Vốn chính sách đẩy lùi nghèo khó ở Thanh Chương

Đức Thịnh |

Thời gian qua, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã luôn đồng hành, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Vay vốn NHCSXH đầu tư phát triển kinh tế

Ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, chị Phạm Thị Xuân được nhiều người biết đến là tấm gương nỗ lực vượt khó phát triển kinh tế hộ. Chị Xuân chia sẻ: Năm 2018, chị vay vốn NHCSXH 50 triệu đồng để mua bò và năm 2020, chị được vay thêm 50 triệu đồng để đầu tư nuôi 20 con dê sinh sản, 3 con lợn nái rừng. Hiện nay, đàn dê sinh trưởng tốt, có 16 dê nái sắp đẻ. Đối với lợn rừng đã sinh sản 20 con, gia đình đang chăm sóc đảm bảo phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.

Chị Xuân cho biết: “Nhờ sự quan tâm của NHCSXH, gia đình tôi có điều kiện tiếp cận vốn vay với thời hạn dài, lãi suất ưu đãi, được hướng dẫn cách đầu tư chăn nuôi sinh lợi. Hiện nay, từ chăn nuôi lợn, gà, dê cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, ngoài ra, gia đình còn trồng chè. Chúng tôi biết ơn và trân trọng những đồng vốn của NHCSXH, giúp những người dân nghèo như chúng tôi vươn lên”.

Mô hình trồng cam, bưởi, chè kết hợp chăn nuôi trâu bò của hộ anh Lương Thanh Tuyền ở bản Chà Coong, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương. Ảnh: Báo Nghệ An
Mô hình trồng cam, bưởi, chè kết hợp chăn nuôi trâu bò của hộ anh Lương Thanh Tuyền ở bản Chà Coong, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương. Ảnh: Báo Nghệ An

Ông Lương Thanh Tuyền ở Bản Chà Coong, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương cho biết: “Năm 2020, sau khi đã thoát hộ nghèo vươn lên hộ cận nghèo, tôi tiếp tục được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét cho vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH huyện để đầu tư phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Không dừng lại ở đó, năm 2021, tôi thuê thêm 12.000m² đất để mở rộng diện tích chè công nghiệp. Tổng diện tích chè hiện tại của gia đình tôi là 17.000m² đã được thu hoạch, trung bình thu được 8 tấn chè mỗi vụ mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm”.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Thanh Chương từ 5,8 triệu đồng/người/năm (năm 2002) lên 43,7 triệu đồng/người/năm (năm 2021) (tăng 7,5 lần), giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện cuối năm 2021 còn 5%.

Hỗ trợ tối đa cho hộ vay

Theo báo cáo của NHCSXH huyện Thanh Chương, 20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 78, từ 2 chương trình tín dụng đầu tiên, với dư nợ 22 tỉ đồng, đến nay, toàn huyện đã triển khai thêm 17 chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ đạt hơn 746 tỉ đồng. Đến hết tháng 8/2022, doanh số cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện đạt hơn 2.597 tỉ đồng, với gần 95.000 lượt khách hàng được vay vốn. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2002 - 2022 là 21%/năm. Mức cho vay bình quân/hộ ngày càng tăng, từ 3,1 triệu đồng/hộ (năm 2003) lên 57,9 triệu đồng/hộ (năm 2022).

Phó Giám đốc NHCSXH huyện Thanh Chương Dương Lê Long cho biết: Để chuyển tải nguồn vốn chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người vay, NHCSXH huyện luôn chú trọng thực hiện tốt phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân. Đồng thời thiết lập mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở…

Những năm gần đây, tổng dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội của NHCSXH huyện Thanh Chương luôn chiếm trên 99% trong tổng dư nợ của đơn vị. Cùng với đó, tại các thôn, xóm, vai trò của trưởng xóm trong việc trực tiếp chứng kiến và giám sát công tác bình xét cho vay; thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn cũng được chú trọng và mang lại hiệu quả rất thiết thực. Chất lượng tín dụng nhờ đó được nâng cao, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn từ nhiều năm nay chỉ còn trên 0,1% tổng dư nợ, và đến thời điểm này đã hạ xuống 0,05% trên tổng dư nợ.

Đức Thịnh
TIN LIÊN QUAN

Vốn chính sách - Chìa khóa thoát nghèo ở tỉnh miền núi Hòa Bình

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Vốn chính sách ở Hòa Bình đã và đang được truyền tải đến các bản làng, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giúp người dân thoát nghèo.

Hà Nội bảo đảm an sinh xã hội từ nguồn vốn chính sách

Phạm Linh |

Sau 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 04.10.2002, của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thành phố Hà Nội đã giúp cho hơn 2 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hơn 2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn chính sách

Trang Anh |

“Năm 2021, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải ngân trên 80 nghìn tỉ đồng cho hơn 2 triệu lượt hộ vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 608,7 nghìn lao động; 1.357 doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh và trả lương cho hơn 379 nghìn người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19…”, đó là thông tin mới được công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2022 của NHCSXH.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vốn chính sách - Chìa khóa thoát nghèo ở tỉnh miền núi Hòa Bình

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Vốn chính sách ở Hòa Bình đã và đang được truyền tải đến các bản làng, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giúp người dân thoát nghèo.

Hà Nội bảo đảm an sinh xã hội từ nguồn vốn chính sách

Phạm Linh |

Sau 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 04.10.2002, của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thành phố Hà Nội đã giúp cho hơn 2 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Hơn 2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn chính sách

Trang Anh |

“Năm 2021, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải ngân trên 80 nghìn tỉ đồng cho hơn 2 triệu lượt hộ vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 608,7 nghìn lao động; 1.357 doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh và trả lương cho hơn 379 nghìn người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19…”, đó là thông tin mới được công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2022 của NHCSXH.