THÁCH THỨC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:

Hướng đi nào cho vùng châu thổ Cửu Long?

TRẦN LƯU - NHẬT HỒ |

Trong hai ngày (26-27.9), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng hai Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Trịnh Đình Dũng sẽ đến Cần Thơ chủ trì hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Đây được xem là “hội nghị Diên Hồng” nhằm tìm hướng đi cho vùng châu thổ Cửu Long trước mối đe dọa ngày càng khốc liệt của thiên tai…

Hiểm họa ngày càng khốc liệt

Đã không còn là kịch bản, đến nay, những tác động khốc liệt của BĐKH tác động đến vùng ĐBSCL đang ngày một rõ nét hơn - với đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 được xem là đỉnh điểm. Hiện nay, lượng mưa - nắng tại ĐBSCL đã thất thường hơn, tình trạng xâm nhập mặn luôn ở mức báo động. Kèm theo đó là khô hạn kéo dài, lượng nước từ thượng nguồn giảm 40-60% so với mọi năm, mưa lũ khó kiểm soát, tình trạng ngập úng, triều cường gia tăng ngay tại nội đô.

Số liệu thống kê cho thấy, ĐBSCL đang đối mặt với hiện tượng sụt lún ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh quy luật tự nhiên, nhiều khả năng do các hệ thống đê bao triệt để ngăn lũ dẫn đến giảm lượng bổ cập nước ngầm tự nhiên; nước ngầm ở các tầng đều suy giảm, gây lún. Lượng phù sa vào ĐBSCL cũng giảm do phát triển các hệ thống thủy điện thượng nguồn, không bù đắp được cao trình suy giảm do lún tự nhiên. Lún cùng với BĐKH đã gây ra những “tác động kép”, làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở bờ; tạo ra những vùng ngập mới, tăng độ sâu ngập và thời gian ngập, tăng nhanh tiến trình xâm nhập mặn…

Cùng với đó, các chuyên gia đang lo ngại về mối đe dọa từ các đập thủy điện trên dòng chính Me Kong. Nếu xét tác động tổng thể cả chuỗi 11 đập thủy điện trên sông Mêkông mà hai nước Lào và Campuchia dự kiến xây dựng (Lào 9 đập, Campuchia 2 đập) thì lượng nước xuống hạ nguồn thiếu hụt đến 28%; nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền…

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL cho biết: Hằng năm, lượng phù sa từ sông Mêkông về ĐBSCL khoảng 160 triệu tấn nhưng các đập thủy điện Trung Quốc đã chặn bớt phân nửa. Nếu 11 đập thủy điện ở hạ nguồn sông Mêkông được xây dựng, sẽ chặn bớt thêm phân nửa lượng phù sa còn lại, khi đó mối đe dọa với ĐBSCL là khôn lường.

Những năm qua, Chính phủ luôn có những hoạch định, quyết sách cho vùng ĐBSCL, và song song đó là những cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó BĐKH.

Chuyển đổi để tồn tại

PGS-TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH - Trường ĐH Cần Thơ - cho biết: ĐBSCL phải được đặt trong một chiến lược quốc gia dài hạn để có những phát triển bền vững. Ông Tuấn đề nghị Trung ương phải có những quyết sách nhằm: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước, đất, sinh vật…) khu vực, tránh việc khai thác quá ngưỡng chịu đựng làm suy thoái môi trường và hệ sinh thái. Bên cạnh đó, phải thấy được các rủi ro và thách thức tiềm năng từ bên ngoài như chuỗi các công trình đập thuỷ điện ở thượng nguồn sông Mêkông. Ngoài ra, cần phát triển đồng bằng theo hướng vươn xa hơn ra Biển Đông chứ không chỉ quanh quẩn trong đất liền và vùng ven biển; đẩy mạnh khai thác và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo rất dồi dào ở vùng ĐBSCL nhưng đang bị lãnh phí: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng biển - thuỷ triều, năng lượng sinh học… Bao trùm trên hết là những chính sách khuyến khích đầu tư và thúc đẩy những quyết sách trên.

Ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - cho rằng: ĐBSCL đang đứng trước 3 tầng thách thức, trước hết là thách thức toàn cầu. Giữa bối cảnh hội nhập và cạnh tranh đang tác động đến nhiều quốc gia, trong đó ĐBSCL với “tư cách” là một nền nông nghiệp thủy sản của Việt Nam được xác định là một trong 3 vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH.

Thứ hai là thách thức khu vực, mà ở đó, ĐBSCL với lịch sử phát triển dựa vào tài nguyên đất và nước, nhưng đang phải đứng trước sự sụt giảm và suy thoái nghiêm trọng những nguồn tài nguyên này. Thứ ba là thách thức từ chính nội tại của vùng với những bất cập trong mô hình phát triển nông nghiệp truyền thống lạc hậu.

Theo ông Hiệp, chung quy những vấn đề đó, gọi là “thách thức khánh toàn”, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi mô hình kinh tế phù hợp để thích ứng BĐKH. Trong đó, cần chú trọng công tác quy hoạch, nhu cầu sử dụng nguồn lực, bố trí nguồn lực, phối hợp ứng phó… Đặc biệt, ĐBSCL là vùng nông nghiệp thủy sản, nên việc chuyển đổi phải kèm theo sự đảm bảo hạ tầng giao thông, thủy lợi...Cũng theo ông Hiệp, Chính phủ sẽ dành 2 ngày tổ chức hội nghị, và dự kiến sau đó sẽ có 1 nghị quyết chuyên đề về phát triển ĐBSCL. Trước mắt, cần phải có những cơ chế chính sách thông qua các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn đảm bảo phù hợp với chiến lược dài hạn.Thứ hai là xác định nguồn lực ở đâu để hiện thực hóa những cơ chế, chính sách đó. Thứ ba là phân công tổ chức thực hiện, đặc biệt là cơ chế phối hợp liên ngành, bởi đây là vấn đề có tính hệ thống, không chỉ riêng 13 tỉnh ĐBSCL mà là của quốc gia, đòi hỏi phải có sự tiếp cận toàn diện, đa ngành, thậm chí là xuyên biên giới…

ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, nơi trú ngụ của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam. Vùng đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước. Đây cũng là vùng dễ bị tổn thương trước biến đổi thất thường của thời tiết, thường xuyên đối diện với sạt lở, xâm nhập mặn, sụt lở đất, nắng hạn, mưa lũ…

TRẦN LƯU - NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Đường phố TPHCM thông thoáng ngày làm việc đầu năm

Minh Quân - Anh Tú |

TPHCM – Sáng 27.1 (mùng 6 Tết), ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, những tuyến đường cửa ngõ đổ vào trung tâm TPHCM thông thoáng, khác hẳn hình ảnh kẹt xe những ngày bình thường. 

Tiến Linh, Đặng Văn Lâm… vào Top 5 giải Quả bóng vàng Việt Nam 2022

NGUYỄN ĐĂNG |

Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh, thủ môn Đặng Văn Lâm… là 2 trong số 5 cầu thủ lọt vào Top 5 của hạng mục Quả bóng vàng (QBV) nam Việt Nam năm 2022.

Xuân Bắc “vạ miệng” và câu chuyện ứng xử văn minh

my lan |

Sòng phẳng nhìn nhận, Nam Tào Xuân Bắc đang vướng phải ồn ào chưa từng có trong sự nghiệp, khi câu chuyện ngụ ngôn anh kể phản tác dụng, khiến anh phải đối diện với làn sóng giận dữ khắp các diễn đàn, dư luận.

Táo Giao thông Chí Trung: Tôi không hụt hẫng khi nghỉ hưu

Nhóm PV |

Chia sẻ với Báo Lao Động, NSƯT Chí Trung cho biết từ khi nghỉ hưu tại Nhà hát Tuổi trẻ, anh sống nhiều hơn cho mình và chăm lo tới sức khỏe.

Dự báo thời tiết 27.1: Ngày đầu đi làm sau Tết thời tiết trở mưa, rét sâu

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 27.1, Hà Nội dự báo nhiệt độ giảm, trời rét sâu và có mưa vào sáng sớm. TPHCM ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Làm sao để các lễ hội truyền thống không bị biến chất?

Minh Ánh - Sơn Trần - Linh chi |

Ở nước ta, lễ hội không chỉ tái hiện những mô thức văn hóa cổ xưa mà qua đó còn thể hiện khát khao của con người hiện tại được tiếp nối và phát huy sức mạnh, sự toàn năng của thiên nhiên, thần linh, hay các anh hùng trong lịch sử. Tuy nhiên với sự phát triển hiện nay, ngày càng có nhiều lễ hội biến chất, không chỉ dừng lại ở dấu hiệu mà là thực tế đáng lo ngại.

Đức sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraina thế nào?

Khánh Minh |

Chính phủ Đức đã thay đổi quan điểm về việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraina.

Đón khách quốc tế từ siêu du thuyền: Cơ hội mới cho du lịch Việt

Thanh Long |

Một hiệu ứng tích cực: Năm mới, nhiều du thuyền lớn ghé Việt Nam. Ngành du lịch đặt mục tiêu: Tiếp tục các chương trình quảng bá, xúc tiến thị trường du lịch quốc tế bằng tàu biển, bởi đây là một trong những nguồn quan trọng trong lượng du khách nước ngoài đến các địa phương.