Chủ tịch Quốc hội: Doanh nghiệp lỗ rồi lấy gì hưởng hoãn, giảm thuế

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, chính sách tài khóa và tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi hiện tại nếu các doanh nghiệp đang lỗ thì lấy gì để hưởng chính sách giãn, hoãn, giảm thuế.

Kết luận phiên “Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội” ngày 27.9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sức khỏe của người dân, doanh nghiệp đang bị suy giảm đáng kể do tác động của biến chủng Delta khiến nhiều địa phương trong cả nước phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt hơn.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các chuyên gia cũng thống nhất đánh giá có 5 nguyên nhân khiến Việt Nam chuyển từ vị trí “ngôi sao” xuống nhóm nước có tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới trong năm nay. Trong đó, tình hình y tế xấu đi; các chương trình tiêm chủng chậm ngay cả khi đã được tăng tốc trong thời gian gần đây; thực hiện các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt hơn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách còn thiếu đồng bộ, thiếu linh hoạt khiến hiệu quả chống dịch chưa đạt như mong muốn; chính sách ứng phó về kinh tế có quy mô còn khiêm tốn, chính sách tiền tệ ở mức trung bình thấp, chính sách tài khóa chưa tham gia nhiều do nguồn lực còn hạn chế; các chương trình trợ giúp xã hội cũng còn hạn chế.

Về mô hình phòng, chống dịch, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Tổ chức Y tế thế giới và nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đều nhận định chưa thể khắc phục được ngay dịch COVID-19 trong năm 2021-2022 mà có thể kéo dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là tốc độ tiêm chủng vaccine và hiệu quả của vaccine trước những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2…

Ngày càng có nhiều nước chuyển sang mô hình thích ứng an toàn với dịch Covid - 19, chuyển từ các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách, phong tỏa, truy vết là chính sang các biện pháp tăng nhanh tiêm chủng vaccine, giảm tỷ lệ tử vong… Điều kiện tiên quyết là phải đạt tỷ lệ tiêm chủng từ 60 - 70%, hạ tầng y tế khá phát triển và sẵn sàng cao, ý thức của người dân và cộng đồng ứng phó với đại dịch.

Về xu hướng sắp tới, theo Chủ tịch Quốc hội, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhưng vô cùng bất định và có sự phân hóa. Nhóm nước phục hồi mạnh là nhóm phát triển cao, chủ động vaccine và sớm miễn dịch cộng đồng. Họ tung ra quy mô gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ lớn. Ở chiều ngược lại, nhóm các nước phục hồi chậm đối mặt rủi ro bùng phát dịch bệnh và số ca tử vong tăng lên là thị trường mới nổi, đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Giải pháp thời gian tới, theo Chủ tịch Quốc hội, các chuyên gia đều cho rằng mục tiêu tập trung cho phòng chống dịch và bảo đảm sức khỏe người dân được đặt lên trên hết. Muốn vậy, phải đẩy nhanh chiến lược tiêm chủng, xem như điều kiện tiên quyết, đồng thời giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội.

Cần tiếp tục giãn cách, hạn chế di chuyển phải thông minh hơn bằng giải pháp công nghệ, chủ động, nhất quán, phân cấp ủy quyền, liên kết vùng…, tức phải thay đổi về sách lược, khôn ngoan hơn.

Chính sách tài khóa và tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, Quốc hội cũng vừa mới gợi ý Chính phủ về chương trình hỗ trợ lãi suất bằng ngân sách có mục tiêu, có địa chỉ, với dư nợ 100.000 tỉ đồng, lãi suất hỗ trợ 3-4%/năm. Quan trọng hơn là phải giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đang chịu thua lỗ.

“Chúng ta đã giãn, hoãn, giảm thuế nhưng họ lỗ rồi lấy gì mà giảm? Chính sách cần cho phép chuyển lỗ, nghiên cứu cho chuyển dài hơn để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ dòng tiền. Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gợi ý tính toán cho doanh nghiệp tính chi phí thực tế cao hơn giá thành, hỗ trợ doanh nghiệp có thực lực tạm thời đang khó khăn”, Chủ tịch Quốc hội kết luận.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Vietnam Airlines: Áp giá sàn vé máy bay chính là chống phá giá

Phạm Đông |

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hoà đã có những lý giải tại toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội liên quan đề xuất áp giá sàn vé máy bay.

Chuyển đổi mô hình chống dịch, nếu "khóa cứng" địa phương sẽ làm đổ vỡ kinh tế

Phạm Đông |

Các chuyên gia cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là chuyển đổi mô hình chống dịch. Việc "khóa cứng” địa phương sẽ dẫn đến đổ vỡ hoạt động kinh tế.

Chuyên gia khuyến nghị 3 giai đoạn phục hồi kinh tế trong và sau dịch

Phạm Đông |

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 6 khuyến nghị chính sách cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 với 3 giai đoạn.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Vietnam Airlines: Áp giá sàn vé máy bay chính là chống phá giá

Phạm Đông |

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hoà đã có những lý giải tại toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội liên quan đề xuất áp giá sàn vé máy bay.

Chuyển đổi mô hình chống dịch, nếu "khóa cứng" địa phương sẽ làm đổ vỡ kinh tế

Phạm Đông |

Các chuyên gia cho rằng, việc quan trọng nhất hiện nay là chuyển đổi mô hình chống dịch. Việc "khóa cứng” địa phương sẽ dẫn đến đổ vỡ hoạt động kinh tế.

Chuyên gia khuyến nghị 3 giai đoạn phục hồi kinh tế trong và sau dịch

Phạm Đông |

Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 6 khuyến nghị chính sách cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19 với 3 giai đoạn.