Bệnh tay - chân - miệng lại vào mùa?

Bs Văn Bình |

Sốt xuất huyết tạm lắng thì bệnh tay - chân - miệng (TCM) lại tăng nhiều số ca bệnh và nhập viện. Chỉ tính tới hết tháng 8, cả nước có 50.500 ca bệnh.

Điểm số ca bệnh một số tỉnh, thành phố

Tháng 1.2017, cả nước có 2.088 ca TCM ở 57 tỉnh thành. Hết tháng 8, TPHCM có 3.300 ca và trong tháng này mỗi tuần thêm gần 170 ca, mỗi ngày khoảng 50 - 60 trẻ nhập BV Nhi đồng 1, nhiều ca nặng, phải thở máy.

Hơn 7 tháng đầu năm, Đồng Nai có hơn 4.700 ca, tăng 150% cùng kỳ, gần 2.000 trẻ nhập viện, nhiều nhất là TP Biên Hòa khoảng 1.400 ca. Khánh Hòa, có hơn 440 ca, tăng 10% cùng kỳ.

Từ đầu tháng 7, mỗi ngày khoảng 20 ca nhập khoa Nhi, BV tỉnh Quảng Ngãi, gấp đôi cùng kỳ, số ca nặng (độ 2a, 2b và độ 3 gần 30%); nhiều ca đe dọa tính mạng: Sốt cao, co giật, tím tái.

Hai tuần cuối tháng 7, mỗi ngày khoảng 100 - 120 trẻ nhập BV Nhi đồng Cần Thơ, gấp 2 lần tháng 6; tại viện luôn có khoảng trên 80 ca nặng. Đỉnh dịch TCM ở phía Nam thường từ tháng 3 - 5 và mùa tựu trường từ tháng 8 - 12. Tháng 9, Nghệ An có 328 ca bệnh, 81 ca nhập BV Sản - Nhi.

Nhận diện thủ phạm gây bệnh

TCM lây theo đường tiêu hoá mà mầm bệnh ở trong nước bọt, nốt tổn thương trên da và phân của trẻ bệnh, vì thế trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi ở nhà trẻ, mẫu giáo có nguy cơ lây truyền rất cao. Các loại dịch thường xảy ra vào những mùa nhất định nhưng TCM rải rác quanh năm, có nhiều type virus gây bệnh và hiện chưa có vacxin.

Bệnh được phát hiện từ năm 1957 ở Toronto, Canada và xác định được “thủ phạm” là Coxsackie chủng A16 - một virus đường ruột. Vụ dịch năm 1959 ở Birmingham, Anh cũng phân lập được virus này, nhưng vụ dịch năm 1969, ở New Yok, Mỹ lại phân lập được “thủ phạm” là Enterovirus type 71 (EV71, cũng là virus đường ruột). Năm 1981, dịch phát ở Thượng Hải rồi lan sang Bắc Kinh, Quảng Đông (Trung Quốc - TQ).

Virus đường ruột có hàng trăm loại chia thành nhiều nhóm và hầu hết không gây bệnh cho người, nhưng có vài chủng lại gây bệnh và biến chứng trầm trọng làm tử vong. Từ đó đến nay có nhiều dịch TCM lớn:

- Năm 1997, 31 trẻ chết vì TCM ở Sarawak, Malaysia, gây bệnh là EV71.

- Năm 1998, Đài Loan có 405 ca biến chứng nặng, 78 trẻ tử vong; gây bệnh là EV71.

- Năm 2006, 7 trẻ chết do TCM ở Sarawak, Malaysia. Dịch bùng phát ở Chikungunya thuộc miền Nam và nhiều tỉnh miền Tây Ấn Độ.

- Năm 2007, tỉnh Giang Đông, TQ có 39.606 ca bệnh, 6 ca tử vong, “thủ phạm” là EV71. Dịch cũng xảy ra ở Tây Bengal, phía đông Ấn Độ.

- Năm 2008, tỉnh An Huy, TQ có 25.000 trẻ bệnh, 42 trẻ tử vong; ở Singapore: 2.600 ca; Việt Nam: 2.300 ca, 11 ca tử vong; Mông Cổ: 1.600; Brunei: 1.053 ca.

- Năm 2009, tỉnh Sơn Đông, TQ có 17 trẻ chết; tỉnh Hà Nam, TQ có 18 trẻ chết. Trung Quốc báo 1.155.525 ca bệnh, có 13.810 ca nặng và 353 ca tử vong.

- Năm 2010, tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, TQ có 70.756 trẻ bệnh, 40 trẻ tử vong.

- Năm 2012, tỉnh Hồ Nam, TQ, có khoảng 35.000 ca bệnh, 7 ca tử vong.

Ở nước ta, TCM xuất hiện ở phía Nam từ cuối những năm 90 của TK XX, gần đây đã lan ra phía Bắc. Năm 2011, tuy không có dịch lớn, nhưng 26/28 tỉnh, TP; 220/300 quận, huyện và 1.544/5.044 xã, phường phía Bắc có bệnh nhân TCM và nhiều nhất là tỉnh Thanh Hoá với 2.161 ca; trên 240 ca nhập BV nhi TW, Hà Nội.

Số mắc bệnh cả nước tăng cao từ năm 2011 với 113.121ca ở 63 tỉnh, TP, 169 ca tử vong; năm 2014 có 80.685 ca bệnh, 8 ca tử vong. Đến đến tháng 11.2015 có trên 44.000 ca bệnh, 70 ca tử vong... Tỉ lệ mắc bệnh trung bình 5 năm (2010 - 2014) khoảng 28,1/100.000 và khoảng 60% số ca bệnh ở phía Nam (theo Cục Y tế dự phòng).

Đáng lo ngại là khoảng 20 năm trở lại đây, TCM ở TQ, Đài Loan và Đông Nam Á chủ yếu do EV71, bằng chứng là hai vụ dịch ở Malaysia năm 1997, Đài Loan năm 1998 và nhiều vụ dịch ở TQ nói trên. Chủng virus này rất nguy hiểm vì thường gây các biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não nước trong (dịch não tủy không đục như viêm màng não mủ do vi khuẩn, thấy khi chọc dò tủy sống), phù phổi, chảy máu phổi, liệt (các chi, giống bại liệt - paralysis), viêm cơ tim và viêm phổi; Coxsackie không gây những biến chứng này.

Ở nước ta, trước đây EV71 chỉ lưu hành ở phía Nam thì nay đã xuất hiện ở phía Bắc: Năm 2011, bé ba tuổi ở Hà Nội tử vong dương tính với EV71; tháng 8,9.2011, BV nhi TW, Hà Nội phát hiện 3 ca và năm 2015, TP Hà Nội có 2 ca dương tính với EV71. Một mặt, TCM ở Châu Á - Thái Bình Dương gần đây có xu hướng tăng cao. Theo WHO, năm 2014, TQ có 700.000 ca, tăng 1,9 lần; Ma Cao hơn 1.300 ca, tăng 1,8 lần; Singapore gần 7.000 ca, tăng 1,03 lần so với cùng kỳ năm 2013…

Người dân không thể biết chủng virus nào gây bệnh, nhưng chủ động phòng biến chứng bằng cách biết phân độ lâm sàng TCM của Bộ Y tế:

Độ 1: Loét miệng và nốt phỏng ở lòng bàn tay, chân, mông; mệt mỏi, khó chịu; đau họng, đau lan ra hai lỗ tai; trẻ sơ sinh đến mới biết đi quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn; đôi khi tiêu chảy.

Độ 2: Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình: Rung giật cơ từng cơn 1 - 2 giây, thường thấy ở tay và chân, khi giật trẻ vẫn tỉnh táo (trẻ nhỏ giống như giật mình, phải nghi ngờ nếu trong 30 phút trẻ “giật mình” 2 lần trở lên).

Thường kèm theo một trong những dấu hiệu như đi loạng choạng, chới với; ngủ gà; bứt rứt; run chi, chi yếu hoặc liệt; mắt nhìn ngược. Mạch trên 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và ngoài cơn sốt). Sốt cao 39,50C (nhiệt độ nách thấp hơn nhiệt độ cơ thể 0,50C). Liệt các dây thần kinh sọ não (phụ trách nhìn; nghe; ngửi; vị giác; vận động lưỡi, hầu, họng...).

Độ 3: Biến chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch nặng: Co giật, hôn mê; khó thở: Thở nhanh, rút lõm các khe liên sườn. Mạch trên 170 lần/phút; tăng huyết áp.

Độ 4: Biến chứng rất nặng, khó hồi phục: Phù phổi cấp; sốc, truỵ mạch, có cơn ngừng thở.

Biết tình trạng gây bệnh tăng diện rộng của chủng EV71 làm TCM ngày càng nguy hiểm nên nhiều cha mẹ đề nghị xét nghiệm phân lập chủng virus này. Tuy nhiên, xét nghiệm EV71 khó, đắt tiền và không phải BV nào cũng thực hiện được. Vì vậy, khi dương tính với virus TCM chung mới làm xét nghiệm phân lập EV71.

BV nhi TW khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên hoang mang vì kết quả dương tính với EV71 thực sự chưa có nhiều giá trị, bởi hiện không có thuốc diệt virus mà chỉ ngăn chặn chúng xâm nhập tế bào, lây lan, phát triển, chờ hệ miễn dịch tạo ra kháng thể diệt chúng.

Tuy nhiên, khi kết luận trẻ mắc TCM, BS đã điều trị theo phác đồ thể bệnh nặng nhất của Bộ Y tế, mà không đợi kết quả xét nghiệm. Sau đó, nếu kết quả dương tính với EV71 hay các chủng EV khác sẽ điều chỉnh thuốc. Bởi vậy, không có chuyện vì xét nghiệm mà ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và tính mạng bệnh nhi.

Đối phó với TCM cần ăn, ở sạch; giữ bàn tay và đồ chơi sạch mà việc rửa tay, đồ chơi bằng xà phòng và dung dịch sát trùng có hiệu quả rất cao. Phải vệ sinh sàn nhà, tay vịn cầu thang, đồ dùng... phun thuốc diệt mầm bệnh... Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh phải đi khám và thông báo với y tế địa phương. Phải cho trẻ bệnh nghỉ học, tránh lây lan.

Bs Văn Bình
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.