Đến lúc thay đổi Thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn?

Nguyên Anh |

Dù đã 5 lần thay đổi Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng đồ uống có cồn nhưng các chuyên gia cho rằng hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng. Chính vì vậy, một số đề xuất có thể áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp dựa trên lít cồn nguyên chất thay cho thuế tương đối đang áp dụng hiện nay.

Cạnh tranh không công bằng

Việc Chính phủ áp thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn nhằm mục tiêu giảm được lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, từ đó hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người tiêu dùng...

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong vòng 15 năm qua, mặt hàng rượu vang và rượu mạnh đã chịu tác động của 5 lần thay đổi Thuế TTĐB, từ mức 50% (năm 2015) lên 55% (năm 2016) và sau đó lên 65% (năm 2018). Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, sau nhiều lần thay đổi nhưng các mục tiêu đặt ra đều chưa đạt được như kỳ vọng.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ rõ năm 2018, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam trong cả khu vực chính thức lẫn phi chính thức, có tốc độ tăng rất nhanh.

Giai đoạn 2003-2005, lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam chỉ đạt trung bình 3,8 lít/người/năm thì giai đoạn 2008-2010 đã lên tới 6,6 lít/người/năm và giai đoạn 2015-2017 là 8,3 lít/người/năm. Như vậy, trong khoảng 10 năm, lượng tiêu thụ bình quân một người trong năm đã tăng hơn gấp đôi với tốc độ tăng trung bình năm lên tới 8,1%.

Bà Đặng Thị Thu Hoài - Trưởng ban Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM) - cho hay, mặc dù từ năm 2010-2018, Thuế TTĐB đối với rượu/bia được điều chỉnh liên tục tăng nhưng tỉ lệ người lạm dụng rượu bia vẫn tăng cao trong khi tỉ lệ người không sử dụng giảm.

Đáng lưu ý, theo bà Hoài, trong 8,3 lít cồn nguyên chất/người/năm tiêu thụ giai đoạn 2015-2017, lượng rượu, bia tiêu thụ không chính thức ước tính lên đến 5,2 lít/người/năm, chiếm 63,85% tổng lượng rượu, bia tiêu thụ.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia thuế, TS Nguyễn Ngọc Tú - Giảng viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ - cho rằng, con số lượng rượu phi chính thức đang chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam thể hiện sự chưa công bằng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Ông Tú phân tích, nếu nhà nước cứ tăng tiền thuế đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính thì họ càng bị kiệt sức.

“Nếu tăng thuế tức sản phẩm phải tăng giá, song song với việc này người tiêu dùng lại chọn mua sản phẩm giá rẻ trên thị trường” - ông Tú nói.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh cho rằng, cần tăng cường hiệu quả quản lý đối với khu vực đồ uống có cồn phi chính thức và kết hợp nhiều giải pháp chính sách khác ngoài thuế để hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn một cách hiệu quả.

Xem xét áp thuế hỗn hợp

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương  Nguyễn Hoa Cương cho biết, để phù hợp với tình hình của Việt Nam, nhóm nghiên cứu CIEM đã tiến hành kiểm chứng hiệu quả của phương pháp đánh thuế hỗn hợp và có sự điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh Việt Nam.

Để so sánh với kịch bản cơ sở (giữ nguyên mức thuế tương đối như hiện nay là 65% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên, 35% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ) trên cả 2 khía cạnh là sự thay đổi số thu ngân sách Nhà nước và sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ toàn ngành, nghiên cứu của CIEM đưa ra một số kịch bản khác nhau.

Cụ thể, kịch bản 1 là giữ nguyên phương pháp thuế tương đối và tăng thuế suất theo lộ trình. Theo đó, trong 2 năm đầu tiên, áp dụng mức thuế suất TTĐB như sau: 70% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 40% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ; trong 2 năm tiếp theo: 75% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 45% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ.

Trong đó kịch bản 2 áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp cả thuế suất tương đối trên giá bán buôn của sản phẩm và thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít sản phẩm tiêu thụ. Kịch bản này đang được ưu tiên lựa chọn.

Theo đó, giữ nguyên mức thuế suất TTĐB tương đối, cụ thể: 65% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 35% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ; đồng thời áp dụng thêm mức thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít tiêu thụ đối với từng nhóm sản phẩm đồ uống có cồn.

Kịch bản 3 tương tự kịch bản 2 song thuế suất tuyệt đối tính trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA), thay vì mỗi lít sản phẩm tiêu thụ…

Nghiên cứu cho thấy so với kịch bản cơ sở, mức tăng thu ngân sách Nhà nước từ ngành đồ uống có cồn đều vượt trội, đặc biệt ở các kịch bản 2. Cụ thể, nếu theo kịch bản 2 hoặc 3, mức tăng thu ngân sách vào khoảng 63%. Rõ ràng là, phương pháp thuế hỗn hợp hoàn toàn giúp Chính phủ đạt được mục tiêu về mặt ngân sách Nhà nước.

Mặt khác, nghiên cứu của CIEM cũng chỉ ra rằng, phương pháp thuế hỗn hợp với hiệu ứng trading-up tăng cao hơn, hàm ý người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng nhóm sản phẩm đồ uống có cồn với chất lượng, thương hiệu tốt hơn, hạn chế việc sử dụng các sản phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm…

Nguyên Anh
TIN LIÊN QUAN

Thuế tiêu thụ đặc biệt với sản xuất đồ uống có cồn đã lạc hậu, cần thay đổi

Vũ Long |

Thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành sản xuất đồ uống có cồn không còn phù hợp, cần nghiên cứu để thay đổi, nhằm giảm tiêu thụ mặt hàng này.

Cân đối thuế tiêu thụ đặc biệt để kìm giá xăng dầu

Cao Nguyên |

Giá xăng đã tăng lên mức cao nhất 8 năm, nguy cơ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, mặc dù kỳ mới nhất đã có điều chỉnh nhưng chỉ “nhỏ giọt”. Theo các chuyên gia, hiện nay một lít xăng đang “gánh” quá nhiều loại thuế phí. Chính vì vậy, để kìm giá xăng, cần bỏ Thuế Tiêu thụ đặc biệt và giảm Thuế Bảo vệ môi trường hoặc ngược lại.

Vì sao xăng dầu là hàng thiết yếu lại đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho biết cử tri muốn làm rõ vì sao xăng dầu là mặt hàng thiết yếu lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và việc thu thuế bảo vệ môi trường thời gian qua đã được đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường ra sao.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Thuế tiêu thụ đặc biệt với sản xuất đồ uống có cồn đã lạc hậu, cần thay đổi

Vũ Long |

Thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành sản xuất đồ uống có cồn không còn phù hợp, cần nghiên cứu để thay đổi, nhằm giảm tiêu thụ mặt hàng này.

Cân đối thuế tiêu thụ đặc biệt để kìm giá xăng dầu

Cao Nguyên |

Giá xăng đã tăng lên mức cao nhất 8 năm, nguy cơ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, mặc dù kỳ mới nhất đã có điều chỉnh nhưng chỉ “nhỏ giọt”. Theo các chuyên gia, hiện nay một lít xăng đang “gánh” quá nhiều loại thuế phí. Chính vì vậy, để kìm giá xăng, cần bỏ Thuế Tiêu thụ đặc biệt và giảm Thuế Bảo vệ môi trường hoặc ngược lại.

Vì sao xăng dầu là hàng thiết yếu lại đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho biết cử tri muốn làm rõ vì sao xăng dầu là mặt hàng thiết yếu lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và việc thu thuế bảo vệ môi trường thời gian qua đã được đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường ra sao.