Doanh nghiệp dồn lực sản xuất "xanh" và chống dịch hiệu quả

Vũ Long |

Các doanh nghiệp đã xác định không thể "đóng băng" sản xuất chờ COVID qua, đã chủ động tổ chức sản xuất song hành với phòng dịch an toàn.

Doanh nghiệp dồn lực vừa chống dịch vừa khôi phục sản xuất

Ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, để có thể thực hiện mục tiêu duy trì sản xuất từ nay đến hết năm 2021 đạt hơn 70% công suất, doanh nghiệp triển khai phương án "7 xanh", gồm: Nhà máy xanh, công nhân xanh, di chuyển xanh, nơi ở xanh, nhà cung cấp xanh, vaccine xanh và trạm y tế tại chỗ xanh.

Để duy trì sản xuất, hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cùng đang nổ lực đẩy mạnh công suất. Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA)- Phó Tổng Giám đốc AA Corporation, do dịch COVID-19, các doanh nghiệp thuộc HAWA xác định đến 15.10 vẫn duy trì sản xuất “3 tại chỗ”, cùng với tăng cường y tế tại chỗ, nên ngay từ đầu, HAWA đề nghị các doanh nghiệp đã củng cố y tế tại chỗ để chủ động sàng lọc nguồn lao động sạch trong quá trình sản xuất “3 tại chỗ” (3T) và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

Ông Vũ Hải Bằng - Tổng Giám đốc WOODLAND cũng cho biết, doanh nghiệp chế biến đồ gỗ của ông đang đẩy mạnh sản xuất phân tán, "chia nhỏ" lao động để sản xuất, thực hiện tốt 3T, 5K và hiện nay, nhà máy tại Tuyên Quang của WOODLAND đang sản xuất rất hiệu quả.

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh: Để sản xuất an toàn và chống dịch hiệu quả, ngoài tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ đều trang bị phương tiện phòng chống dịch rất đầy đủ. Trong đó, một số doanh nghiệp đã mua máy thở oxy dự phòng, thiết lập khu chăm sóc y tế riêng kết nối với y tế địa phương để tổ chức cách ly, chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh trong khi chờ địa phương xử lý.

Cần tư duy, thiết kế lại và đầu tư cho công nghệ

Trao đổi với PV Lao Động chiều 29.9, doanh nhân Nguyễn Liên Phương – Chủ tịch nhóm công ty LPVN tại Việt Nam và UAE nhấn mạnh: Mỹ cũng bị COVID-19 rất nặng, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn rất phát triển. COVID-19 đã khiến nhiều thứ thay đổi, kể cả tư duy và cơ cấu kinh tế, do đó, con người cần tư duy lại, thiết kế và xây dựng lại để phù hợp.

"Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh trong dịch bệnh, quan trọng nhất hiện nay là vaccine và cần coi đây là vấn đề tiên quyết để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Cao hơn nữa là tiến tới có thuốc chữa để dần biến COVID-19 thành một bệnh thông thường và sống chung với nó,  bởi COVID-19 thì rất khó loại bỏ hoàn toàn" - doanh nhân Nguyễn Liên Phương nêu ý kiến, đồng thời cho rằng, COVID-19 đặt ra cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và loài người nói chung phải thích ứng và thay đổi theo tình huống cả phương thức giao tiếp và mô hình tổ chức xã hội, cuộc sống cũng như sản xuất kinh doanh, lựa chọn các lĩnh vực để đầu tư.

Làm thế nào để thích ứng với thế giới biến đổi rất khó lường như hiện nay, đòi hỏi các doanh nhân cần có tư duy nhanh nhạy, chủ động, sáng tạo để tìm kiếm hướng đi trong thế giới trong và sau COVID-19. Nếu cứ loay hoay ở mấy bài toán hiện tại thì chỉ là “chữa cháy” chứ không phải là giải pháp căn cơ có giá trị lâu dài.

“Mình cần học hỏi những nền kinh tế dù dịch COVID-19 làm ảnh hưởng nhưng vẫn đang phát triển, ví dụ như đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến công nghệ, tập trung vào công nghệ. Công nghệ sẽ không bị COVID-19, còn nếu nền kinh tế chủ yếu là gia công, sự tham gia của con người rất đông thì nguy cơ bị COVID-19 càng tăng” – doanh nhân Nguyễn Liên Phương nhấn mạnh.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp dịch vụ phải thay đổi, chuyển đổi theo để thích ứng. Các dạng công nghệ đều sẽ lên ngôi và hậu COVID thì loài người sẽ thông minh hơn trên mọi phương diện, những doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, dịch bệnh COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp và còn có thể kéo dài, tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, gây đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế một cách nhanh chóng, quyết liệt để đẩy nhanh quá trình phục hồi của nền kinh tế.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm COVID-19

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm COVID-19 và tự chịu trách nhiệm để doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất.

Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ cam kết ủng hộ mục tiêu kép của Việt Nam

Phạm Đông |

Sáng 30.9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN.

100% lao động Đà Nẵng đã sẵn sàng trở lại doanh nghiệp

Tường Minh |

Từ mai (30.9), các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trở lại hoạt động bình thường với 100% người lao động được đến nhà máy.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm COVID-19

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn doanh nghiệp tự xét nghiệm COVID-19 và tự chịu trách nhiệm để doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất.

Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ cam kết ủng hộ mục tiêu kép của Việt Nam

Phạm Đông |

Sáng 30.9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN.

100% lao động Đà Nẵng đã sẵn sàng trở lại doanh nghiệp

Tường Minh |

Từ mai (30.9), các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trở lại hoạt động bình thường với 100% người lao động được đến nhà máy.