Vốn chính sách - Chìa khóa thoát nghèo ở tỉnh miền núi Hòa Bình

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Vốn chính sách ở Hòa Bình đã và đang được truyền tải đến các bản làng, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giúp người dân thoát nghèo.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình. Những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Hòa Bình vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo.

Trong đó, ưu tiên đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Tháng 10.2022, có mặt tại xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kim Bôi. Theo ghi nhận của PV, dẫu còn nhiều khó khăn những bộ mặt của Nuông Dăm đã và đang thay đổi từng ngày.

Trong trang trại 1ha của gia đình chị Quách Thị Huyền (thôn Ba Lầm, xã Nuông Dăm) gần 2.000 con gà đang chuẩn bị xuất bán cùng 5 con lợn nái, 9 con giống đang kỳ phát triển là thành quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ với động lực là vốn vay chính sách xã hội.

 
Hiệu quả từ mô hình kinh tế tổng hợp được đầu tư từ vốn vay chính sách cũng giúp gia đình chị Hà Thị Hiên (Ba Lầm, Nuông Dăm, Kim Bôi) từng bước ổn định cuộc sống.

Chị Huyền tâm sự: "Hai vợ chồng khởi đầu từ hai bàn tay trắng. Năm 2002, gia đình vay 3 triệu đồng từ vốn ngân hàng chính sách rồi đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế. Từ đó đến giờ, sau khi trả xong nợ, gia đình lại được cho vay tiếp để mở rộng mô hình sản xuất".

Khởi đầu từ vốn chính sách chỉ vài triệu đồng, đến nay, vợ chồng chị Huyền đã có một mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm lý tưởng. Mỗi năm, gia đình chị thu về 400 triệu đồng.

Tương tự, với gia đình chị Hà Thị Hiên (thôn Ba Lầm, xã Nuông Dăm), từ nguồn vốn vay 50 triệu của ngân hàng chính sách xã hội, chị đã đầu tư nuôi 200 con gà thả vườn và 1 con lợn nái. Mới đây, vốn đầu tư bước đầu đã có thành quả khi chị xuất bán 9 chú lợn con, mỗi chú có giá 1 triệu đồng.

Cùng với đó, 200 con gà lứa đầu cũng đã mang về cho gia đình chị hơn 10 triệu đồng sau khi trừ các loại chi phí. Tuy không nhiều nhưng đã giúp gia đình có thêm khoản trang trải cuộc sống.

Ông Quách Công Quy - Chủ tịch UBND xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi cho biết: "Năm 2016, trên địa bàn xã Nuông Dăm còn 936 hộ nghèo, chiếm trên 50% tổng số hộ dân. Đến năm 2022, số hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn hơn 16%.

Những chính sách ưu đãi của Đảng, nhà nước đã được triển khai có hiệu quả, giúp người nghèo tiếp cận kịp thời các chính sách hỗ trợ, đảm bảo cuộc sống và an sinh xã hội".

Trao đổi với PV, ông Đặng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Hoà Bình cho biết: "Tính đến ngày đến hết tháng 7.2022 tổng số khách hàng còn dư nợ vốn là 260.785 hộ với tổng dư nợ là hơn 800 tỉ đồng.

Nhờ có nguồn vốn lớn cùng hệ thống 2.546 Tổ tiết kiệm và vay vốn, mạng lưới 151 điểm giao dịch tại các thôn bản, khu phố, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hoà Bình đã chủ động đổi mới quy trình thủ tục cấp tín dụng chính sách theo hình thức cho vay trực tiếp, công khai".

Cùng với đó, việc phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ. Góp phần thực hiện tốt việc bình xét công khai, công bằng cho các đối tượng vay vốn chính sách và thu nợ, thu lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn, bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng.

Thông tin từ UBND tỉnh Hoà Bình cho biết, giai đoạn 2016-2020 tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 24,38% xuống còn 8,6% năm 202. Bình quân mỗi năm giảm được 3,16% đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch giao (chỉ tiêu đề ra mỗi năm giảm 3% tỉ lệ hộ nghèo). Năm 2021 tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 6,24%.

Ngân hàng CSXH chi nhánh Hòa Bình hiện đã và đang thực hiện 20 chương trình cho vay ưu đãi. Giai đoạn 2017 đến tháng 12.2021 đã cho 173.286  lượt khách hàng vay vốn với doanh số cho vay là 5.247 tỉ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Trong đó có 39.609 lượt hộ nghèo, 29.817 lượt hộ cận nghèo, 13.746 lượt hộ mới thoát nghèo vay vốn.

Khánh Linh - Minh Chuyên
TIN LIÊN QUAN

Chuyện về loại cây thoát nghèo trên vùng cao Sơn La

Khánh Linh - Lê Hạnh |

Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng những năm qua, cây táo mèo (sơn tra) đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp bà con vùng cao thoát nghèo.

Mô hình nuôi bò giống sinh sản giúp thoát nghèo ở Sóc Trăng

Văn Sỹ |

Chiều 7.10, tại ấp Phú Đức, xã Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án chăn nuôi bò giống sinh sản tạo sinh kế để hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó khăn thoát nghèo bền vững ở xã Long Phú từ năm 2018-2022.

Bạc Liêu: 20 năm tín dụng ưu đãi, hàng ngàn người thoát nghèo

NHẬT HỒ |

Ngày 23.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 (gọi tắt là Nghị định 78) của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

Chuyện về loại cây thoát nghèo trên vùng cao Sơn La

Khánh Linh - Lê Hạnh |

Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng những năm qua, cây táo mèo (sơn tra) đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp bà con vùng cao thoát nghèo.

Mô hình nuôi bò giống sinh sản giúp thoát nghèo ở Sóc Trăng

Văn Sỹ |

Chiều 7.10, tại ấp Phú Đức, xã Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án chăn nuôi bò giống sinh sản tạo sinh kế để hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó khăn thoát nghèo bền vững ở xã Long Phú từ năm 2018-2022.

Bạc Liêu: 20 năm tín dụng ưu đãi, hàng ngàn người thoát nghèo

NHẬT HỒ |

Ngày 23.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 (gọi tắt là Nghị định 78) của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.