7 - 8 triệu đồng/tháng.

Trong số đó, anh Quang gửi 2 triệu về biếu bố mẹ ở quê, trả tiền trọ, còn lại dành cho sinh hoạt phí bao gồm cả tiền ăn. Thực phẩm anh Quang thường xuyên mua về để chế biến là thịt lợn ba chỉ hoặc thịt lợn mông. “Bữa cơm của công nhân nhà trọ còn độc thân như tôi cũng chỉ cần một món mặn là thịt và một món rau là đủ” - anh Quang nói. Vì vậy, khi chi 100.000 đồng đi chợ ở khu chợ ngay gần nhà trọ là có thể đủ cho 2 - 3 bữa ăn.

Theo chia sẻ của anh Quang, anh không lo về thịt lợn mất vệ sinh hay mất an toàn thực phẩm, mà chỉ lo rau bị phun thuốc sâu nhiều. Nhưng rau không thể thiếu trong bữa ăn nên vẫn phải ăn, lúc rửa thì rửa kỹ hơn và cho thêm vài hạt muối. “Thu nhập của công nhân chúng tôi không đủ để mua thực phẩm và các loại rau trong siêu thị nên phải “trung thành” với chợ gần nhà trọ. Vả lại, có câu “Không ăn thì chết ngay, ăn thì chết từ từ” nên đành chọn cái chết từ từ” - anh Quang vừa cười vừa nói.

Còn chị Nguyễn Thị Thu Hiên, công nhân Công ty TNHH Fujikin Việt Nam thì luôn chọn 1 hàng bán rau quen ở chợ để mua. Vì nhà có con nhỏ nên chị Hiên khá thận trọng trong lựa chọn thực phẩm nhưng cũng chỉ có cách là bằng lòng tin vào những hàng quen mua vì vợ chồng chị đã trọ ở đây 4 năm. Hai vợ chồng cùng là công nhân. Thu nhập của chị khoảng 7 - 8 triệu đồng chỉ để chi vào tiền ăn, uống và thuê nhà vì “trộm vía” con nhà chị ăn uống tốt. Ngoài đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng bằng thực phẩm, chị Hiên còn bổ sung thêm sữa và các loại bánh trái. Thỉnh thoảng chị dành tiền vào siêu thị để mua thực phẩm nấu cho con.

Gặp chị lúc 14h, khi vừa tan ca, tranh thủ tạt qua chợ, một loáng mua bán đã thấy chị treo trước xe mấy hộp sữa, ít bánh kẹo cho con. Hỏi chị sao không mua luôn thực phẩm cho bữa chiều để đỡ phải ra chợ một lần nữa, chị trả lời: Rau và thịt mua giờ này không ngon. Hôm nào đi làm ca chiều thì chị tranh thủ sáng dậy đi chợ sớm và mua đủ dư cho ngày hôm sau. Chị Hiên tâm sự, vợ chồng thì ăn thế nào cũng được nhưng con thì phải đảm bảo dinh dưỡng, mà dinh dưỡng có nghĩa là kèm theo sự an toàn của thực phẩm.

Là phụ nữ, nên mỗi khi mua thực phẩm chị cũng kỹ hơn một chút, ví dụ nhìn miếng thịt phải tươi, cá thì phải còn đang bơi. Chị kể: Cũng may là ở quê, trong Ninh Bình, thường xuyên gửi đồ tươi ra ngoài này. Mỗi lần đều đóng thùng gồm rau xanh và thịt lợn gửi. Xe khách chạy tuyến qua đối diện khu trọ nên cũng tiện để vợ chồng chị ra nhận đồ. Trong gia đình chị, thứ hạn chế ăn nhất là rau sống vì chị lo ngại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật...

Những công nhân quê Yên Bái mua rau tại một chợ tự phát ở gần KCN Đông Anh, Hà Nội.
Những công nhân quê Yên Bái mua rau tại một chợ tự phát ở gần KCN Đông Anh, Hà Nội.
Thức ăn chín và tươi sống bày bán trên cùng một sạp hàng tại chợ cóc ở Đông Anh (Hà Nội).
Thức ăn chín và tươi sống bày bán trên cùng một sạp hàng tại chợ cóc ở Đông Anh (Hà Nội).
Công nhân mua thực phẩm tại chợ Mun, một trong những chợ chính thống lớn nhất khu vực Đông Anh (Hà Nội).
Công nhân mua thực phẩm tại chợ Mun, một trong những chợ chính thống lớn nhất khu vực Đông Anh (Hà Nội).
Thức ăn chín và tươi sống bày bán trên cùng một sạp hàng tại chợ cóc ở Đông Anh (Hà Nội).
Thức ăn chín và tươi sống bày bán trên cùng một sạp hàng tại chợ cóc ở Đông Anh (Hà Nội).
Công nhân chuẩn bị bữa cơm chiều với thực phẩm gửi từ quê Tuyên Quang xuống Hà Nội.
Công nhân chuẩn bị bữa cơm chiều với thực phẩm gửi từ quê Tuyên Quang xuống Hà Nội.

Cũng lo lắng nhưng đành chấp nhận thực tế

Trong lúc theo chân các công nhân tan ca vào chợ mua thực phẩm có thể thấy không ít người đã nhận thức và thực sự băn khoăn về chất lượng của thực phẩm. Nhưng vấn đề ở đây là họ không thể kiểm tra và cũng không biết kiểm tra như thế nào. Tất cả chỉ là sự cảm nhận và mua ở hàng đã mua quen. Giữa trưa, nhìn những phản thịt lợn được phủ bằng tấm vải mà vẫn bị hở ra, kéo theo vài con ruồi bay đến cũng thấy lo lo. Hay như trên bàn bầy thịt bê, thịt bò, vó bò, nhặng bay xung quanh, người bán hàng chỉ có thể đuổi bằng miếng nilon buộc vào đoạn tre ngắn. Mỗi lần phất cái đoạn tre thì nhặng bay đi, dừng phất theo nhịp thì nhặng lại bay đến.

Tả lại cảnh đấy cho xóm trọ công nhân, mọi người bảo khuất mắt trông coi nên cũng không thấy sợ lắm, mà cũng chưa có ai mua thực phẩm ngoài chợ về nấu ăn xong bị đau bụng hay ngộ độc gì cả. Khi nghe giải thích, thực phẩm mất vệ sinh không chỉ gây ra những triệu chứng như đau bụng đi ngoài hay làm cho bị ngộ độc mà còn dẫn đến những bệnh tật sau này nếu sử dụng lâu dài thì ai cũng trả lời chung là: “Sợ đấy, nhưng chấp nhận thực tế vì không mua thực phẩm ở chợ thì biết mua ở đâu; không đủ dư dả để vào siêu thị mua sắm”...

Chị Hồng - công nhân Công ty Suncall - đang trong thời gian nghỉ thai sản, con nhỏ gần 5 tháng tuổi. Dù hàng tháng phải chi trả sinh hoạt phí và tiền thuốc cho bản thân chị nhưng 2 vợ chồng vẫn cố dành tiền để mua rau ở siêu thị về quấy bột cho con. Anh chị không muốn sử dụng các loại rau ngoài chợ vì không biết nguồn gốc và cũng không thể kiểm tra nguồn gốc được.

Vợ chồng chị Hồng có 2 con, bé lớn 8 tuổi gửi về Tuyên Quang để ông bà chăm lo, cho đi học. Vợ chồng chị ở Hà Nội, đi làm và nuôi bé. Ở với con bé lại nhớ con lớn và cũng không muốn con gái đầu lòng quá thiếu thốn tình cảm bố mẹ, vợ chồng chị Hồng hay tranh thủ đi xe máy về quê. Lúc ra Hà Nội, ông bà lại chuẩn bị cho đủ thứ từ thịt lợn, cá đập cho đến các loại rau quả. Đến nhà anh chị đúng lúc bữa cơm chiều. Mâm cơm đơn giản, có đĩa cá rán, đĩa bầu luộc và bát măng ngâm. Chị Hồng bảo tất cả đều là đồ ở quê, cất ngăn đá ăn dần cho đảm bảo vì chị đang cho con bú. Ngay cả măng ngâm chị cũng tự làm lấy cho đảm bảo vệ sinh...

Đến các phòng trọ của công nhân, dù là công nhân chưa lập gia đình hay phòng trọ của các cặp vợ chồng sẽ thấy vì phòng trọ chật nên khu vực bếp thường không được gọn gàng, sạch sẽ. Trong khi đó giữ cho khu vực bếp và thức ăn không có côn trùng cũng là một trong những yếu tố quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm. Có những phòng trọ, ở chỗ bếp nấu, công nhân để thực phẩm chín và thực phẩm sống cạnh nhau. Thậm chí có phòng trọ, tất cả đồ ăn để ngay dưới sàn nhà, bên cạnh đó là mấy đôi dép.

Có 5 nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng quả thực phần đông công nhân lao động không biết hoặc không để ý. Trong đó, rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm, rửa sạch tất cả dụng cụ đựng và chế biến thực phẩm, vệ sinh bếp sạch sẽ, giữ cho khu vực bếp và thức ăn, không có côn trùng và động vật lại gần; Để riêng các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản với các thực phẩm khác, sử dụng riêng dao thớt cho thực phẩm sống và chín, bảo quản thực phẩm sống và chín trong những đồ chứa riêng; nấu chín kỹ thực phẩm đặc biệt là các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản, thức ăn sau khi bảo quản cần đun sôi lại trước khi ăn; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn; sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn, sử dụng nước sạch hoặc phải xử lý thành nước sạch an toàn trước khi sử dụng, Rửa sạch rau, củ và quả chín dưới vòi nước chảy, đặc biệt với những loại ăn sống.

Tham chiếu 5 nguyên tắc này vào cách tổ chức các bữa ăn hàng ngày tại nhà trọ của công nhân lao động thì thật đáng lo ngại vì gần như không có nguyên tắc nào được thực hiện. Hơn nữa, tâm lý “không ăn thì chết ngay, ăn thì chết từ từ” khá phổ biến. Bên cạnh đó, nhìn từ góc độ khác có thể thấy, công nhân lao động ở các khu trọ không có nhiều sự lựa chọn về thực phẩm cũng như cách chế biến vì thực phẩm có thể được “tiếp tế” từ quê nhưng phần lớn là mua tại chợ gần nơi ở; còn khi chế biến thì diện tích phòng trọ hẹp, bếp thường được đưa vào góc tối, ẩm, không đủ ánh sáng và không đủ vệ sinh.

Từ thực tế này, có lẽ tổ chức Công đoàn cần có những nội dung tuyên truyền mạnh mẽ hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm để công nhân lao động có thể nâng cao nhận thức, rằng không phải khi ăn thực phẩm vào cơ thể mà không bị đau bụng, không bị đi ngoài hay không gây ra ngộ độc thì đã là an toàn. Vấn đề là hậu quả lâu dài đối với sức khỏe sau này khi mỗi ngày cơ thể phải tiếp nhận những loại thực phẩm không sạch hoặc những món ăn được chế biến trong môi trường không đảm bảo.

Bài và ảnh: Linh Nguyên - Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Quan tâm sức khỏe người lao động từ bữa ăn ca

PHƯƠNG ANH |

Người lao động (NLĐ) khỏe thì hiệu quả làm việc sẽ được đảm bảo. Nhận thức được điều này, thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm, chú trọng chất lượng bữa ăn ca, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, giúp NLĐ tái tạo năng lượng để làm việc hiệu quả.

Công đoàn Đà Nẵng thi nấu ăn với chủ đề Bữa ăn ngon cuối tuần

Tường Minh |

Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng thi nấu ăn với chủ đề "Bữa ngon cuối tuần" nhân ngày 8.3.

Công nhân lao động phấn khởi khi bữa ăn ca được đảm bảo dinh dưỡng

PHƯƠNG ANH |

Tại tỉnh Sóc Trăng, năm 2023 có 133/138 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn ca cho người lao động từ 18.000 đồng/suất trở lên với nhiều hình thức khác nhau. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã nâng cao trách nhiệm của mình trong bảo đảm lợi ích của người lao động, đồng thời thể hiện vai trò của các cấp Công đoàn trong việc giám sát các bữa ăn tập thể.

Giáo viên thoát cảnh viết sáng kiến kinh nghiệm để đạt Chiến sĩ thi đua

Nguyễn Văn Lực (giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà) |

Quy định mới về việc không cần sáng kiến kinh nghiệm khi xét "Chiến sĩ thi đua" giúp giáo viên giảm phiền hà, triệt tiêu những tiêu cực vốn có.

Cập nhật giá vàng sáng 22.4: Nguy cơ thua lỗ, vàng nhẫn giảm xuống

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng sáng 22.4: Tính đến 5h30, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn giảm xuống quanh mức 75,2-77,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.391,2 USD/ounce.

Hoàn thành đấu thầu thuốc, y tế Cần Thơ vẫn chưa hết khó

Phong Linh |

Sở Y tế Cần Thơ mong muốn UBND thành phố sẽ quan tâm đầu tư bổ sung thêm các thiết bị y tế hiện đại và chuyên sâu cho nhiều bệnh viện trên địa bàn.

Bom tấn Hollywood cũng không kịch tích như cách Man United thắng Coventry

VIỆT HÙNG |

Hơn 120 phút tại Wembley trong trận bán kết giữa Man United và Coventry City đã khép lại. Phần thắng đã thuộc về đại diện Premier League trên chấm luân lưu nhưng để có được kết quả đó, thầy trò Erik ten Hag đã phải trải qua đủ cung bậc cảm xúc.

Sẽ chấn chỉnh việc ngưng cấp điện 5 phút trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối 21.4, đại diện Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đã có thông tin tới Báo Lao Động về việc cung cấp điện trên tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn qua địa phận huyện Xuân Lộc và huyện Cẩm Mỹ.

Quan tâm sức khỏe người lao động từ bữa ăn ca

PHƯƠNG ANH |

Người lao động (NLĐ) khỏe thì hiệu quả làm việc sẽ được đảm bảo. Nhận thức được điều này, thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm, chú trọng chất lượng bữa ăn ca, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, giúp NLĐ tái tạo năng lượng để làm việc hiệu quả.

Công đoàn Đà Nẵng thi nấu ăn với chủ đề Bữa ăn ngon cuối tuần

Tường Minh |

Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng thi nấu ăn với chủ đề "Bữa ngon cuối tuần" nhân ngày 8.3.

Công nhân lao động phấn khởi khi bữa ăn ca được đảm bảo dinh dưỡng

PHƯƠNG ANH |

Tại tỉnh Sóc Trăng, năm 2023 có 133/138 doanh nghiệp hỗ trợ bữa ăn ca cho người lao động từ 18.000 đồng/suất trở lên với nhiều hình thức khác nhau. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã nâng cao trách nhiệm của mình trong bảo đảm lợi ích của người lao động, đồng thời thể hiện vai trò của các cấp Công đoàn trong việc giám sát các bữa ăn tập thể.