Bước chân an lạc ở Viêng Chăn

Bài và ảnh: hương chi |

Bên cạnh nét tính cách ôn hòa, khiêm tốn của con người, những công trình kiến trúc lâu đời, độc đáo mang đậm dấu ấn đạo Phật đã tạo nên một Thủ đô Viêng Chăn hiền hòa và bình yên.

Mặc dù Lào nằm kế bên Việt Nam, việc di chuyển vẫn chưa thực sự thuận tiện và mất khá nhiều thời gian so với các nước khác trong khu vực. Thay vì một chuyến bay ngắn với giá cao và ít lựa chọn giờ khởi hành, chúng tôi quyết định trải nghiệm phượt Viêng Chăn bằng đường bộ.

Ngất ngư trên chuyến xe giường nằm kéo dài gần một ngày từ Hà Nội, chúng tôi cũng đặt chân đến Viêng Chăn lúc bầu trời đã nhá nhem tối. Giao thông trên những ngả đường của thủ đô Lào bắt đầu có dấu hiệu “ùn” khi những chiếc xe con và bán tải - phương tiện chủ yếu ở đây đang ngược xuôi trở về nhà giờ tan tầm. Ấn tượng đầu tiên chính là khung cảnh đường phố Viêng Chăn đông đúc hơn thường lệ nhưng không hề có tiếng còi xe inh ỏi hay những lời phàn nàn kêu ca.

Bình minh trên “Khải Hoàn Môn của Lào”

Đã đến Viêng Chăn hiếm ai lại bỏ qua Patuxay - công trình được xem là biểu tượng của thủ đô nước Triệu Voi với mệnh danh là “Khải Hoàn Môn của Lào”. Patuxay nằm giữa trục đường chính của con đường đẹp nhất Viêng Chăn nên dù đi từ bất cứ ngả đường nào bạn cũng có thể nhận ra công trình này từ xa.

Mới hơn 6h sáng một chút nên phố phường rất vắng vẻ, chỉ có rất ít dân đi tập thể dục, vài ông chú làm dịch vụ chụp ảnh, chạy tuk tuk, vài khách quốc tế đi bộ dạo qua. Patuxay hiện lên sừng sững ở cuối đại lộ Lan Xang dưới ánh bình minh của một ngày mới.

Công trình này nhìn dưới nắng sớm mang một nét đẹp lạ với kiến trúc kết hợp của phương Tây và Lào. Từ xa, thoạt nhìn tòa kiến trúc có vẻ Tây lắm nhưng đến càng gần hơn chúng tôi mới say sưa ngắm nghía và nhận ra từng chi tiết trang trí lại rất Phật giáo, rất Lào.

Xây dựng từ năm 1962 đến 1968 để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào, Patuxay có phần nào đó giống với Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp) nhưng vẫn mang nhiều nét bản sắc của văn hóa Lào. Đó là những hình tượng trang trí Kinari nửa người phụ nữ và nửa chim, là những phù điêu mô tả trường ca Rama cùng các tòa tháp mang đậm phong cách Lào. Ánh nắng sớm mai như dát một màu vàng ấm áp lên dáng vẻ lạnh lùng của lớp xi măng bên ngoài Patuxay.

Công trình gồm 7 tầng tháp và hai tầng phụ, chiều cao 55m, có 4 mặt, mỗi mặt có bề ngang 24m. Theo cầu thang xoắn ốc, chúng tôi lên tầng 7 của tòa tháp. Không gian bao la và trải rộng mọi hướng của thủ đô Viêng Chăn hiện ra trước mắt và từ đây sẽ được ngắm nhìn từ tòa thị chính thành phố, tháp bảo vật quốc gia Pha That Luang, cho đến khu chợ Sáng...

Nếu không đón được bình minh, du khách hãy ghé thăm nơi này vào một chiều tà khi hoàng hôn buông mình yên ả, trời tối dần nhưng ánh đèn rực rỡ xuất hiện quanh đài phun nước. Đó là lúc không chỉ khách du lịch mà cả người dân Lào từ trẻ nhỏ tới người lớn thích thú kéo nhau tới chiêm ngưỡng màn trình diễn nghệ thuật đầy mê hoặc của ánh sáng và nước.

Khải Hoàn Môn Patuxay trong ánh nắng sớm mai.
Khải Hoàn Môn Patuxay trong ánh nắng sớm mai.

Chùa tháp và những bức tượng Phật trầm mặc

Chùa tháp là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Lào từ bao đời nay. Vì thế chuyến đi Viêng Chăn sẽ rất thiếu sót nếu không có “tour chùa tháp” đưa chúng tôi tìm đến những công trình Phật giáo nổi bật nhất.

Điểm đầu tiên không thể bỏ qua chính là tháp Pha That Luang nổi tiếng. Tòa tháp vàng rực rỡ nằm giữa thủ đô này cũng là biểu trưng của đất nước Triệu Voi và được in trên tiền giấy và quốc huy của Lào. Pha That Luang được xây từ thế kỷ 16 trên nền một đền thờ cổ với chân đế tháp rộng 8.100 km2. Nhìn từ xa tòa tháp như đài sen xòe cánh nâng bảo vật là đỉnh vàng vươn cao 45m.

Du khách tham quan Vườn tượng Phật Xieng Khuan.
Du khách tham quan Vườn tượng Phật Xieng Khuan.
Ho Phra Keo ngày nay không còn là một nơi thờ cúng mà trở thành bảo tàng trưng bày tượng Phật.
Ho Phra Keo ngày nay không còn là một nơi thờ cúng mà trở thành bảo tàng trưng bày tượng Phật.

Pha That Luang có không gian mở xung quanh để dù đứng gần hay xa đều có thể thấy được vẻ đẹp huy hoàng của ngôi tháp. Nếu không có nhiều thời gian, chỉ đứng bên ngoài du khách đã có vô số ảnh kỷ niệm chụp tháp vàng Pha That Luang đẹp lộng lẫy trên nền trời xanh. Khi mua vé vào trong tháp lại được ngắm nhìn hàng dãy tượng Phật đã tồn tại qua nhiều thời kỳ lịch sử thâm trầm của một dân tộc.

Cách Pha That Luang khoảng 5km là một cụm chùa mà chúng tôi có thể đi bộ thong thả, chìm đắm giữa những nét văn hóa đặc trưng Phật giáo tiểu thừa. Trong đó có chùa Si Muang nằm ở ngã tư phố Setthathirat giao cắt Samsenethai, còn Ho Phra Keo đối diện Si Saket và cách Si Muang chỉ 800m.

Chùa Si Muang gồm một nhà thờ chính Phật và khu thờ mẹ Si Muang, trong sân chùa đặt nhiều tượng Phật mà nổi bật nhất là tượng Phật Thích Ca dưới tán cây bồ đề. Đến đây, du khách được dâng hương, tham gia nghi thức “buộc chỉ cổ tay” để cầu may mắn cho gia đình và nghe các vị sư đọc kinh Phật cầu an.

Chùa Phra Keo xưa là ngôi chùa Phật ngọc được xây trên một nền đá cao, chạy dọc theo cầu thang là 2 con rồng đá chạm khắc tinh xảo. Ngày nay, chùa là một bảo tàng nổi tiếng của Viêng Chăn bên trong lưu giữ những bức tượng Phật bằng nhiều chất liệu khác nhau như đất nung, gỗ, đá, đồng... với niên đại trải dài nhiều thế kỷ.

Đặc biệt, các bức tượng dát vàng ở phần đầu, tay, ngực, bụng mang ý nghĩa che chở và bảo vệ cho người dân. Từ Phra Keo sang đường vài bước là đến khuôn viên chùa cổ Si Saket xây dựng từ năm 1818. Từ cổng vào đã thấy rất rõ dấu tích thời gian hằn lên mọi ngóc ngách từ những cột gỗ, mái ngói cho tới hàng ngàn bức tượng Phật.

Trong khi chỉ cần đi bộ cũng có thể tham quan những chùa tháp nổi tiếng ở trung tâm Viêng Chăn thì đến vườn tượng Phật Xieng Khuan chúng tôi phải thuê xe để di chuyển hơn 25km. Đây là một điểm du lịch tâm linh độc đáo nằm bên dòng sông Mekong. Chúng tôi thấy như đi lạc vào thế giới muôn hình vạn trạng của hàng trăm tượng Phật và thần Hindu lớn bé trong khuôn viên xanh tươi. Một không gian tĩnh lặng, nhẹ nhàng nhưng mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem, thích hợp để kết thúc hành trình du lịch tâm linh ở Viêng Chăn yên bình.

Chuyến dạo chơi Viêng Chăn lần này mới chỉ dẫn chúng tôi đi lướt qua những công trình kiến trúc và Phật giáo nổi tiếng. Viêng Chăn mặc dù không náo nhiệt, sôi động như những thủ đô khác nhưng vẫn biết cách níu giữ trái tim chúng tôi bằng sự tĩnh lặng, nét trầm mặc trong từng mái chùa, pho tượng... để tới khi rời đi ai cũng nhủ thầm và mong mỏi có ngày trở lại để được thấy và cảm nhận nhiều hơn nữa.

Bài và ảnh: hương chi
TIN LIÊN QUAN

Đêm trắng trên du thuyền băng qua eo biển Baltic

Đoàn Phước Trường |

Hải trình trên du thuyền qua eo biển Baltic là điểm khởi đầu trong hành trình 12 ngày đêm du lịch Bắc Âu của tôi, khám phá 4 nước Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch.

Chùa Trầm, chốn bồng lai tiên cảnh trên đất Long Châu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Quần thể di tích và danh thắng chùa Trầm nằm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nơi đây gồm nhiều địa điểm lịch sử, văn, kiến trúc và danh lam thắng cảnh, tựa như “chốn bồng lai tiên cảnh”: Chùa Trầm, Chùa Vô Vi, Chùa Hang, Chùa Ba Làng, Chùa Cao...

Tuổi trẻ Hà Nội - Viêng Chăn: Chung sức trẻ đắp xây tình hữu nghị

Huy Hùng |

Được sự nhất trí của Thành ủy Hà Nội và Thành ủy Viêng Chăn, từ ngày 16-19.10, đoàn công tác của tuổi trẻ Thủ đô do UVBCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến làm trưởng đoàn sẽ tới thăm và làm việc tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào).

Để xảy ra hàng loạt sai phạm, chủ tịch xã vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

QUANG ĐẠI |

Trong nhiều năm, trên địa bàn xã Hưng Lĩnh (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) xảy ra hàng loạt sai phạm trong quản lý đất đai, gây hậu quả khó khắc phục. Tuy nhiên, vào cuối năm, chủ tịch xã lại được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ô nhiễm không khí đến mức báo động ở các tỉnh Bắc Bộ

Minh Hà |

Những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng. Các chuyên gia y tế cho rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra một số bệnh về đường hô hấp, tim mạch. Người tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài có thể mắc ung thư, đột quỵ.

Kiến nghị sắp xếp lại vị trí việc làm cho nhân viên thư viện trường học

Vân Hà |

Tập thể nhân viên thư viện tại nhiều trường học trong toàn quốc vừa có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị sắp xếp lại vị trí việc làm để đảm bảo lương, quyền lợi cho mình.

EU lo ông Donald Trump quay lại làm tổng thống Mỹ

Ngọc Vân |

Lo ngại việc ông Donald Trump có thể quay lại làm tổng thống Mỹ, các nước EU được cho là đã cử đặc phái viên tới Mỹ để tìm hiểu lập trường của cựu tổng thống về NATO.

Quảng Nam tạm dừng hỗ trợ từ nguồn Quỹ Khám chữa bệnh người nghèo

Hoàng Bin |

Được thành lập từ năm 2013 đến nay, Quỹ khám chữa bệnh (KCB) người nghèo tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ, giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân nghèo an tâm điều trị, nhất là những ca bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, từ ngày 1.12.2023, Quỹ đã ngừng chi hỗ trợ theo quy định mới.

Đêm trắng trên du thuyền băng qua eo biển Baltic

Đoàn Phước Trường |

Hải trình trên du thuyền qua eo biển Baltic là điểm khởi đầu trong hành trình 12 ngày đêm du lịch Bắc Âu của tôi, khám phá 4 nước Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch.

Chùa Trầm, chốn bồng lai tiên cảnh trên đất Long Châu

Nguyễn Hữu Mạnh |

Quần thể di tích và danh thắng chùa Trầm nằm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa là một trong "tứ đại danh thắng của xứ Đoài". Nơi đây gồm nhiều địa điểm lịch sử, văn, kiến trúc và danh lam thắng cảnh, tựa như “chốn bồng lai tiên cảnh”: Chùa Trầm, Chùa Vô Vi, Chùa Hang, Chùa Ba Làng, Chùa Cao...

Tuổi trẻ Hà Nội - Viêng Chăn: Chung sức trẻ đắp xây tình hữu nghị

Huy Hùng |

Được sự nhất trí của Thành ủy Hà Nội và Thành ủy Viêng Chăn, từ ngày 16-19.10, đoàn công tác của tuổi trẻ Thủ đô do UVBCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến làm trưởng đoàn sẽ tới thăm và làm việc tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào).