Từ Dior thành D.I.O.R - hàng giả trên TMĐT chưa bao giờ tinh vi đến thế

Cường Ngô |

Tại buổi toạ đàm: "Nhận diện thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử (TMĐT)" do Báo Lao Động và Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Đức Lê - Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT) đã có những phân tích về những thủ đoạn mới trong việc buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn TMĐT.

Thủ đoạn mới trong việc buôn bán hàng giả trên TMĐT

Nhiều doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhiều lần lên tiếng về việc không kiểm soát được người đưa hàng lên các sàn TMĐT, dẫn đến tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng này ngày càng nhiều, ý kiện của ông thế nào?

Hiện mỗi sàn giao dịch TMĐT có trên 5.000 thương hiệu và hàng nghìn đối tác kinh doanh đa dạng các mặt hàng. Theo nguyên tắc hoạt động, các sàn giao dịch TMĐT chủ yếu cho thuê "gian hàng" online.

Do đó, sản phẩm không về kho chứa của bất kỳ sàn giao dịch nào nên không phát hiện được hàng hoá vi phạm. Các đơn vị như Shopee, Lazada, Sendo cũng chỉ mới đang rà soát yêu cầu người bán cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh sản phẩm đăng bán là hợp lệ. Nếu người bán không cung cấp được tài liệu theo yêu cầu sẽ tiến hành đóng cửa hàng online trên sàn.

Hiện nay, các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái trên TMĐT có rất nhiều cách để lẩn tránh sự truy vết của cơ quan chức năng. Ví dụ như Dior thì viết thành D.I.O.R hoặc DIO. Khi cơ quan chức năng phát hiện những "từ khoá" này là hàng vi phạm thì các đối tượng lại nghĩ ra "từ khoá" khác. Do đó việc kiểm soát người bán hàng hoá vi phạm đang gặp nhiều khó khăn.


Việc bán hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi, sức khoẻ của người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính?

Bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình là đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh…giả, kém chất lượng khiến bệnh tật không những giảm mà còn phát triển trong cơ thể những người nhẹ dạ, không hiểu biết, ham rẻ.

Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng "xịn" mà hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu dẫn đến phá sản hoặc phải chuyển đổi mặt hàng kinh doanh khác.

Theo ông, những thủ đoạn, phương thức vi phạm mới mà các "gian thương" thực hiện là gì, thưa ông?

Các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng lậu trên mạng thường xuyên lợi dụng kho hàng, xe hàng của các hãng chuyển phát, giao nhận để cất giấu và vận chuyển hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng

Các đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website là mẫu hàng chính hãng, đầy đủ thông tin, giấy tờ nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng.

Lợi dụng các giao dịch, thanh toán trên mạng đều chớp nhoáng và vô hình; không có địa điểm kinh doanh rõ ràng, làm cho cơ quan chức năng không thể kiểm tra được ngay. Chưa kể, hầu hết các giao dịch theo hình thức này (nếu là hàng hoá vi phạm) đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên công tác phát hiện, quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.

Việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua chưa thật sự chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục của các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng là một kẽ hở để các đối tượng lợi dụng đưa hàng hóa vi phạm lên bày bán công khai trên các sàn này. Có những đối tượng duy trì thường trực hàng trăm tài khoản trên các sàn giao dịch TMĐT để ngay lập tức có thể thay đổi khi bị phát hiện.

Các đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm thường có quy mô nhỏ lẻ nên rất khó phát hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Hiện nay qua nhiều trường hợp phát hiện các đối tượng thường thuê các căn hộ chung cư vừa làm nhà ở, vừa làm điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa. Các khu vực này thường có an ninh, bảo mật cao gây khó khăn cho công tác tiếp cận, trinh sát.

Ông Nguyễn Đức Lê
Ông Nguyễn Đức Lê (ở giữa).

Hành động để xử lý hàng giả trên TMĐT

Sở dĩ hàng giả, hàng nhái có "đất sống" là vì có sự "tiếp tay" của người tiêu dùng. Ông nghĩ sao?

Nguyên nhân để hàng giả, hàng nhái có "đất sống" do có sự "tiếp tay" của người tiêu dùng, bởi tâm lý sính hàng hiệu, nhưng thiếu thông tin về hàng giả và hàng chính hãng.

Bên cạnh đó, có người tiêu dùng biết sản phẩm đó là hàng giả, hàng nhái, nhưng vẫn chấp nhận dùng vì giá rẻ, lại thỏa mãn tâm lý thích dùng hàng hiệu. Điển hình trong việc tiêu dùng tùy tiện theo ý thích của giới trẻ đối với nhóm hàng mỹ phẩm, thời trang quần áo, giầy dép, túi xách và đồ dùng sinh hoạt gia đình.

Chính điều này đã góp phần cho hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có cơ hội hoành hành, cơ quan chức năng càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phát hiện và xử lý vấn nạn này.

Nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trên TMĐT như thế nào, thưa ông?

Tổng cục QLTT đã chỉ đạo triển khai kế hoạch chuyên đề đấu tranh phòng chống hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gọi tắt là Kế hoạch 888.

Kế hoạch được triển khai theo lộ trình đến năm 2025 tập trung thực hiện đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, ký cam kết, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm hướng đến đạt được các mục tiêu ngăn chặn triệt để các hành vi kinh doanh, bày bán công khai hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường truyền thống, cũng như trên môi trường TMĐT.

Năm 2020, toàn lực lượng phát hiện và xử lý trên 66.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 352,15 tỉ đồng, tịch thu hàng hóa vi phạm ước tính trên 136 tỉ đồng, chuyển cơ quan điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự 157 vụ.

Riêng 6 tháng đầu năm 2021, toàn lực lượng kiểm tra 41.702 vụ, xử lý 25.596 vụ vi phạm.

Cảm ơn ông!

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Toạ đàm: "Nhận diện thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên TMĐT"

Nhóm PV |

Việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua chưa thật sự chặt chẽ của các sàn thương mại điện tử là một trong những kẽ hở để các đối tượng lợi dụng đưa hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... lên bày bán công khai trên các sàn này. Đó là lý do, hôm nay 18.12), Báo Lao Động phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm với chủ đề “Nhận diện thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử”. Khách mời của toạ đàm là ông Nguyễn Đức Lê – Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Tổng cục Quản lý thị trường và luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI.

5 mẹo giúp bạn nhận ra hàng giả trước khi mua

Hạ Mây (Theo BRIGHTSIDE) |

Các thương hiệu hàng đầu bị rất nhiều nơi làm nhái sản phẩm và đôi khi hàng giả được làm kỹ đến mức bạn gần như không thể nhận ra. Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp bạn nhận ra hàng giả trước khi mua chúng.

Nói “không” với bán, mua hàng giả, hàng nhái: Đừng chỉ là khẩu hiệu

Hoàng Lâm |

Hôm nay (29.11) là Ngày chống hàng giả, hàng nhái của Việt Nam. Thế nhưng ai cũng biết, để chống lại những sản phẩm này thì không thể gói gọn trong một ngày mà là công việc của tất cả các ngày trong năm, tham gia của tất cả các thành phần trong xã hội.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Toạ đàm: "Nhận diện thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên TMĐT"

Nhóm PV |

Việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua chưa thật sự chặt chẽ của các sàn thương mại điện tử là một trong những kẽ hở để các đối tượng lợi dụng đưa hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... lên bày bán công khai trên các sàn này. Đó là lý do, hôm nay 18.12), Báo Lao Động phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm với chủ đề “Nhận diện thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử”. Khách mời của toạ đàm là ông Nguyễn Đức Lê – Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Tổng cục Quản lý thị trường và luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI.

5 mẹo giúp bạn nhận ra hàng giả trước khi mua

Hạ Mây (Theo BRIGHTSIDE) |

Các thương hiệu hàng đầu bị rất nhiều nơi làm nhái sản phẩm và đôi khi hàng giả được làm kỹ đến mức bạn gần như không thể nhận ra. Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp bạn nhận ra hàng giả trước khi mua chúng.

Nói “không” với bán, mua hàng giả, hàng nhái: Đừng chỉ là khẩu hiệu

Hoàng Lâm |

Hôm nay (29.11) là Ngày chống hàng giả, hàng nhái của Việt Nam. Thế nhưng ai cũng biết, để chống lại những sản phẩm này thì không thể gói gọn trong một ngày mà là công việc của tất cả các ngày trong năm, tham gia của tất cả các thành phần trong xã hội.