Vì sao hạ tầng giao thông đi trước mở đường cho nền kinh tế?

Phương Thảo |

Giao thông được ví như mạch máu của nền kinh tế. Những địa phương có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách… luôn cho thấy lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

Đường băng để kinh tế - du lịch cất cánh

Nhìn những đoàn xe di chuyển trên tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn - Móng Cái hay chứng kiến các chuyến bay hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, nhiều người Quảng Ninh không khỏi bồi hồi nhớ về ký ức của một vùng đất xa xôi và cách trở ở phía Đông Bắc đất nước.

Sân bay quốc tế Vân Đồn góp phần gỡ nút thắt hạ tầng giao thông của Quảng Ninh.
Sân bay quốc tế Vân Đồn góp phần gỡ nút thắt hạ tầng giao thông của Quảng Ninh.

Hơn 10 năm trước, bức tranh hạ tầng của Quảng Ninh khi đó còn gắn với “3 không” - không đường cao tốc, không sân bay, không cảng tàu biển quốc tế. Tuy vậy, 1 thập kỷ qua, Quảng Ninh đã đột phá mạnh mẽ trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông. Đặc biệt, việc sở hữu sân bay sau nhiều năm ấp ủ là bước tiến khẳng định vị thế, tầm nhìn của Quảng Ninh. Theo các chuyên gia, sân bay là một trong số các hạ tầng quan trọng giúp thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu và du lịch.

Với sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh không chỉ kích hoạt tiềm năng du lịch mà còn khai thác các lợi ích khác như cứu trợ thiên tai, dịch bệnh. Suốt năm 2020, bên cạnh những chuyến bay thương mại thông thường, sân bay Vân Đồn đã phục vụ gần 200 chuyến bay đặc biệt, với hơn 40.000 hành khách là người Việt mắc kẹt ở nước ngoài và chuyên gia đến làm việc, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Năm 2021, Vân Đồn cũng là một trong những sân bay được sử dụng để đón khách du lịch theo chương trình hộ chiếu vắc xin.

Sân bay Vân Đồn hoàn thành sứ mệnh đón công dân Việt Nam về từ các vùng dịch.
Sân bay Vân Đồn hoàn thành sứ mệnh đón công dân Việt Nam về từ các vùng dịch.

Từ bệ phóng hạ tầng, trong 6 năm liên tiếp gần đây (2016 - 2021), Quảng Ninh gặt trái ngọt khi giữ đà tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở mức hơn hai con số, trở thành một cực tăng trưởng kinh tế toàn diện khu vực phía Bắc. Quy mô GRDP năm 2021 đạt hơn 238.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 cả nước. Với du lịch, lượng khách liên tục tăng trưởng qua các năm để đạt trên 14 triệu lượt năm 2019, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt.

Nói đến hạ tầng và đặc biệt là đóng góp của hàng không cho phát triển du lịch phải kể đến Phú Quốc (Kiên Giang) và Khánh Hòa. Đây là 2 địa phương sở hữu sân bay bận rộn bậc nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng lượng khách vượt công suất thiết kế. Năm 2019, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đón 3,7 triệu lượt khách, trong khi quy hoạch dự kiến đến năm 2020 là 2,65 triệu hành khách/năm. Theo quy hoạch mới, đến năm 2030, sân bay này dự kiến có quy mô đạt cấp 4E; công suất thiết kế dự kiến 10 triệu hành khách/năm, đến năm 2050 đạt công suất 18 triệu hành khách/năm.

 “Đi trước một bước” với hàng không

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 xác định 1 trong 3 đột phá là “tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông…”

Thực tế, hạ tầng giao thông có sứ mệnh đi trước mở đường để khai mở nền kinh tế và khai phóng tiềm lực, thu hút đầu tư. Trong đó, hạ tầng hàng không, cụ thể là việc xây dựng sân bay đặt ra rất bức thiết với các địa phương có sẵn tiềm năng lớn về du lịch.

Ngành hàng không tăng trưởng nhanh đang tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng.
Ngành hàng không tăng trưởng nhanh đang tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng.

Trong một thập kỷ qua, ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng bình quân 18%/năm, là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và số 1 Đông Nam Á. Việc tăng trưởng vận tải hàng không với tốc độ cao đã và đang tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng hàng không. Trong đó, cùng với việc nâng cấp, cải tạo các cảng hàng không trọng điểm, việc phát triển các sân bay mới tại các địa phương giàu tiềm năng và có nhu cầu thực là vô cùng cần thiết.

Sau Quảng Ninh, Lào Cai là địa phương thứ hai được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Ông Nguyễn Trọng Hài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, mục tiêu đầu tiên là phục vụ nhu cầu đi lại, công tác cứu nạn, cứu hộ; sau đó là phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên và bản sắc văn hóa.

Theo phê duyệt, cảng hàng không Sa Pa (Lào Cai) có tổng mức vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, là sân bay lưỡng dụng đáp ứng 3 triệu khách mỗi năm. Quy hoạch này được đánh giá phù hợp khi lượng khách đến Lào Cai tăng trưởng nhanh: Từ 800.000 lượt năm 2010 lên 5,2 triệu lượt năm 2019 khi chưa có dịch Covid-19.

Phối cảnh cảng hàng không Sa Pa. Ảnh: Báo Lào Cai
Phối cảnh cảng hàng không Sa Pa. Ảnh: Báo Lào Cai

Cùng là tỉnh miền núi địa hình hiểm trở, Kon Tum mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào quy hoạch.

“Sân bay Măng Đen khi đi vào hoạt động sẽ trở thành một động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết nối Kon Tum với khu vực, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước cũng như với thế giới. Đây sẽ là dự án động lực của Kon Tum trong giai đoạn 2021 – 2025”, ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết.

Các chuyên gia nhận định, hạ tầng hàng không có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế và quan trọng hơn là phát huy ưu thế đường không khi mạng lưới đường bộ chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Mặt khác, sân bay tại mỗi địa phương khi cần có thể tham gia vào công tác đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia, cứu trợ thiên tai, dịch bệnh...

Với tính toán các điều kiện phù hợp, mỗi sân bay có thể trở thành bệ phóng quan trọng cho kinh tế - xã hội địa phương, khu vực. Theo TS Trần Quang Châu - Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không, ngành hàng không mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế khác. Sân bay mở ra sẽ mang lại nhiều lợi ích cho địa phương như: Thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp…

Có thể nói, chủ trương bổ sung vào quy hoạch các sân bay phù hợp, nhằm mở rộng mạng lưới sân bay, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm “đi trước một bước” là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, vừa nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh cho các địa phương.

Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Phú Quốc được bình chọn là Hòn đảo có thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới

Phương Thảo |

Tối 11.11, tại Oman, trong khuôn khổ lễ trao giải của Giải thưởng du lịch thế giới - World Travel Awards 2022, Phú Quốc của Việt Nam đã vinh dự được xướng tên “Hòn đảo có thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới”.

Quảng Ninh: Công bố Quy hoạch 3 phân khu Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 11.11, UBND TP Móng Cái tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉ lệ 1/2000 đối với 3 phân khu: A1, A2, C1.1 thuộc Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Móng Cái.

Sun Property thể hiện đẳng cấp qua hệ sinh thái tầm cỡ tại Phú Quốc

Phương Thảo |

Bằng việc kiến tạo thành công chuỗi dự án trong hệ sinh thái tầm cỡ quốc tế tại Nam đảo Ngọc, Sun Property - thương hiệu BĐS cao cấp của Sun Group tiếp tục khẳng định vị thế, tên tuổi trên thị trường địa ốc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phú Quốc được bình chọn là Hòn đảo có thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới

Phương Thảo |

Tối 11.11, tại Oman, trong khuôn khổ lễ trao giải của Giải thưởng du lịch thế giới - World Travel Awards 2022, Phú Quốc của Việt Nam đã vinh dự được xướng tên “Hòn đảo có thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới”.

Quảng Ninh: Công bố Quy hoạch 3 phân khu Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 11.11, UBND TP Móng Cái tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉ lệ 1/2000 đối với 3 phân khu: A1, A2, C1.1 thuộc Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Móng Cái.

Sun Property thể hiện đẳng cấp qua hệ sinh thái tầm cỡ tại Phú Quốc

Phương Thảo |

Bằng việc kiến tạo thành công chuỗi dự án trong hệ sinh thái tầm cỡ quốc tế tại Nam đảo Ngọc, Sun Property - thương hiệu BĐS cao cấp của Sun Group tiếp tục khẳng định vị thế, tên tuổi trên thị trường địa ốc.