Nồi cơm điện tách đường - sự “thần kỳ” hay gian dối?

LONG NGUYỄN |

Về bản chất, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tách đường hiện đang được quảng cáo, rao bán với những lời có cánh lại giản đơn đến mức không ngờ. Chính bởi cách thức thô sơ đó, việc tách được đường từ cơm chưa rõ có hiệu quả không nhưng chắc chắn sẽ kéo theo nhiều tác hại.

Những lời có cánh

Theo thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, trong 10 năm qua, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tại nước ta gia tăng chóng mặt. Không những vậy, Việt Nam còn là một trong những quốc gia Châu Á có tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Cùng với đó là căn bệnh thời hiện đại “béo phì” cũng tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế, nhu cầu về thuốc chữa bệnh, thực phẩm, chế độ ăn uống của nhóm đối tượng này đang rất được quan tâm.

Nguyên lý hoạt động cầu kỳ của sản phẩm “Nồi cơm điện tách đường” được các nhà sản xuất “vẽ” ra.
Nguyên lý hoạt động cầu kỳ của sản phẩm “Nồi cơm điện tách đường” được các nhà sản xuất “vẽ” ra.

Nắm bắt tâm lý đó, thời gian vừa qua trên thị trường xuất hiện nhan nhản các thương hiệu nồi cơm điện được quảng cáo là có thể tách được từ 20 - 30% lượng đường trong cơm ăn hằng ngày mà vẫn giữ được phần lớn các chất dinh dưỡng như: Protein, lipit, khoáng chất và các vitamin ở gạo. Giá của dòng sản phẩm này cũng không hề rẻ, từ 3 đến 5 triệu đồng.

Liên hệ theo hotline bán hàng của một hãng nồi cơm tách đường, PV được một nam nhân viên tư vấn rất tận tình, kèm lời “tự khen”: “Khách bên em dùng khen lắm. Nhiều người phản hồi là đường huyết rất ổn định…”.

Cũng theo thông tin từ các website quảng cáo, nguyên lý hoạt động của loại nồi cơm này khá cầu kỳ với 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Gia nhiệt tạo ra quá trình dẻo hoá; Giai đoạn 2: Phân tách hàm lượng tinh bột xấu có trong gạo; Giai đoạn 3: Loại bỏ nước và bột tiêu hoá nhanh RDS; 4: Nấu chín tạo ra hạt cơm thơm ngon và an toàn.

Liệu có thần kỳ?

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, nguyên lý hoạt động thực tế của loại nồi cơm này đơn giản đến mức không ngờ, là... chắt nước cơm trong quá trình nấu rồi bỏ đi. Cụ thể, để nấu nồi cơm tách đường, người nội trợ sẽ phải cho nước vào gạo nhiều hơn bình thường. Quá trình nấu, nhờ nguyên lý gạn nước này mà lượng đường được cho là sẽ giảm đi. Lượng nước thừa, theo thiết kế, sẽ chứa vào một ngăn chứa khác.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Hà (Bệnh viện Lão khoa) thì việc gạn nước để tách đường trong tinh bột cơm gạo tưởng rằng tốt nhưng thực chất lại “lợi bất cập hại” bởi lượng nước cơm trong quá trình nấu vốn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B. Nên người ăn cơm từ gạo bị gạn, tách sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt năng lượng. “Phải hiểu đây là loại cơm mất đi gần hết dưỡng chất. Nếu chỉ với một thao tác là chắt bỏ nước cơm khi đang sôi, thì liệu có cần đến một chiếc nồi với giá đắt hơn nhiều nồi cơm thông thường, để cho ra loại cơm có vị nhạt, mất hết dưỡng chất?” - bác sĩ Hà đặt câu hỏi.

Một quảng cáo nồi cơm tách đường tách được tới 40% lượng đường trong cơm. Ảnh: P.V
Một quảng cáo nồi cơm tách đường tách được tới 40% lượng đường trong cơm. Ảnh: P.V

Trao đổi với PV Báo Lao động, TS chuyên ngành Sinh Hóa Nguyễn Trung Sơn (Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội) tỏ ra khá bất ngờ trước thông tin có loại nồi có thể tách được đường khỏi cơm. Ông nói: “Tinh bột (gạo) làm gì có đường, phải khi vào trong cơ thể tinh bột mới chuyển hóa thành đường và quá trình này cần phải có enzym”.

Rồi vị chuyên gia phân tích: Tinh bột cấu thành từ hai thành phần Amyloza và Amylopectin. Về bản chất tinh bột chỉ chuyển hóa thành đường trong phương pháp thủy phân hoặc là dưới sự xúc tác của axit loãng (thường dùng HCL) hoặc sử dụng enzym (đây là phản ứng chính trong cơ thể con người). Với phương pháp thủy phân không có chất xúc tác mà chỉ sử dụng nước thông thường, việc thủy phân tinh bột để tạo ra đường là bất khả thi. Quá trình nấu cơm chỉ làm “trương lên” của tinh bột tạo thành hồ tinh bột kết dính với nhau, không thể sản sinh ra đường. Vậy thì đường ở đâu ra mà tách?

Cùng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Huy Cường - nguyên bác sĩ Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết nồi cơm điện tách đường chỉ là chiêu trò quảng cáo còn giá trị thật thì không hề có. Theo bác sĩ Cường bất cứ ai cũng cần ăn đủ chế độ dinh dưỡng đường, đạm, chất béo và vitamine. Nếu những người bị tăng đường huyết cần giảm lượng đường thì không cần nồi cơm điện tách đường chỉ cần giảm ½ khẩu phần tinh bột hàng ngày thay bằng rau, củ và trái cây còn tốt hơn. Ngoài ra phải vận động thể lực tích cực, đi bộ nhiều thì đường máu sẽ giảm, không nên tin vào quảng cáo với “nồi cơm tách đường”, kẻo lại rước họa vào thân.

LONG NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Gạo chứa 2 hợp chất chữa bệnh tiểu đường: Cơ quan y tế chưa công nhận

L.V |

Có 2 hợp chất Momilactone A và Momilactone B (MA và MB) có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, cũng như bệnh gút trong gạo hữu cơ Ong Biển.

Đáng sợ bệnh dễ nhầm lẫn với tiểu đường, khiến người bệnh phải cắt cụt chi

Hương Giang |

Khi mắc bệnh viêm mao mạch hoại tử, nếu không chữa kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi, tháo khớp chi do hoại tử.

Xuất hiện 7 dấu hiệu này, có thể bạn đang bị tiểu đường

Thảo My |

Tuy rằng đến nay vẫn chưa có phương thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường, nhưng chúng ta vẫn có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu phát hiện kịp thời.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Gạo chứa 2 hợp chất chữa bệnh tiểu đường: Cơ quan y tế chưa công nhận

L.V |

Có 2 hợp chất Momilactone A và Momilactone B (MA và MB) có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, cũng như bệnh gút trong gạo hữu cơ Ong Biển.

Đáng sợ bệnh dễ nhầm lẫn với tiểu đường, khiến người bệnh phải cắt cụt chi

Hương Giang |

Khi mắc bệnh viêm mao mạch hoại tử, nếu không chữa kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi, tháo khớp chi do hoại tử.

Xuất hiện 7 dấu hiệu này, có thể bạn đang bị tiểu đường

Thảo My |

Tuy rằng đến nay vẫn chưa có phương thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường, nhưng chúng ta vẫn có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu phát hiện kịp thời.