THÀNH LẬP ỦY BAN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP:

“Bảo kiếm” để cắt đứt “lợi ích nhóm”

KHÁNH VŨ |

Tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ công bố thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) trong quý I/2018.

Cùng với việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN, trong năm 2018 sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; tạo chuyển biến căn bản trong việc xử lý các doanh nghiệp, dự án thua lỗ... 

Xóa bỏ “tầng, nấc”, để giám sát hiệu quả

Theo Dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được Chính phủ đưa ra lấy ý kiến tại Phiên họp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN sẽ tổ chức phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn đầu tư vào DN.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - nguyên Phó viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, sở hữu Nhà nước gắn với kinh doanh luôn vấp phải hai vấn đề: Một là xung đột lợi ích, hai là vấn đề đạo đức. Đã mang tính đại diện thì khó xử lý được triệt để hai vấn đề này, chỉ có thể nỗ lực bằng cách giảm thiểu. Việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN là một nỗ lực của Chính phủ để giảm thiểu các vấn đề nêu trên. Trước đây việc quản lý vốn Nhà nước nằm dưới các bộ chủ quản thì khả năng vấp phải các vấn đề trên cao hơn.

Ví như, vấn đề rủi ro đạo đức, giữa thưởng, phạt, hay như việc làm sai nhưng khi xử lý trách nhiệm lại không tương xứng… vì đây là tiền của chung. Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại các DN dù không giải quyết được triệt để các vấn đề nêu trên, nhưng việc quản lý sẽ tập trung hơn, như vậy khả năng giám sát, việc gắn thành quả và trách nhiệm sẽ rõ hơn.

“Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN tạo cơ sở để đẩy mạnh cải tổ DN Nhà nước, đẩy mạnh tiến trình cải cách CPH quyết liệt hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc giải quyết triệt để là rất khó nên cần cơ chế minh bạch, cần có sự giám sát thường xuyên và cần những người làm việc chuyên nghiệp và có khả năng giải trình tốt” - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nêu ý kiến.

Theo PGS-TS Lưu Bích Hồ - Chuyên gia kinh tế - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN đã được bàn kỹ từ mấy năm nay.

“Kinh nghiệm của nhiều nước đều đã chứng minh cần có cơ quan chuyên trách quản lý vốn Nhà nước tại các DN. Mô hình ở các nước tuy có khác nhau nhưng đều có sự giống nhau thể hiện ở những ưu điểm: Tập trung vào một đầu mối để quản lý sẽ hiệu lực và hiệu quả hơn. Các chủ trương, chính sách, biện pháp về việc cải cách các DN Nhà nước được thực hiện thống nhất, đồng bộ, nhanh chóng không qua nhiều trung gian tầng nấc sẽ tránh được “lợi ích nhóm” hoặc nếu có cũng sẽ dễ phát hiện và xử lý. Tất nhiên, việc thu gọn được đầu mối, bộ máy, nhân sự đi cùng với sử dụng được con người có năng lực và phẩm chất tốt hơn” - chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ khẳng định.

Nghiêm túc, thận trọng hoàn thiện bộ máy

Rõ ràng tính ưu việt của việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng: Sở dĩ các TCty, các DN lớn có thể tạo “lợi ích nhóm” là do buông lỏng quản lý của các cơ quan chủ quản thuộc các TCty hay DN này. Do đó, cần người thực sự có năng lực để quán xuyến khối công việc nặng nề khi Ủy ban này được thành lập.

Ở góc nhìn của mình, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong cơ chế cũ, nhiều tập đoàn là “sân sau” của một nhóm lợi ích, nên sờ vào đâu cũng chết: Dầu khí, Vinashin, Vinalines… Để mô hình mới hoạt động hiệu quả, cần thử nghiệm và đánh giá vai trò và các phần việc mà ủy ban phải thực thi, qua đó có sự đánh giá khách quan, nghiêm túc.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết: Lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN sẽ giúp giảm nỗi lo “lợi ích nhóm” chi phối chính sách và tạo bất bình đẳng nhờ các “ưu đãi” trong hoạt động của DNNN với các DN bình thường khác. Tuy nhiên, song song với việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN, cần có cơ chế thật minh bạch, công khai để xã hội giám sát.

Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2020, hoàn thành cơ cấu lại, đổi mới DNNN giai đoạn 2017-2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng duyệt từ cuối 2016, trong đó thực hiện CPH 137 DNNN; hoàn thành thoái vốn theo danh mục đã được phê và các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn theo các quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, TCty Nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của DNNN kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà trọng tâm là 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương. Đặc biệt, trong năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN, vốn góp của Nhà nước tại DN. Chính phủ cũng quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, trong đó kiên quyết thực hiện CPH, thoái vốn Nhà nước đối với các DN thuộc danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020; Danh mục DNNN hoàn thành CPH theo từng năm giai đoạn 2017 - 2020; Danh mục DN có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 theo tiến độ, lộ trình được phê duyệt... L.V

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Nhà bà Nữ lọt top xem nhiều nhất thế giới không cứu được cả thị trường phim 2023

DƯƠNG HƯƠNG |

Với 450 tỉ đồng, “Nhà bà Nữ" của Trấn Thành không chỉ lập kỷ lục phim Việt doanh thu cao nhất mọi thời đại mà còn nằm trong số những phim có doanh thu cao trên thế giới được sản xuất năm 2023.

Những cầu thủ U20 Việt Nam được kỳ vọng bùng nổ tại giải U20 Châu Á 2023

HOÀNG HUÊ - AN NGUYÊN |

Tại vòng chung kết U20 Châu Á 2023, những cái tên như Khuất Văn Khang, Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Văn Trường,... được kỳ vọng sẽ toả sáng giúp U20 Việt Nam giành vé dự World Cup.

Cây dừa đột biến “1 thân 4 ngọn” ở An Giang

Lâm Điền |

Cây dừa đột biến “1 thân 4 ngọn” độc lạ ở An Giang hấp dẫn du khách hơn bởi câu chuyện về mức giá 0 đồng.