VietinBank: Duy trì động lực tăng trưởng bền vững, tăng cường chuyển đổi số

Nguyễn Thị Nhị |

Chiều ngày 14.08.2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến cập nhật kết quả kinh doanh (KQKD) Quý II/2024 và định hướng hoạt động các tháng cuối năm 2024.

Tham dự Hội nghị, về phía VietinBank có bà Phạm Thị Thanh Hoài - Thành viên HĐQT cùng đại diện Lãnh đạo các Khối, phòng, ban, đơn vị chủ chốt tại Trụ sở chính VietinBank. Về phía khách mời có gần 150 chuyên gia phân tích (CGPT) đến từ hơn 80 tổ chức, đại diện cho các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; cổ đông của VietinBank; các nhà đầu tư (NĐT) tiềm năng quan tâm đến cơ hội đầu tư vào cổ phiếu CTG.

TV.HĐQT Phạm Thị Thanh Hoài (bên phải) chủ trì Hội nghị cập nhật KQKD Quý II/2024. Ảnh: VietinBank
TV.HĐQT Phạm Thị Thanh Hoài (bên phải) chủ trì Hội nghị cập nhật KQKD Quý II/2024. Ảnh: VietinBank

Kết quả kinh doanh tích cực, khẳng định vị thế trụ cột của VietinBank.

Kết thúc Quý II/2024, các chỉ tiêu kinh doanh của VietinBank đều duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định. Cụ thể:

- Tổng tài sản đạt 2,16 triệu tỉ đồng, tăng 6,3% so với đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 1,57 triệu tỉ đồng, tăng 6,7% so với đầu năm. VietinBank tiếp tục là Ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn toàn ngành (6%). Tiền gửi khách hàng đạt 1,47 triệu tỉ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn CASA của VietinBank đạt gần 334 nghìn tỉ đồng, tăng 5% so với đầu năm; tỷ trọng CASA đạt gần 22,8%.

- Tổng thu nhập hoạt động trong Quý II/2024 đạt 38,7 nghìn tỉ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó một số khoản thu tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực:

§ Thu nhập lãi thuần (không gồm thu phí bảo lãnh), đạt 29,6 nghìn tỉ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ.

§ Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối duy trì đà tăng trưởng, đạt 2,5 nghìn tỉ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. VietinBank tiếp tục đứng Top đầu về cả doanh số và thị phần kinh doanh ngoại tệ trên thị trường.

- Tỷ lệ CIR của VietinBank trong Quý II/2024 đạt 25,5%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 (26%).

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro trong Quý II/2024 đạt 28,8 nghìn tỉ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất ngành ngân hàng. Mặc dù VietinBank chủ động dành nguồn lực để trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định nhằm gia tăng bộ đệm dự phòng tài chính cho hoạt động của ngân hàng, nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 13 nghìn tỉ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

- Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay cuối Quý II/2024 ở mức 1,57%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 113,8%, tiếp tục duy trì ở mức cao.

- Các chỉ tiêu hiệu quả tiếp tục ghi nhận sự cải thiện so với cuối năm 2023: NIM đạt 3,01%; ROA và ROE lần lượt đạt 1,24% và 15,99%.

Cũng tại Hội nghị, VietinBank cũng chia sẻ về triển vọng/động lực tăng trưởng tín dụng, kết quả và triển vọng thu ngoài lãi, xu hướng lãi suất/tỷ giá, kiểm soát chất lượng tài sản, hoạt động chuyển đổi số ...

Đẩy nhanh triển khai Chuyển đổi số (CĐS) toàn diện

Chương trình CĐS của VietinBank giai đoạn 2024-2028 gồm 108 sáng kiến theo 29 nhóm chủ điểm gắn liền với chiến lược kinh doanh trung và dài hạn của VietinBank. Trong đó, 45 sáng kiến được ưu tiên triển khai trong năm 2024, bao gồm 18 sáng kiến đến từ các Khối Kinh doanh, 27 các sáng kiến nền tảng, hỗ trợ từ các Khối nghiệp vụ. Kết thúc Quý II/2024, 10 sáng kiến CĐS về kinh doanh đã thử nghiệm hoặc triển khai toàn hàng. Đầu năm 2024, VietinBank cũng thành lập Nhà máy số (Digital Factory) để triển khai các sáng kiến theo phương pháp làm việc Agile, đem lại các sản phẩm số chất lượng, liên tục được cải tiến với thời gian nhanh chóng.

Toàn cảnh Hội nghị cập nhật KQKD Quý II/2024. Ảnh: VietinBank
Toàn cảnh Hội nghị cập nhật KQKD Quý II/2024. Ảnh: VietinBank

Kết thúc Quý II/2024, ứng dụng VietinBank iPay Mobile dành cho KHCN đã thu hút được 8,4 triệu khách hàng với 868 triệu giao dịch, tăng lần lượt 19,8% và 73,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng giao dịch qua kênh iPay đạt 91,2% tổng giao dịch KHCN. Đối với KHDN, ứng dụng eFAST đã thu hút 244 nghìn doanh nghiệp sử dụng với 19 triệu giao dịch, tăng lần lượt 16,2% và 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng giao dịch qua kênh eFAST đạt 83%.

Tập trung nguồn lực xoay quanh 4 trụ cột phát triển

Với kỳ vọng tạo năng lực cạnh tranh vượt trội và mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, VietinBank xác định 4 trụ cột phát triển chính gồm: Kinh doanh truyền thống, CĐS, Hệ sinh thái, Tích hợp ESG. Cùng với nâng cao năng lực tài chính, tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong vận hành, hoạt động CĐS tại VietinBank sẽ tạo động lực cho Ngân hàng củng cố nền tảng quan trọng, mở rộng hệ sinh thái, nâng cao chất lượng dịch vụ với các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, VietinBank đã và đang coi thực hành ESG, thúc đẩy tài chính bền vững, tài chính khí hậu là một trọng tâm trong hoạt động của mình và sẽ tiếp tục có các sáng kiến trong thời gian tới, hướng đến tạo sự lan tỏa với các bên liên quan để cùng xây dựng và kiến tạo cộng đồng bền vững.

Nguyễn Thị Nhị
TIN LIÊN QUAN

Được mùa và giá, ngành nông nghiệp tự tin vượt chỉ tiêu xuất khẩu

Phong Nguyễn |

Trên cơ sở tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đạt 34,27 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm và nhiều tín hiệu lạc quan của thị trường cuối năm, ngành nông nghiệp tự tin sẽ vượt chỉ tiêu xuất khẩu năm 2024 đã được Chính phủ giao.

FDI tăng giúp doanh nghiệp cho thuê khu công nghiệp lãi đậm

Lục Giang |

Dòng vốn FDI tăng trưởng, giúp nhu cầu cho thuê đất khu công nghiệp tăng cao, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp báo lãi ấn tượng.

Quản lý ngân sách hiệu quả bền vững, khoan thư sức dân

Minh Thư - Thanh Uyên |

Thu ngân sách nửa đầu năm 2024 đạt hơn 1 triệu tỉ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ 2023 ngay trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nguồn thu từ dầu thô sụt giảm 5,1%. Nửa đầu năm 2024, tổng cầu tiêu dùng mặc dù phục hồi nhưng vẫn chậm; sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực vẫn còn khó khăn; áp lực lạm phát lớn do biến động tăng của tỷ giá, điều chỉnh giá điện, tiền lương, giá vàng, xăng dầu, nguyên vật liệu, hàng hóa, cước vận tải biến động khó dự đoán... Việc đảm bảo cân đối vĩ mô chưa bao giờ thách thức đến vậy.

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Bắc Ninh khắc phục hàng chục tỉ đồng

Việt Dũng |

Bị cáo buộc nhận hối lộ từ Công ty AIC, cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh đã được đại diện gia đình nộp khắc phục nhiều tỉ đồng.

Đại học đầu tiên ở TPHCM công bố điểm chuẩn

Chân Phúc |

TPHCM - Điểm chuẩn Trường Đại học Hoa Sen năm 2024, ngành cao nhất 19 điểm, nhiều ngành tăng từ 1- 3 điểm.

Thu nhập 40 triệu đồng/tháng mới mua được chung cư Hà Nội

Nhóm PV |

Giá chung cư tăng cao khiến nhiều người không khỏi choáng váng bởi vượt xa khả năng chi trả của người dân.

Hà Nội siết chặt quản lý khai thác cát

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hà Nội vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản.

Bị khởi tố vì giao xe cho thanh niên gây tai nạn chết người

Hoàng Khôi |

Công an quận Hải An, Hải Phòng vừa khởi tố trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Được mùa và giá, ngành nông nghiệp tự tin vượt chỉ tiêu xuất khẩu

Phong Nguyễn |

Trên cơ sở tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đạt 34,27 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm và nhiều tín hiệu lạc quan của thị trường cuối năm, ngành nông nghiệp tự tin sẽ vượt chỉ tiêu xuất khẩu năm 2024 đã được Chính phủ giao.

FDI tăng giúp doanh nghiệp cho thuê khu công nghiệp lãi đậm

Lục Giang |

Dòng vốn FDI tăng trưởng, giúp nhu cầu cho thuê đất khu công nghiệp tăng cao, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp báo lãi ấn tượng.

Quản lý ngân sách hiệu quả bền vững, khoan thư sức dân

Minh Thư - Thanh Uyên |

Thu ngân sách nửa đầu năm 2024 đạt hơn 1 triệu tỉ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ 2023 ngay trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nguồn thu từ dầu thô sụt giảm 5,1%. Nửa đầu năm 2024, tổng cầu tiêu dùng mặc dù phục hồi nhưng vẫn chậm; sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực vẫn còn khó khăn; áp lực lạm phát lớn do biến động tăng của tỷ giá, điều chỉnh giá điện, tiền lương, giá vàng, xăng dầu, nguyên vật liệu, hàng hóa, cước vận tải biến động khó dự đoán... Việc đảm bảo cân đối vĩ mô chưa bao giờ thách thức đến vậy.