Bí kíp hạnh phúc của một gia đình ngũ đại đồng đường với 35 thành viên

MINH ÁNH - DƯƠNG HƯƠNG |

Gia đình luôn giữ vai trò là nền tảng, là tế bào của xã hội, là môi trường đầu tiên và then chốt trong việc hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách, phẩm chất của mỗi con người. Vì vậy, việc tạo nên các tế bào tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực của quốc gia.

Gia đình ngũ đại đồng đường với 35 thành viên dưới một mái nhà

Ở ngoại thành Hà Nội, nhất là ở những ngôi làng có truyền thống lịch sử lâu đời, không khó để bắt gặp gia đình nhiều thế hệ chung sống, tiêu biểu là các gia đình tứ đại đồng đường, ngũ đại đồng đường.

Tại làng Phú Thứ, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, gia đình cụ Nguyễn Phú Thành là một gia đình "ngũ đại đồng đường" điển hình tiêu biểu cho nét đẹp gia đình Việt - nét đẹp gia đình gắn kết, hoà thuận.

Ở tuổi 90, nhưng cụ Nguyễn Phú Thành vẫn minh mẫn và khoẻ mạnh. Gia đình cụ hiện có 5 thế hệ, tuy không cùng chung một nhà, nhưng các hộ gia đình đều sống quây quần nhau trên một khu đất mà tổ tiên để lại. Với 35 thành viên, gia đình cụ Thành chính là tấm gương cho nhiều gia đình khác trong tổ dân phố noi theo.

Cụ Thành cho biết, mảnh đất mà gia đình ông sinh sống là mảnh đất cha truyền con nối, tới cụ là đời thứ 12. Nối tiếp lề lối gia phong của tổ tiên, gia đình cụ vẫn đang sinh sống, lập nghiệp từ chính mảnh đất này.

Căn nhà cổ có tuổi đời gần 100 năm là nơi thờ tổ tiên của dòng họ Nguyễn Phú, đồng thời cũng là nơi mà đại gia đình cụ Thành thường hay tề tựu. Ảnh: Minh Ánh
Căn nhà cổ có tuổi đời gần 100 năm là nơi thờ tổ tiên của dòng họ Nguyễn Phú, đồng thời cũng là nơi mà đại gia đình cụ Thành thường hay tề tựu. Ảnh: Minh Ánh

Khác với câu tục ngữ “xa thơm gần thối” mà nhiều người quan niệm, dòng họ cụ Thành có truyền thống đoàn kết, yêu thương, ít khi xảy ra mâu thuẫn hay tranh cãi. Gia đình cụ có nếp văn hóa trên bảo dưới nghe. Là trưởng dòng họ, cụ Thành thường quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình hay ngày họp họ, ngày giỗ... và mọi người đều đồng thuận nghe theo.

“Không phải cứ là ngày giỗ, ngày Tết, cách 1 - 2 tháng, gia đình tôi lại tổ chức liên hoan, con cháu quây quần ngay tại khoảng sân nhà thờ họ. Mỗi một lần liên hoan, gia đình tôi phải bày hơn 5 mâm cỗ. Mỗi lần cùng nhau ăn uống, tụ họp chúng tôi đều cảm thấy rất vui vẻ. Ai nấy cũng đều cảm thấy hạnh phúc” - cụ Thành tự hào chia sẻ.

Không chỉ cụ Thành trường thọ mà gia đình cụ từ những đời trước đều sống rất thọ, cụ ông (bố của cụ Thành) hưởng thọ 93 tuổi, em gái cụ hưởng thọ 99 tuổi, và em thứ 3 hưởng thọ 86 tuổi...

Đến đời cụ Thành có 7 anh em ruột, tất cả nay đều còn sống, hơn nữa đều sống vui sống khỏe. Truyền thống gia đình gắn kết lâu đời của gia đình cụ có lẽ chính là bí quyết hạnh phúc giúp cụ Thành có đời sống tâm lí thoải mái, và có được sức khỏe lẫn trí lực tốt ở độ tuổi 90.

Vì con cháu họ hàng đều sinh sống quanh làng, lại có nếp văn hóa truyền thống là ra hỏi vào chào, thường xuyên thăm hỏi giúp đỡ lẫn nhau nên tình cảm đại gia đình cụ rất gắn bó, thân thiết. Mỗi nhà đều có một bàn trà, mọi người thường qua nhà nhau chơi, uống trà, hàn huyên tâm sự.

Các cụ cũng hay chơi tổ tôm, chơi chắn, đánh tam cúc với nhau, vừa giúp rèn luyện trí nhớ vừa gắn kết tình thân. Con gái ông Thành, bà Nguyễn Thị Tỵ cho biết, bà rất tự hào về gia đình mình. “Khó nhà nào được như nhà tôi, tôi nói thật" - bà vui vẻ chia sẻ.

Trò chuyện cởi mở, cụ Thành tiết lộ: "Bí kíp để gia đình luôn hoà thuận đó là cha mẹ phải là người làm gương cho con cháu. Giữa các thế hệ sống với nhau vừa có tôn ti trật tự, vừa rất gần gũi, dân chủ". Có thể nói, gia đình thuận hoà hạnh phúc, truyền thống nề nếp gia phong nên các con cháu trong gia đình đều vui vẻ, phấn khởi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên trong xã hội.

Các con cháu của cụ Thành đều là những công dân gương mẫu, tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực của xã hội và tuyệt đối trong dòng họ cụ không có con cháu vi phạm pháp luật hoặc vướng vào tệ nạn xã hội. Mỗi khi cần, tất cả con cháu lại đoàn tụ về dưới mái nhà cổ. Mấy chục con người cùng quần tụ nhưng tuyệt đối hàng xóm chưa bao giờ nghe thấy có chuyện to tiếng, lời qua tiếng lại mà chỉ có những lời hỏi thăm, động viên nhau và tiếng cười đùa vui vẻ.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí Tuyên truyền - cho biết: "Hiện nay, gia đình ngũ đại đồng đường tại Hà Nội là rất hiếm. Tôi đã nghiên cứu và viết sách về văn hóa gia đình nên tôi đã gặp và tiếp xúc rất nhiều các gia đình tứ đại đồng đường, ngũ đại đồng đường. Đó là những mô hình rất hay, chúng ta nên nghiên cứu để duy trì những mô hình đó trong xã hội hiện đại".

Cụ Thành vui mừng kể các câu chuyện về gia đình cho phóng viên. Ảnh: Minh Anh
Cụ Thành vui mừng kể các câu chuyện về gia đình cho phóng viên. Ảnh: Minh Anh

Ông Trung chia sẻ, khoảng thời gian cách đây 70 - 80 năm, mô hình gia đình tứ - đại đồng đường là rất dễ bắt gặp. Tuy nhiên, do sức ép của xã hội hiện đại các thế hệ không còn chung một công việc mà thay vào đó, mỗi người lại có một công việc khác nhau. Dẫn đến lịch làm việc cũng như nhu cầu tâm lí khác nhau nên con cái khi trưởng thành sẽ tách ra không ở cùng bố mẹ.

"Hiện nay, mô hình gia đình hạt nhân (gia đình chỉ 1 - 2 thế hệ) khá phổ biến. Tuy nhiên, mô hình này lại có những bất cập riêng như sự tương quan, hỗ trợ lẫn nhau hạn chế. Chính vì thế, khi xã hội ngày càng phát triển, những gia đình hạt nhân sẽ rất là khó khăn.

Vì vậy mà chúng ta nên nghiên cứu, tìm hiểu làm sao để tạo nên các gia đình có 3,4,5 thế hệ quây quần nhưng vẫn có được sự độc lập tương đối để cho các thế hệ có sự phấn đấu, xây dựng hạnh phúc riêng cho mình mà không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của những thế hệ khác, gia đình khác. Chính sự tương tác giữa các gia đình hạt nhân trong đại gia đình lớn sẽ giúp giảm bớt trách nhiệm của xã hội" - ông Trung khẳng định.

Hơn nữa, ông Trung cũng phân tích: Trong gia đình cụ Thành, cụ đã 90 tuổi nhưng rất khỏe mạnh và minh mẫn, không chỉ mình cụ mà cả 7 anh em ruột của cụ đều đang sống vui, sống khỏe. Có được điều đó bởi lẽ gia đình được thoả mãn về tinh thần.

"Hiện nay, khi đánh giá một gia đình, người ta sẽ hướng đến chỉ số hạnh phúc, chỉ số hài lòng của tất cả các thành viên trong gia đình. Mọi người cảm thấy hài lòng với cuộc sống, không phải cứ vật chất đầy đủ thì mới có hạnh phúc. Nhiều gia đình vật chất thừa thãi nhưng lại cảm thấy trống rỗng, con cháu dễ gặp trường hợp không hiếu thảo, không chịu phấn đấu, sa ngã vào tệ nạn xã hội..." - ông Trung nhận định.

Gia đình tốt, xã hội tốt

Gia đình luôn là nơi khởi nguồn và hình thành nhân cách của mỗi con người. Tình cảm gia đình là cơ sở tốt đẹp, bền vững của lòng yêu nước, yêu dân. Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm, đề cao vai trò của gia đình trong xã hội. Vì vậy, Bác Hồ từng nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt”.

Xác định vai trò quan trọng của gia đình, vun đắp giá trị gia đình, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi về xây dựng gia đình, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Giảng viên cao cấp học viện Báo chí Tuyên truyền - cho rằng, hiện nay gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trước sự tác động rất mạnh mẽ của mặt trái nền kinh tế thị trường, rất nhiều giá trị bị đảo lộn... thành ra việc chung sống nhiều thế hệ trở nên khó khăn.

Hình ảnh lưu niệm gia đình ngũ đại đồng đường của cụ Nguyễn Phú Thành được chụp Xuân 2023. Ảnh: Minh Ánh
Hình ảnh lưu niệm gia đình ngũ đại đồng đường của cụ Nguyễn Phú Thành được chụp Xuân 2023. Ảnh: Minh Ánh

Ông Trung cho rằng: "Nhà nước cần có nghiên cứu, kế hoạch chiến lược để giúp cho người dân khắc phục điều trên. Ví dụ như ở những làng quê, có thể giao cho những gia đình đó những thửa đất rộng, dồn lại ở gần nhau, quây quần lại để ở giữa xây một cái sân rộng.

Khi đó những nhà xung quanh đều có không gian độc lập tương đối riêng biệt, nhưng cũng có một không gian sinh hoạt chung của đại gia đình. Các gia đình đó vẫn có quan hệ gắn bó với nhau, vẫn có thể hỗ trợ nhau nhưng từng gia đình cụ thể vẫn thoả mãn nhu cầu tự do cá nhân.

Đối với thành phố, các hộ gia đình có thể mua những căn hộ chung cư gần nhau, ở cùng tầng hoặc những tầng lân cận. Nếu được như vậy, chuyện sinh hoạt vẫn độc lập riêng tư, nhưng khi có công có việc, các thành viên trong gia đình vẫn có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

Ngày nay, đó được gọi là một cách để tạo thành một liên gia. Và liên gia trong dòng họ, dòng tộc sẽ sâu sắc hơn liên gia với hàng xóm".

Nói về lợi ích của truyền thống gia đình gắn kết, PGS. TS Phạm Ngọc Trung cho biết: "Các gia đình Việt Nam thời phong kiến đều có gia phong, gia lễ và cả những quy định của dòng họ, sau đó mới đến hương ước của làng xã. Cho nên những gia đình quây quần, quan tâm đến nhau thường xuyên thì chắc chắn tỉ lệ tệ nạn xã hội sẽ giảm.

Khi con người được thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tình cảm thì họ không bị khủng hoảng tâm lý nữa, họ sẽ không còn tìm đến những cái vui chơi cờ bạc, rượu chè hay nghiện hút, thậm chí kể cả chuyện ngoại tình. Những hiện tượng mặt trái của gia đình chỉ nảy sinh trong những điều kiện gia đình bị tan vỡ về cấu trúc, những gia đình bất đồng quan điểm, li thân, li hôn và có những mâu thuẫn không thể hóa giải được".

Từng nghiên cứu sâu về văn hoá gia đình Việt, nên ông Trung khẳng định, việc phát triển các liên gia của gia đình tự chăm sóc và giáo dục lẫn nhau, sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội về mặt tài chính, nhân lực. Khi đó, xã hội sẽ không cần phải quá tập trung chăm lo cho từng gia đình.

MINH ÁNH - DƯƠNG HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Những lời chúc dành cho cha mẹ nhân Ngày Gia đình Việt Nam không thể bỏ qua

LƯƠNG HẠNH |

Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc nhất đối với mỗi người. Vào Ngày Gia đình Việt Nam 28.6, đừng quên gửi lời chúc ý nghĩa đến cha, mẹ nhân ngày đặc biệt này.

Ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28.6

Huyền Chi |

Ngày Gia đình Việt Nam ra đời để các thành viên khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm đối với tổ ấm.

Ý nghĩa cao đẹp của Ngày Gia đình Việt Nam 28.6

ANH THƯ (TH) |

Ngày Gia đình Việt Nam (28.6) hằng năm là ngày nhằm tôn vinh những giá trị gia đình. Đây cũng là dịp để phụ huynh giáo dục con em, các thế hệ sau về ý nghĩa, trách nhiệm đối với gia đình.

Hà Nội, TPHCM thăng hạng ở top điểm đến được quan tâm nhất thế giới

Nhật Hạ |

Hà Nội và TPHCM có tên trong 15 thành phố thăng hạng vượt bậc ở bảng xếp hạng các thành phố được tìm kiếm nhiều nhất toàn cầu hè 2023.

Thực trạng bết bát của doanh nghiệp ca sĩ Khánh Phương bán chui cổ phiếu

Anh Kiệt |

CTCP Sông Đà 1.01 - doanh nghiệp ca sĩ Khánh Phương làm cổ đông lớn - suốt 5 năm không tổ chức đại hội cổ đông thường niên và 8 năm không chia cổ tức.

Xem xét trách nhiệm TP Đà Lạt trong vụ biệt thự sạt lở vùi lấp 2 người

Hữu Long |

Đến 10h sáng 29.6, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã tổ chức cuộc họp để chỉ đạo khắc phục hậu quả sau khi một biệt thự ở phường 10, TP Đà Lạt sạt lở, vùi lấp 2 người.

Điều tra vụ tử vong khi nâng ngực trong khách sạn ở TPHCM

Hữu Chánh |

Sau khi tiêm, bệnh nhân bị biến chứng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở và sau đó tử vong.

NSƯT Thanh Quý: "Tôi mong con gái chấp nhận mọi được - mất trong đời"

Mi Lan |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động, NSƯT Thanh Quý nhắc đến con gái với nhiều yêu thương. “Tôi mong con có thể sống an nhiên, đón nhận mọi được - mất trong đời một cách chủ động nhất”- NSƯT Thanh Quý nói.

Những lời chúc dành cho cha mẹ nhân Ngày Gia đình Việt Nam không thể bỏ qua

LƯƠNG HẠNH |

Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc nhất đối với mỗi người. Vào Ngày Gia đình Việt Nam 28.6, đừng quên gửi lời chúc ý nghĩa đến cha, mẹ nhân ngày đặc biệt này.

Ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28.6

Huyền Chi |

Ngày Gia đình Việt Nam ra đời để các thành viên khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm đối với tổ ấm.

Ý nghĩa cao đẹp của Ngày Gia đình Việt Nam 28.6

ANH THƯ (TH) |

Ngày Gia đình Việt Nam (28.6) hằng năm là ngày nhằm tôn vinh những giá trị gia đình. Đây cũng là dịp để phụ huynh giáo dục con em, các thế hệ sau về ý nghĩa, trách nhiệm đối với gia đình.