Trung Quốc ra lệnh mới, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn “ngô nghê"

Vũ Long |

Đã gần 1 tháng kể từ khi Hải quan Trung Quốc áp dụng quy định Lệnh 248, Lệnh 249, nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn rất "ngô nghê".

Xuất khẩu kiểu... bán hàng chợ huyện

Trao đổi với PV Lao Động, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-NNPTNT) thông tin: Doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, thấy đi tiểu ngạch "ngon ăn", bây giờ 2 lệnh 248, 249 có hiệu lực, khi chở hàng lên biên giới không xuất khẩu đi được lại về cầu cứu Bộ NNPTNT. Trong khi đó, trước khi Lệnh 248, Lệnh 249 được thi hành, Bộ NNPTNT đã hướng dẫn rất kỹ các thủ tục đăng ký mã số để xuất khẩu".

"Điều đáng nói là, có tới 6-7 doanh nghiệp cùng làm công văn, nội dung gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác về tên doanh nghiệp và số lượng cần xuất đi, thậm chí thể thức văn bản còn không đúng. Có doanh nghiệp gửi email ra Văn phòng SPS, chúng tôi đã xử lý xong và được cấp mã rồi, nhưng doanh nghiệp vẫn lại gửi tiếp công văn cho Bộ NNPTNT bằng đường bưu điện”- ông Ngô Xuân Nam chia sẻ.

Trả lời câu hỏi của PV, thông tin về Lệnh 248, Lệnh 249 đã được các phương tiện truyền thông thông tin rộng rãi, nhưng tại sao trước doanh nghiệp không làm thủ tục để được cấp mã, đến khi tắc cửa khẩu biên giới không xuất đi được, "nước đến chân mới nhảy", ông Nam nói: “Có doanh nghiệp trả lời rất “hồn nhiên”: “Anh biết, nhưng cứ nghĩ đi tiểu ngạch được nên không đăng ký”".

Thực sự các doanh nghiệp vẫn cố tình dây dưa chưa đăng ký mã với tâm lý kéo dài thời gian xuất khẩu tiểu ngạch kiểu cũ. TS Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thẳng thắn cho biết: Gọi là xuất khẩu, nhưng hình thức bán hàng cũng giống như ở chợ huyện. Xuất khẩu mà chưa biết người mua hàng bên kia biên giới là ai. Một xe chở dưa hấu khi sang đến Pò Chài sẽ được thương lái Trung Quốc đến xem, mặc cả, lựa ra những quả còn tốt thì lấy, quả nào thối thì vứt lại...

“Cách mua bán bấp bênh như thế, nhiều yếu tố rủi ro như thế nên những lúc vào mùa trái cây chín rộ (đầu tháng 4 và cuối tháng 11) lượng trái cây đưa lên dồn dập, năng lực thông quan tại cửa khẩu không đáp ứng nổi, gây nên hiện tượng ùn tắc. Người dân Lạng Sơn lại ngậm ngùi chứng kiến những dòng xe xếp hàng dài trên đường vào cửa khẩu, đỗ tràn cả ra đến đường quốc lộ” – TS Trần Thanh Hải thông tin.

Ông Nguyễn Khắc Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ameii Việt Nam cũng cho rằng, điều ngược đời là từ trước đến nay ở Việt Nam, đa phần các thương nhân Trung Quốc trực tiếp sang làm việc và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam thụ động ngồi chờ. Điều này lý giải vì sao có hiện tượng ùn tắc nông sản mỗi khi thương nhân Trung Quốc không sang Việt Nam thu mua.

"Từ 1.1.2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở trong nước đã nhờ chúng tôi khai hộ do không có nghiệp vụ, qua đây cho thấy các đơn vị này cần phải thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện quy trình tiếp cận để có thể làm công việc này thuận lợi, qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bền vững hơn" - ông Tiến thông tin.

Thị trường Trung Quốc đã "rất khó tính"

Chia sẻ kinh nghiệm 20 năm xuất khẩu sang Trung Quốc, bà Ngô Tường Vy – Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu trái cây Chánh Thu nhấn mạnh: Thị trường Trung Quốc còn khó hơn thị trường Mỹ và nếu không xác định được điều này thì không thể tiếp tục xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới.

“Chúng ta phải thay đổi tư duy Trung Quốc là thị trường dễ tính ngay lập tức. Tôi mong muốn điều này được lan tỏa mạnh mẽ, để chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nông dân thay đổi tư duy, tạo tính chủ động về nguồn hàng, đây là thời điểm tốt nhất để nông sản Việt Nam thay đổi chiến lược để xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới” – bà Tường Vy nói.

Ông Nguyễn Văn Tiến khẳng định: Yếu tố lớn nhất hiện nay với thị trường Trung Quốc phải thay đổi đó là không được nhìn nhận đây là thị trường dễ tính. Từ năm 2015, Trung Quốc đã thay đổi tiêu chuẩn kiểm soát an toàn thực phẩm ngang bằng châu Âu. Do đó, chúng ta cần thay đổi từ khâu sản xuất tới đàm phán, thương mại.

“Trong quan hệ xuất khẩu sang Trung Quốc cần chuyển mạnh từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Theo đó, cần những doanh nghiệp tiên phong, đầu tàu đảm bảo các yêu cầu. Thậm chí phải xác định, có những sản phẩm phải mất tới 9–10 năm mới đàm phán được khi xuất khẩu Trung Quốc. Trước mắt cần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. Qua đó, tăng đơn hàng xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch theo mùa vụ” – ông Tiến nhấn mạnh.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Thiếu container lạnh xuất khẩu nông sản, ngành nông nghiệp đề nghị hỗ trợ

Vũ Long |

Theo bộ Nông nghiệp, cần sự vào cuộc của Bộ Giao thông Vận tải để giải quyết vướng mắc trong vận tải biển và ưu tiên container lạnh phục vụ xuất khẩu nông sản.

Điều tiết xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu, lối mở hợp lý để tránh ùn tắc

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh thông tin đầy đủ, điều tiết lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu lên cửa khẩu hợp lý để tránh ùn ứ.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Thiếu container lạnh xuất khẩu nông sản, ngành nông nghiệp đề nghị hỗ trợ

Vũ Long |

Theo bộ Nông nghiệp, cần sự vào cuộc của Bộ Giao thông Vận tải để giải quyết vướng mắc trong vận tải biển và ưu tiên container lạnh phục vụ xuất khẩu nông sản.

Điều tiết xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu, lối mở hợp lý để tránh ùn tắc

Vũ Long |

Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh thông tin đầy đủ, điều tiết lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu lên cửa khẩu hợp lý để tránh ùn ứ.