Vị “hộ pháp” cho cá basa, cá tra ra thế giới

LỤC TÙNG - PHONG LINH (thực hiện) |

Cuối tháng 2.2024, thông qua sự kết nối của GS.TS Võ Tòng Xuân, phóng viên Báo Lao Động có dịp gặp gỡ ông Húa Ngô - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn H&N Group - nhân chuyến về Việt Nam công tác. Tại đây, chúng tôi được lắng nghe tường tận hành trình hộ pháp cá basa, cá tra ra thế giới của gia đình ông.

Thưa ông, đâu là cơ duyên đưa ông đến với ngành thủy sản và hành trình đưa cá basa, cá tra sang Mỹ như thế nào?

- Tháng 10.1998, cùng với phái đoàn của Hoa Kỳ, tôi có dịp trở về Việt Nam. Tại Hà Nội, chúng tôi gặp gỡ Tiến sĩ Tạ Quang Ngọc - nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam - cũng là thời điểm đánh dấu sự kiện thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Kế đến, 11 người chúng tôi tiếp tục di chuyển qua nhiều địa phương và cuối cùng là tham quan tại một lồng bè nuôi cá basa ở tỉnh An Giang.

Lúc đó, tôi giật mình khi thấy cá basa giống catfish (bộ cá da trơn) ở Mỹ. Bằng kiến thức và linh cảm, tôi khẳng định với mọi người, đây là mỏ vàng của Việt Nam. Trăn trở về cá basa của Việt Nam sau chuyến công tác, tôi cùng con gái là Christine Ngo quyết định triển khai loạt chiến lược để quảng bá cá basa rộng khắp thị trường Mỹ.

Tháng 3.1999, nhân dịp có tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản Boston, chúng tôi mời một đầu bếp chuyên chế biến cá da trơn ở Mỹ để làm ra một số món ăn phục vụ khách tham quan. Thấy mọi người ưa thích, tôi tiếp tục làm các thông tin giới thiệu, quảng cáo, mở rộng thị trường và bắt đầu nhập khẩu cá basa phi lê từ Việt Nam sang.

Được biết giai đoạn đầu, cá basa vẫn chưa có tên thương hiệu trên thị trường Mỹ, vậy, ông đã làm thế nào để từng bước định vị được cá basa ở xứ cờ hoa?

- Đó là một quá trình gian nan, chúng tôi phải đọc rất nhiều tài liệu, đồng thời liên hệ với nhiều nhà khoa học để nghiên cứu.

Chúng ta biết rằng sông Mekong chảy qua nhiều nước và đến nước nào thì nước đó đặt cho nó một cái tên. Đến Campuchia, con sông chia ra làm 2 nhánh lớn với nhánh bên phải là sông Bassac, người Campuchia gọi nhanh là basa. Kiến thức này nằm trong một quyển sách của chuyên gia người Mỹ và tôi cho rằng nó chính xác. Do đó, tôi định danh trong đầu thương hiệu “Mekong basa”.

Kế đến, tôi nhờ người ở Việt Nam gửi máy bay 2 con cá basa sang Mỹ để đăng ký với Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) xây dựng thương hiệu độc quyền. Sau khi có những kết quả chính xác từ các nhà khoa học, họ đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng thương hiệu “Mekong Basa”.

Đồng thời, chúng tôi mời một số đối tác từ Việt Nam sang Mỹ tham quan, tìm hiểu tại các nhà máy chế biến cá để xem các công đoạn, cách thức người Mỹ sản xuất như thế nào, rồi đầu tư máy móc, trang thiết bị cho các nhà máy ở Việt Nam. Giai đoạn 1999 - 2002, nước Mỹ bắt đầu đặt ra loạt các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của cá basa, trong bối cảnh sản lượng cá nhập vào quốc gia này tăng lên nhanh chóng. Đỉnh điểm là việc Mỹ khởi kiện chống bán phá giá cá basa vào tháng 6.2002. Nhưng ít ai biết rằng, nhờ vụ việc này, cá basa Việt Nam trở nên nổi tiếng trên khắp toàn cầu.

Đến bây giờ, ông còn trăn trở gì về con cá basa, cá tra không? Triển vọng của cá basa, cá tra ở thị trường nội địa thế nào?

- Chúng tôi đánh giá hiện nay kỹ thuật nuôi cá tra đã có nhiều tiến bộ. Thế nhưng có một thực tế là giá trị con cá tra lại đang đi xuống, đó là do cách làm chưa thật sự hiệu quả và chúng ta phải tính toán lại.

Thứ nhất, cá tra bao nhiêu năm qua vẫn xuất khẩu dạng phi lê, do đó chúng ta cần nghiên cứu một hình thức mới để tiếp cận khách hàng. Thứ hai, chúng ta cần tập cho người trẻ ăn và thưởng thức cá basa, cá tra của Việt Nam để các em biết trân trọng. Mặt khác, đây cũng là cách tiếp cận đối tượng khách hàng mới. Quan trọng hơn hết là chúng ta phải biết cân bằng vấn đề cung - cầu, chẳng hạn, hiện tại nước Mỹ cần khoảng 300.000 tấn cá tra nhưng bán đến 500.000 tấn là dư.

Ở miền Tây hiện có 6 tỉnh, thành nuôi cá tra là An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ và một phần tỉnh Sóc Trăng. Quan điểm của tôi, trong câu chuyện kinh doanh phải có chiến lược, quy hoạch như: Mỗi tỉnh diện tích nuôi là bao nhiêu; những vùng nuôi cũng phải có kế hoạch nuôi tương đối theo số lượng nhất định. Do đó, các địa phương phải cùng ngồi với nhau bàn bạc lại.

Cũng không chỉ có ở Mỹ mà chúng ta cũng có thể đẩy mạnh thị trường mới ở khu vực châu Á, một số thị trường tiềm năng có thể xem xét như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh…

Xin cảm ơn ông!

LỤC TÙNG - PHONG LINH (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Gặp gỡ CEO Húa Ngô nghe chuyện những ngày đầu đưa cá tra vào thị trường Mỹ

Lục Tùng - Phong Linh |

Thông qua sự kết nối của GS.TS Võ Tòng Xuân, phóng viên Báo Lao Động có dịp gặp gỡ ông Húa Ngô, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn H&N Group, nhân chuyến ông về Việt Nam công tác. Tại đây, chúng tôi được lắng nghe tường tận hành trình những ngày đầu đưa cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ của gia đình ông.

Nghịch lý giá cá tra: Cá thương phẩm giảm, cá giống tăng

Lâm Điền |

Giá cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra trong nghịch lý khi cá thương phẩm liên tiếp giảm, nhưng giá cá giống lại tăng.

Dù nhiều thách thức, Việt Nam quyết tâm giữ ngôi vương về xuất khẩu cá tra

Vũ Long |

Mặc dù gặp nhiều đối thủ mới nổi lên, nhưng xuất khẩu cá tra vẫn nỗ lực giữ “ngôi vương” trong năm 2023.

Điểm danh 4 lợi ích của cá basa

THANH NGỌC (THEO HEALTHLINE) |

Theo Healthline, cá basa thuộc họ cá trắng, giàu protein chất lượng cao và không nhiều calo, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Mỹ kết luận thuế chống bán phá giá cá basa 0 đồng với 2 doanh nghiệp Việt

Vũ Long |

Bộ Thương mại Mỹ kết luận cuối cùng về rà soát chống bán phá giá lần thứ 16 đối với cá tra, cá basa của 2 doanh nghiệp Việt Nam là 0 đồng.

Núi Pháo của Masan Group thua lỗ kỷ lục, dòng tiền gặp khó

Lục Giang |

Masan High-Tech Materials lỗ sau thuế lên tới 1.529 tỉ đồng trong năm 2023, Khoáng sản Núi Pháo cũng ghi nhận khoản lỗ 1.409 tỉ đồng. Nhìn vào bức tranh tài chính cùng với những động thái của Masan High-Tech Materials thời gian gần đây cho thấy, doanh nghiệp đang gặp khó về dòng tiền và đối diện với áp lực thanh toán nợ vay.

Những cây cầu gắn liền quá trình hình thành và phát triển của TPHCM

Anh Tú |

Trong nhiều năm qua, TPHCM đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những cây cầu trên các trục đường cửa ngõ đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo của thành phố mang tên Bác.

Rivaldo và dàn danh thủ Brazil phô diễn kĩ thuật trên sân Hàng Đẫy

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Cựu cầu thủ Rivaldo và dàn danh thủ Brazil đã có màn trình diễn cống hiến đẹp mắt khi thi đấu giao hữu với câu lạc bộ Công an Hà Nội trên sân Hàng Đẫy tối 29.4.

Gặp gỡ CEO Húa Ngô nghe chuyện những ngày đầu đưa cá tra vào thị trường Mỹ

Lục Tùng - Phong Linh |

Thông qua sự kết nối của GS.TS Võ Tòng Xuân, phóng viên Báo Lao Động có dịp gặp gỡ ông Húa Ngô, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn H&N Group, nhân chuyến ông về Việt Nam công tác. Tại đây, chúng tôi được lắng nghe tường tận hành trình những ngày đầu đưa cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ của gia đình ông.

Nghịch lý giá cá tra: Cá thương phẩm giảm, cá giống tăng

Lâm Điền |

Giá cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra trong nghịch lý khi cá thương phẩm liên tiếp giảm, nhưng giá cá giống lại tăng.

Dù nhiều thách thức, Việt Nam quyết tâm giữ ngôi vương về xuất khẩu cá tra

Vũ Long |

Mặc dù gặp nhiều đối thủ mới nổi lên, nhưng xuất khẩu cá tra vẫn nỗ lực giữ “ngôi vương” trong năm 2023.

Điểm danh 4 lợi ích của cá basa

THANH NGỌC (THEO HEALTHLINE) |

Theo Healthline, cá basa thuộc họ cá trắng, giàu protein chất lượng cao và không nhiều calo, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Mỹ kết luận thuế chống bán phá giá cá basa 0 đồng với 2 doanh nghiệp Việt

Vũ Long |

Bộ Thương mại Mỹ kết luận cuối cùng về rà soát chống bán phá giá lần thứ 16 đối với cá tra, cá basa của 2 doanh nghiệp Việt Nam là 0 đồng.