Cần những gì để “thích ứng” với COVID?

Bs Bình Nguyên |

Ngày 11.10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Mục tiêu của động thái này nhằm giảm thấp nhất ca mắc, chuyển nặng, tử vong và khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, để sớm chuyển về trạng thái bình thường trong năm 2021.

Muốn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19 chúng ta phải giải quyết được những vấn đề lớn sau đây.

Tiêm chủng đủ tỉ lệ dân

Với chủng COVID-19 gốc Vũ Hán, các nhà chuyên môn dự kiến phải tiêm vaccine đủ liều cho 70% dân số. Tuy nhiên, với biến chủng Delta lan khắp toàn cầu từ tháng 4, nhiều chuyên gia và Tổ chức y tế thế giới cho rằng phải tiêm cho 85% dân số, không ít người nói rằng phải tiêm đến 90% để đạt được miễn dịch cộng đồng. Đây là điều kiện tiên quyết, nếu chưa đạt được thì nguy cơ lây nhiễm cao vẫn treo lơ lửng. Đến 09.5, Cộng hòa Seychelles - quốc đảo Đông Phi trên Ấn Độ dương có 60% dân tiêm đủ liều, với khoảng 60% là Sinopharm, Trung Quốc, do Tiểu vương quốc Arab tặng, còn lại là vaccine AstraZeneca của Viện Serum Ấn Độ. Nhưng số nhiễm mới ở nước này đạt đỉnh trung bình hơn 100 ca/ngày, nên tính trên số dân chưa tới 100.000 người, Seychelles có tỉ lệ nhiễm COVID-19 tệ hơn cả Ấn Độ lúc đỉnh dịch!

Ở Israel - một “cường quốc” tiêm vaccine - sau ngày 8.6 chạm đáy, không có mắc mới, bắt đầu tăng vọt ca nhiễm từ nửa cuối tháng 6 do biến chủng Delta xâm nhập. Theo AP, diễn biến dịch ngày càng phức tạp buộc nước này hủy mở cửa du lịch vào ngày 1.8. Cho đến 9.8, Israel có 6.275 ca mới và tiếp tục tăng với ngày 21.8: 8.331 ca; 22.8: 6.668 ca; 23.8: 9.948 ca; 24.8: 10.087 ca và 31.8 là 10.947 - cao hơn đỉnh dịch tháng 1 (18.1: 10.118 ca). Theo trang thống kê Worldometers, số ca nhiễm ở Israel tính đến ngày 31.8 là 1.066.352 ca. Tương tự Seychelles, nếu tính trên khoảng 9,3 triệu dân, tỉ lệ nhiễm ở Israel thuộc hàng cao nhất Thế giới. Thời điểm này, khoảng 63% dân Israel đã tiêm 1 - 2 mũi vaccine; nhưng số không nhỏ trẻ dưới 12 tuổi, 1 triệu người trưởng thành và khoảng 400.000 người gốc Arab trên 12 tuổi chưa tiêm. Do đó, tỉ lệ tiêm toàn quốc chỉ khoảng 60% (gồm số ít trẻ dưới 12 tuổi có bệnh, nguy cơ nhiễm COVID cao đã tiêm). Như vậy, cả với chủng gốc, tiêm chủng 60% dân số vẫn chưa đủ đạt miễn dịch cộng đồng.

Trong khi đó, biến chủng Delta có hệ số lây nhiễm (R0) 6,4, gấp 2 lần chủng gốc - R0 là 2,5 - 3,0 (một F0 lây cho 2,5 - 3 người). Anh dỡ bỏ mọi hạn chế chống dịch ngày 19.7, nhưng lạ là sau ngày “sổ lồng” này số nhiễm mới giảm liên tiếp, từ 54.674 ca ngày 17.7 còn 24.950 ca ngày 26.7 và gần 26.500 ca ngày 30.8, ngược lại số tử vong, nhập viện lại tăng 50% và 27% sau mỗi tuần. Ian Sample, biên tập viên tờ Guardian cho rằng số ca nhiễm giảm là do số xét nghiệm giảm sau ngày “sổ lồng” - “nếu không xét nghiệm, chúng ta sẽ có rất ít ca nhiễm”; các trường học nghỉ hè từ tháng 7, nên giảm nguy cơ lây nhiễm trong học sinh, sinh viên.

Hãng khảo sát Savanta ComRes nói, hơn 1/3 người Anh tuổi 18 - 34 đã xóa ứng dụng truy vết COVID-19 của Dịch vụ y tế quốc gia, làm sai lệch ca nhiễm mới. Giới khoa học cảnh báo một đợt bùng phát mới ở Anh sau ngày “sổ lồng” dù tỉ lệ tiêm chủng cao. Đến ngày 29.8, hơn 48/67,2 triệu người Anh đã tiêm, trong đó 42,7 triệu người tiêm đủ liều (khoảng 79% dân trên 16 tuổi). Thống kê quốc gia ước tính khoảng 92% người Anh trưởng thành có kháng thể do vaccine và nhiễm COVID. Điều gì phải đến tất sẽ đến: Ngày 14.10, Anh có hơn 45.000 ca nhiễm mới; 17.10 có 45.140 ca mới...; nhập viện tăng với bệnh COVID chiếm 1/5 số giường hồi sức tích cực (ICU); hơn 800 tử vong/tuần. COVID-19 ở Anh tệ hơn nhiều nước Châu Âu khác, với tử vong/triệu dân gần gấp ba mỗi nước Pháp, Đức và Italy. Nhóm cố vấn các tình huống khẩn cấp ước tính trong tháng 10 Anh có thể có 7.000 ca nhập viện/ngày.

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thống kê đến 13.7 khoảng 175/329,5 triệu người Mỹ tiêm đủ liều (53,1% dân số); khoảng 62% dân tiêm một mũi. Nếu tính người trên 18 tuổi, số tiêm 2 mũi là 63,7% và 1 - 2 mũi là 74,5%. Nhưng theo thống kê của đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm mới ngày 23.6 ở Mỹ là 11.300, đã tăng lên mức trung bình khoảng 23.600ca/ngày cho đến 12.7, nghĩa là trong gần 3 tuần từ 24.6 - 12.7 số ca nhiễm mới tăng hơn 2 lần, mà 99% là biến chủng Delta (theo Tiến sĩ Antoni Fauci - Cố vấn trưởng y tế của Chính phủ Mỹ). Ngoại trừ bang Maine và Nam Dakota, các bang còn lại đều báo cáo tăng số nhiễm mới trong 3 tuần này. Đặc biệt, 5 bang có số nhiễm mới bình quân đầu người cao nhất đều có tỉ lệ tiêm chủng thấp hơn các bang khác, đó là Nevada tiêm được 50,9%; Utah 49,5%; Missouri 45,9%; Arkansas 43%; Louisiana 39,2%; cá biệt tỉ lệ nhập viện ở bang Mississippi tăng 150% trong 3 tuần này. Tuần đầu tháng 8, số mắc mới ở Mỹ lên trên 107.000...; ngày 27.8 trên 160.000 ca mới và ngày 31.8 là 152.935 ca mới... Hơn 10 bang từ Đông Nam đến Tây Bắc Thái Bình Dương, tỉ lệ nhập viện cao chưa từng thấy. Tử vong cả nước tăng liên tục, cho đến 2.9, số tử vong trung bình tuần là 1.500/24h; một tuần tính đến 19.9, tử vong trung bình ngày trên 2.000. Florida là bang có tử vong cao nhất, với trung bình tuần là 325/ngày; mỗi ngày, bang miền nam này có khoảng 20.000 ca nhiễm mới. Số liệu các nước trên cho thấy, rõ ràng tiêm chủng không đủ số dân thì nguy cơ tăng ca nhiễm là không cần bàn cãi. Đến 19.10, Việt Nam tiêm 1 mũi là 47.997.541 người/ 97,34 triệu dân (44,3%), tiêm mũi 2 là 19.086.016 người (18,8%).

Có thuốc kháng COVID uống cho người nhiễm tại nhà

Khi lưu thông trở lại bình thường, ngoài những ca lây nhiễm tại các cộng đồng nhỏ (khu dân cư), sẽ xuất hiện những ca nhiễm mới từ những F0 chưa kiểm soát được di chuyển giữa các vùng, tỉnh, thành phố. Mặt khác, nếu bỏ cách ly tập trung theo đề xuất mới thì F0 không triệu chứng, không bệnh nền... đều cách ly tại nhà - đường lối mà nhiều nước áp dụng trong đó có nước ta, với lợi ích to lớn là giảm áp lực cho hệ thống y tế.  Tuy nhiên, thuốc kháng COVID cho F0 uống ngay từ khi phát hiện nhiễm để ngăn trở nặng, nhập viện... hiện đang rất nghèo nàn. Hiện phác đồ điều trị COVID của Bộ Y tế chỉ có một loại thuốc uống là Favipiravir của hãng Fujifilm, Nhật Bản, được cấp phép năm 2014 để trị cúm, nhưng theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch hội truyền nhiễm Việt Nam thì Favipiravir chưa có hiệu quả rõ ràng. Tạp chí Nature công bố Favipiravir giúp đào thải COVID nhanh hơn sau 14 ngày nhập viện, nhưng ngày 7 - 10 và tỉ lệ bệnh nhân phải hồi sức tích cực lại không khác nhóm chứng. Chưa kể 13% người thử nghiệm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau ngực, tăng men gan và axit uric.

Sau ngày 23.8, 300.000 viên Molnupiravir trị COVID tốt nhất hiện nay được dùng cho F0 ở TPHCM, tuy nhiên thuốc này rất đắt (700USD/liều 40 viên). Tổ chức y tế thế giới ngày 19.10 cho biết sẽ mua thuốc kháng COVID 10USD/liều cho các nước thu nhập thấp và trung bình? Việt Nam chỉ vừa “tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế Molnupiravir pilot (lớn hơn quy mô phòng thí nghiệm, nhưng nhỏ hơn sản xuất) và đang thử nghiệm Vipdervir chế từ thảo dược?

Vẫn thực hiện 5K

Đông đảo người Anh không đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng và cả sân bóng chật cứng sau ngày “sổ lồng”. Người ta “đổ lỗi” cho nhiều thành viên đảng Bảo thủ của ông Johnson bỏ khẩu trang trong phòng họp đông đúc khi thảo luận về Afghanistan, dù Chính phủ vẫn khuyến cáo đeo khẩu trang trong phòng kín. Khi dỡ phong tỏa, Hàn Quốc vẫn buộc đeo khẩu trang. Rất mong người dân hết sức tránh tụ tập đông người và giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn. Ngoài ra, phải kiểm soát bằng xét nghiệm người đến từ vùng dịch cấp 4, bị phong tỏa hoặc vùng dịch cấp 3 có nghi ngờ.

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Đổi mới tư duy phòng, chống dịch, đặt trọng tâm vào thích ứng an toàn

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, vấn đề quan trọng đầu tiên hiện nay là phải đổi mới tư duy trong công tác phòng chống dịch, đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn, linh hoạt và có hiệu quả với dịch bệnh.

Năm 2022 tiếp tục mục tiêu thích ứng an toàn, phấn đấu tăng trưởng 6-6,5%

Vương Trần - Phạm Đông |

Dự kiến về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Thủ tướng cho biết, mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Chỉ tiêu năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6 - 6,5%.

6 biện pháp để các tỉnh thành thích ứng an toàn, kiểm soát dịch COVID-19

Thùy Linh (Nguồn: Bộ Y tế) |

Trong hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đưa ra 6 biện pháp chuyên môn y tế mà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có kế hoạch triển khai và thực hiện để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

TPHCM đang dần khoẻ lại, người dân vui mừng thích ứng cuộc sống mới

NGỌC LÊ |

TPHCM đang thực hiện Chỉ thị 18 và nới lỏng giãn cách, hàng quán, đường phố cũng nhộn nhịp trở lại. Tại các điểm du lịch, khá đông người dân tới vui chơi sau một thời gian dài im ắng.

“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thế nào?

Nam Dương - Chân Phúc |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Đổi mới tư duy phòng, chống dịch, đặt trọng tâm vào thích ứng an toàn

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, vấn đề quan trọng đầu tiên hiện nay là phải đổi mới tư duy trong công tác phòng chống dịch, đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn, linh hoạt và có hiệu quả với dịch bệnh.

Năm 2022 tiếp tục mục tiêu thích ứng an toàn, phấn đấu tăng trưởng 6-6,5%

Vương Trần - Phạm Đông |

Dự kiến về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Thủ tướng cho biết, mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Chỉ tiêu năm 2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6 - 6,5%.

6 biện pháp để các tỉnh thành thích ứng an toàn, kiểm soát dịch COVID-19

Thùy Linh (Nguồn: Bộ Y tế) |

Trong hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đưa ra 6 biện pháp chuyên môn y tế mà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có kế hoạch triển khai và thực hiện để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

TPHCM đang dần khoẻ lại, người dân vui mừng thích ứng cuộc sống mới

NGỌC LÊ |

TPHCM đang thực hiện Chỉ thị 18 và nới lỏng giãn cách, hàng quán, đường phố cũng nhộn nhịp trở lại. Tại các điểm du lịch, khá đông người dân tới vui chơi sau một thời gian dài im ắng.

“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thế nào?

Nam Dương - Chân Phúc |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.