Ý tưởng tiếp tục tăng giá điện: Liệu người dân có chịu đựng được không?

Cường Ngô |

Câu chuyện nên hay không nên tăng giá điện trong năm 2024 một lần nữa được mang ra bàn luận sau ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng “nếu không tăng giá điện sẽ không giải quyết được lỗ lũy kế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN” tại buổi tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của EVN ngày 2.1.

Đề xuất tăng giá điện mới chỉ là ý tưởng

Trao đổi với Lao Động ngày 3.1, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc EVN cho biết, việc tăng giá điện vào năm 2024 mới chỉ là ý tưởng. Việc tăng giá thế nào, lộ trình ra sao còn dựa trên tính toán của các đơn vị có thẩm quyền - trên cơ sở báo cáo tài chính của EVN.

“Việc tăng giá điện hay không - phải có quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, khách quan, dựa trên các đánh giá tác động về kinh tế - xã hội và đời sống người dân. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để tiến tới thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường”, ông Tuấn nói.

Ông Đào Nhật Đình (Tạp chí Năng lượng Việt Nam) cho biết, phương án tăng giá điện trong năm 2024 giúp EVN cân bằng tài chính là phù hợp. Bởi nếu “sức khoẻ” của EVN yếu sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành điện.

“Điện là loại năng lượng đặc biệt, mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý giá, là chi phí đầu vào quan trọng, sử dụng trong hầu hết các ngành kinh tế và tiêu dùng của hộ gia đình. Thiếu điện sẽ dẫn tới sản xuất đình đốn, đảo lộn cuộc sống của người dân.

Nếu giá điện không được tăng ở ngưỡng có thể giúp EVN cân bằng tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến bảo toàn vốn nhà nước tại EVN, đến khả năng cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế ngày càng cao”, ông Đào Nhật Đình cho hay.

EVN đề xuất tăng giá điện trong năm 2024. Ảnh: EVN
EVN đề xuất tăng giá điện trong năm 2024. Ảnh: EVN

Theo ông Đào Nhật Đình, mức tăng giá điện nên dưới 5%, thuộc thẩm quyền điều chỉnh của EVN. Mức tăng này vừa đủ để EVN giải quyết được tình trạng lỗ lũy kế, vừa tránh ảnh hưởng rộng đến người dân.

Về thời điểm tăng giá điện, ông Đào Nhật Đình cho biết, tuyệt đối không tăng giá điện vào mùa nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 7) để tránh hoá đơn tiền điện tăng sốc, gây bức xúc cho khách hàng. Ông gợi ý nên tăng giá điện vào tháng 10 năm nay.

Cần rất thận trọng

Trong khi đó, trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng: “Cần phải xem nền kinh tế và người dân có chịu đựng được việc tăng giá điện lần thứ 3 hay không?”.

Theo ông Ngô Đức Lâm, trước khi nghĩ đến câu chuyện tăng giá điện, cần phải đặt vấn đề quản lý giá nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện đã phù hợp chưa.

“Trong cơ cấu nguồn điện, nhiệt điện than vẫn chiếm tỉ trọng lớn, trong khi thời gian qua, giá than liên tục tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện. Do vậy, cần xem lại kết cấu các thành phần điện năng”, ông Lâm nói.

Theo ông, trước đây, khi lập Quy hoạch Điện VIII, nguồn điện than chiếm khoảng hơn 30% tổng công suất lắp đặt nguồn điện, tuy nhiên, sản lượng điện than lên tới hơn 40%. Thời điểm trước và trong thời gian lập quy hoạch, giá than duy trì ở mức thấp khoảng 7 cent (trừ thuỷ điện, giá điện than thấp nhất trong các nguồn điện của toàn hệ thống).

Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi, hiện giá than đầu vào tăng vọt, nhất là giá than nhập khẩu với giá cao khiến giá thành sản xuất điện cũng tăng theo. Do vậy, phải tính toán lại cơ cấu đầu vào của từng loại nguồn điện cho phù hợp với thực tế. Bởi kết cấu bây giờ không phù hợp với thời điểm xây dựng Quy hoạch Điện VIII, cần có sự chỉnh lý.

“Điện là cơ sở hạ tầng của đất nước, tác động sâu rộng đến nền kinh tế, khi giá điện tăng cao, giá thành của toàn bộ các mặt hàng cũng tăng theo. Do vậy, Chính phủ cần có sự xem xét kỹ lưỡng có nên tăng giá điện trong năm 2024 không. Muốn đánh giá không chỉ dựa vào đề xuất của EVN hay Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà cần có sự tính toán của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, ông Ngô Đức Lâm nói.

Không cân bằng được tài chính, lương của cán bộ EVN rất thấp

Tại hội nghị tổng kết ngày 2.1, Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An cho biết, do không cân bằng được tài chính cho nên thời gian qua, việc làm và đời sống của cán bộ, công nhân viên và người lao động của ngành điện đang suy giảm.

“Tôi và Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc đang rất lo năm 2024, kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của Tập đoàn thì đời sống của cán bộ, công nhân viên, người lao động của EVN sẽ như thế nào. Các ban quản lý dự án, khối trường, khối dịch vụ của các tổng công ty lương rất thấp, nhiều cán bộ cấp thấp của Tập đoàn có mức lương không đủ sống”, Chủ tịch EVN cho hay.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Tin sáng: Lãnh đạo điện lực lí giải vì sao tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn lỗ

DUY HƯNG - KHÁNH LINH |

Tin sáng ngày 3.1: Lãnh đạo EVN lí giải nguyên nhân khiến giá điện chỉ tăng, không giảm; Đề nghị thanh tra dự án 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội; Mặt đất dịch chuyển tới 1,3m trong vụ động đất lớn ở Nhật Bản...

Lãnh đạo EVN giải thích "tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm"

Cường Ngô |

Lãnh đạo EVN cho rằng, sản xuất điện chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả thuỷ điện (nước) cũng là tài nguyên thiên nhiên, trong khi tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt. Điều này cũng giải thích cho câu hỏi của dư luận tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm.

EVN vẫn lỗ lớn dù đã 2 lần tăng giá điện trong năm 2023

Cường Ngô |

Trong năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng giá điện 2 lần, một lần 3%, một lần 4,5%. Tuy nhiên, Tập đoàn này vẫn ghi nhận khoản lỗ ước tính 17.000 tỉ đồng, riêng công ty mẹ lỗ 24.595 tỉ đồng.

Trước khi bị bắt vì bảo kê xe tải, bà Tiến được bầu chọn "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023"

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN - Trước khi bị bắt vì hành vi lợi dụng danh nghĩa báo chí bảo kê 70 xe tải trục lợi hơn 5 tỉ đồng, nữ giám đốc ở Nghệ An nhận được tôn vinh là "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023" và được nhiều cấp khen thưởng.

Xử lý hơn 770.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, có nhiều cán bộ công chức

PHẠM ĐÔNG |

Theo báo cáo, có hơn 770.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 23,04% tổng số vi phạm) bị xử lý trong năm 2023, trong đó có nhiều trường hợp là cán bộ công chức, viên chức, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang.

Đã bắt được nghi phạm sát hại cô gái ở quán cà phê tại Hóc Môn

Anh Tú |

TPHCM - Liên quan đến đối tượng giết cô gái tại huyện Hóc Môn, TPHCM lẩn trốn ở Long An, đến trưa 9.1, lực lượng chức năng đã bắt được đối tượng sau 3 ngày lẩn trốn.

Quán quân Lê Nguyên Bảo hội ngộ MC Mai Anh, chia sẻ kế hoạch 2024

Đông Du |

Sau khi giành ngôi vị quán quân Đánh thức đam mê, MC Lê Nguyên Bảo có nhiều bước tiến trong sự nghiệp. Ngoài kế hoạch đóng phim, anh còn vừa kết hợp chung trên sân khấu với MC Mai Anh.

Nhiều căn hộ chung cư ở Hà Nội được rao bán giá hơn 10 tỉ đồng

Thu Giang |

Hàng loạt căn hộ chung cư cao cấp tại Hà Nội thời gian gần đây được đăng tin rao bán gấp hơn 10 tỉ đồng/căn, tặng kèm nội thất, phí dịch vụ do chủ nợ ngân hàng, gặp khó khăn tài chính.

Tin sáng: Lãnh đạo điện lực lí giải vì sao tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn lỗ

DUY HƯNG - KHÁNH LINH |

Tin sáng ngày 3.1: Lãnh đạo EVN lí giải nguyên nhân khiến giá điện chỉ tăng, không giảm; Đề nghị thanh tra dự án 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội; Mặt đất dịch chuyển tới 1,3m trong vụ động đất lớn ở Nhật Bản...

Lãnh đạo EVN giải thích "tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm"

Cường Ngô |

Lãnh đạo EVN cho rằng, sản xuất điện chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả thuỷ điện (nước) cũng là tài nguyên thiên nhiên, trong khi tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt. Điều này cũng giải thích cho câu hỏi của dư luận tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm.

EVN vẫn lỗ lớn dù đã 2 lần tăng giá điện trong năm 2023

Cường Ngô |

Trong năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng giá điện 2 lần, một lần 3%, một lần 4,5%. Tuy nhiên, Tập đoàn này vẫn ghi nhận khoản lỗ ước tính 17.000 tỉ đồng, riêng công ty mẹ lỗ 24.595 tỉ đồng.