Đắk Lắk: Nhà máy “thất hứa”, nông dân khóc ròng nhìn mía khô héo

HỮU LONG |

Người dân trên địa bàn huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất bởi nhà máy mía đường “thất hứa”, không thu mua mía theo hợp đồng đã ký trước đó.

Dân thiệt đơn thiệt kép

Anh Đoàn Văn Sơn (trú thôn 4, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, trong niên vụ 2017-2018, gia đình anh trồng 9ha mía và hiện đã đến thời gian thu hoạch. Theo anh Sơn, mọi năm, Cty CP Mía đường Đắk Lắk ký kết sẽ thu mua mía của gia đình anh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Nhưng năm nay, dù đã đến gần hết tháng 7, Cty chỉ mới thu mua được 5ha, còn 4ha mía không biết bán cho ai. “Tin tưởng vào hợp đồng đã ký, gia đình tôi đã đốn chặt 2ha mía với để bán cho Cty theo hợp đồng đã ký, nhưng hơn 1 tháng nay Cty không đến lấy. Mía thì đã bị chặt hao hụt dần trong khi Cty không mua khiến chúng chẳng biết xoay sở thế nào” - anh Sơn cho biết.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Điệp (trú thôn 3, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) cho biết, niên vụ 2017-2018, đã ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ hơn 5ha mía với Cty CP Mía đường Đắk Lắk. Thời điểm này, dù đã đến vụ thu hoạch nhưng toàn bộ diện tích mía của gia đình ông vẫn chưa được khai thác. Đầu vụ, ngoài khoản đầu tư do Cty hỗ trợ, người trồng mía như ông Điệp còn phải đầu tư thêm gần 20 triệu đồng chi phí sản xuất và thu hoạch cho mỗi ha mía. Việc Cty chậm thu mua mía khiến gia đình ông thua lỗ cả trăm triệu đồng. “Nhiều người trồng mía chúng tôi mấy tháng qua như ngồi trên đống lửa khi Cty không thu mua mía. Rõ ràng là Cty đã vi phạm hợp đồng nhưng đến nay họ chưa có động thái hỗ trợ nông dân chúng tôi” - ông Điệp bức xúc.

Lỗi khách quan?

Trước những phản ánh của người dân, ông Nguyễn Bảo Lộc - Phó Tổng Giám đốc Cty CP Mía đường Đắk Lắk - giải thích, từ cuối tháng 4 đến nửa đầu tháng 5 là thời điểm khan hiếm lực lượng lao động tại địa phương, người trồng mía không gọi được nhân công nên việc thu hoạch không đúng tiến độ. Đến cuối tháng 5, thời tiết Tây Nguyên trở xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thu hoạch. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, nhà máy đã chủ động thuê các máy bốc mía từ nơi khác về nhưng chỉ giải quyết được một phần việc thiếu hụt nhân công.

“Từ tháng 6 đến nay, mưa nhiều làm hệ thống đường giao thông hư hỏng, ruộng mía lầy lội nên còn khoảng 180ha mía chưa được thu hoạch. Nếu thu hoạch phải chuyển mía lên đường, chi phí tăng cao nhưng không đáp ứng đủ lượng mía chạy máy nên nhà máy quyết định tạm dừng thu mua đến tháng 11” - ông Lộc nói. Cũng theo ông Lộc, Cty mía đường hiện đang lên kế hoạch hỗ trợ số tiền khoảng 7 tỉ đồng để giảm bớt thiệt hại cho người dân. Theo kế hoạch này, Cty sẽ hỗ trợ khoảng 6 triệu đồng/ha do chậm thu hoạch. Riêng những diện tích đã chặt hạ trên đồng ruộng, Cty hỗ trợ 400 ngàn đồng/tấn.

Ông Đàm Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Cư M’lan - cho biết, trên địa bàn xã hiện có 550ha mía được ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ với Cty CP Mía đường Đắk Lắk. Tính đến tháng 7, Cty mía đường đã thu mua khoảng 469ha, còn lại 81ha chưa được thu hoạch dù đã quá hạn hợp đồng. “Trước, xã cũng đã tổ chức gặp gỡ giữa người dân và đại diện Cty mía đường để tìm lời giải cho gần 81ha mía đang bị chết héo. Mặc dù phía Cty đã đề xuất khoản tiền hỗ trợ nhưng người dân vẫn chưa đồng ý vì cho rằng quá thấp. UBND xã Cư M’lan cũng đã nhận được đơn phản ánh của người dân về việc Cty CP Mía đường Đắk Lắk vi phạm hợp đồng đã ký khi không thu mua mía nguyên liệu, đẩy người trồng vào hoàn cảnh khó khăn nên kiến nghị UBND huyện tìm hướng tháo gỡ” - ông Hà Nói.

HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

Trả nợ mía bằng... đường!

KỲ QUAN |

Mọi chuyện đã kết thúc vào năm 2018, khi ngành mía đường Long An bị khủng hoảng trầm trọng, khó có thể vượt qua.

Trà Vinh: Trồng mía thua lỗ, nông dân bán đất, bán nhà để trả nợ

TRẦN LƯU - TRẦN TUẤN |

Những khó khăn đang tiếp tục chồng chất lên đôi vai người nông dân ở Trà Vinh khi cây mía đang dần chết khô trên đồng ruộng. Ở đó, nhiều nông hộ đã phải nuốt nước mắt mang đất đai đi cầm cố vì vỡ nợ.

ĐBSCL: Giá rẻ như cho, nông dân tìm cách “đào thoát” khỏi cây mía

HOÀNG TÂN |

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2017 - 2018 với giá xuống thấp kỷ lục, trong khi chi phí nhân công thu hoạch lại cao ngất ngưởng khiến không khí thu hoạch tại các rẫy mía khá trầm lắng, không còn nhộn nhịp như trước. 

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Trả nợ mía bằng... đường!

KỲ QUAN |

Mọi chuyện đã kết thúc vào năm 2018, khi ngành mía đường Long An bị khủng hoảng trầm trọng, khó có thể vượt qua.

Trà Vinh: Trồng mía thua lỗ, nông dân bán đất, bán nhà để trả nợ

TRẦN LƯU - TRẦN TUẤN |

Những khó khăn đang tiếp tục chồng chất lên đôi vai người nông dân ở Trà Vinh khi cây mía đang dần chết khô trên đồng ruộng. Ở đó, nhiều nông hộ đã phải nuốt nước mắt mang đất đai đi cầm cố vì vỡ nợ.

ĐBSCL: Giá rẻ như cho, nông dân tìm cách “đào thoát” khỏi cây mía

HOÀNG TÂN |

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2017 - 2018 với giá xuống thấp kỷ lục, trong khi chi phí nhân công thu hoạch lại cao ngất ngưởng khiến không khí thu hoạch tại các rẫy mía khá trầm lắng, không còn nhộn nhịp như trước.