Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt:

Giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ sản xuất ôtô trong nước

M.B |

Để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo Nghị định,  Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2022 đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế đến hết ngày 20.11.2022.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31.12.2022. Sau thời gian gia hạn theo Nghị định này, việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.

Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định này, Bộ Tài chính đã có đề xuất, căn cứ theo quy định của Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.

Theo Bộ Tài chính, việc gia hạn áp dụng đối với trường hợp kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn và áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp ôtô thực hiện kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Bộ Tài chính khẳng định: Đây là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước.

Đánh giá tác động tới thu ngân sách nhà nước, theo Bộ Tài chính, căn cứ quy định tại Điều 8 Luật số 03/2022/QH15 về việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt về các mức 3%, 2%, 2%, 1% đối với xe ôtô điện sản xuất, lắp ráp trong nước từ 9 chỗ trở xuống, từ 10 đến dưới 16 chỗ, loại thiết kế vừa chở người vừa chở hàng, từ 16 chỗ đến dưới 25 chỗ và dự kiến sản lượng xe điện tiêu thụ sẽ tăng, thay thế cho sản lượng xe chạy xăng tương ứng.

Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cả năm của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước các năm gần đây như sau: Năm 2019 là 29.358 tỉ đồng (bình quân 2.450 tỉ đồng/tháng); năm 2020 là 31.765 tỉ đồng (bình quân 2.650 tỉ đồng/tháng) và năm 2021 là 33.900 tỉ đồng (bình quân 2.800 tỉ đồng/tháng). Như vậy, bình quân số thuế nộp ngân sách dao động trong khoảng từ 2.450 tỉ đồng- 2.800 tỉ đồng/tháng.

Tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến phát sinh được gia hạn 4 kỳ (từ kỳ tính thuế tháng 6 đến kỳ tính thuế tháng 9) là khoảng 9.300-11.400 tỉ đồng.

Trên thực tế, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trong năm 2021 đã kìm hãm đà hồi phục của thị trường ôtô.

Thực hiện chỉ thị chống dịch của chính quyền các địa phương, nhiều đại lý kinh doanh ôtô của các hãng xe Toyota, Ford, Mitsubishi... tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh - một trong những thị trường ôtô lớn nhất cả nước phải tạm dừng hoạt động và gần như rơi vào cảnh "đóng băng", đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9.2021.

Không chỉ hoạt động bán hàng, các nhà máy sản xuất ôtô của một số hãng xe cũng bị ảnh hưởng vì thiếu chip, linh kiện lắp ráp do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Chưa có năm nào mà thị trường ôtô Việt Nam trải qua nhiều sóng gió như năm 2021, sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước là lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

M.B
TIN LIÊN QUAN

Bộ Tài chính lý giải việc không giảm Thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Cường Ngô |

Theo Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo, cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Xăng dầu rất thiết yếu, không có lý do gì để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Bởi, xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt nữa, mà là mặt hàng rất cần thiết. Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu.

Cần tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với du lịch, để có dư địa giảm giá xăng

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu, cần thiết tính toán tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số ngành nghề dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, hoạt động giải trí để có dư địa giảm giá xăng.

Đến lúc thay đổi Thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn?

Nguyên Anh |

Dù đã 5 lần thay đổi Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng đồ uống có cồn nhưng các chuyên gia cho rằng hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng. Chính vì vậy, một số đề xuất có thể áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp dựa trên lít cồn nguyên chất thay cho thuế tương đối đang áp dụng hiện nay.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Bộ Tài chính lý giải việc không giảm Thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Cường Ngô |

Theo Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo, cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Xăng dầu rất thiết yếu, không có lý do gì để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu. Bởi, xăng dầu không còn là mặt hàng đặc biệt nữa, mà là mặt hàng rất cần thiết. Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu.

Cần tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với du lịch, để có dư địa giảm giá xăng

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu, cần thiết tính toán tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số ngành nghề dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, hoạt động giải trí để có dư địa giảm giá xăng.

Đến lúc thay đổi Thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn?

Nguyên Anh |

Dù đã 5 lần thay đổi Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng đồ uống có cồn nhưng các chuyên gia cho rằng hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng. Chính vì vậy, một số đề xuất có thể áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp dựa trên lít cồn nguyên chất thay cho thuế tương đối đang áp dụng hiện nay.