Trợ công chủ lực cho Hà Nam phát triển nông thôn mới

Việt Hải |

Hơn một năm kể từ khi được Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới, người dân Hà Nam không vì thế mà lơ là, thậm chí nỗ lực hơn trên con đường phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao. Ngay cả người nghèo và các đối tượng chính sách cũng không lỗi nhịp khi bên cạnh họ luôn có sự đồng hành của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH).

Tại buổi làm việc của Đoàn công tác NHCSXH với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết: Thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo mọi điều kiện thuận lợi, xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của NHCSXH để nâng cao hiệu quả triển khai tín dụng chính sách và hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu.
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu.

Những nội dung cụ thể của Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 và Quyết định số 401/QĐ-TTg đã được tỉnh chỉ đaọ cụ thể cùng với kế hoạch triển khai thực hiện, hàng năm. Trong đó nêu rõ UBND tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã đều dành nguồn lực từ ngân sách uỷ thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Tỉnh đã bố trí đất xây dựng Hội sở chi nhánh tỉnh, 5/5 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện và hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở cấp huyện gần 1,2 tỉ đồng. Hiện nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, cấp đất và hỗ trợ kinh phí cho chi nhánh với số tiền 10 tỉ đồng để cùng với nguồn vốn của Trung ương xây dựng trụ sở làm việc mới của chi nhánh khang trang, rộng rãi hơn.

Toàn cảnh buổi làm việc của NHCSXH với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam.
Toàn cảnh buổi làm việc của NHCSXH với Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam.

Đặc biệt, năm 2021 đã đánh dấu một bước chuyển mới trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội khi tỉnh chỉ đaọ tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào chi nhánh NHCSXH tỉnh.

Tính đến ngày 28.2.2022, tổng nguồn vốn tín dụng tại chi nhánh đạt hơn 2.289 tỉ đồng, tăng gấp 17,7 lần so với khi mới thành lập năm 2003. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt gần 98 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 4,3% tổng nguồn vốn, tăng 87,5 tỉ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW (gấp 9,47 lần). Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu (năm 2002) có tổng dư nợ là 129 tỉ đồng, đến nay (tháng 3.2022), trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang triển khai thực hiện 10 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt 2.281 tỉ đồng với gần 46,2 nghìn khách hàng đang vay, tăng 2.151 tỉ đồng và gấp 17,65 lần so với khi mới thành lập.

Tổng doanh số cho vay gần 20 năm qua với khoảng 7,7 nghìn tỉ đồng đã hỗ trợ vốn cho trên 404 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; qua đó giúp trên 45 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo và duy trì việc làm cho 30 nghìn lao động; trên 1.100 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; hơn 55 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; cho vay hỗ trợ xây dựng cải tạo trên 260 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 3.500 ngôi nhà cho hộ nghèo...

Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu kết luận.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy phát biểu kết luận.

Ước thực hiện đến 31.3.2022, chi nhánh giải ngân cho người sử dụng lao động vay số tiền 17.010 triệu đồng trả lương ngừng việc cho 5.347 lượt người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Đồng chí Lê Thị Thủy - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam cho biết, nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh rất lớn, đặc biệt là nhu cầu vay vốn chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP nhưng nguồn vốn cho vay các chương trình này còn hạn chế.

Tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với chi nhánh NHCSXH tỉnh tham mưu Đề án hỗ trợ vốn tín dụng chính sách mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở và Đề án hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm giai đoạn 2022 - 2025 với mục tiêu hỗ trợ vốn tín dụng chính sách cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, đối tượng thiếu việc làm và bố trí nguồn lực tín dụng hợp lý để thực hiện.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng và các Thành viên Đoàn công tác làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam.
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng và các Thành viên Đoàn công tác làm việc với Lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam.

Mặc dù tỉnh đã rất quan tâm hỗ trợ, tuy nhiên, do điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, từ năm 2022 bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tự cân đối ngân sách và điều tiết về Trung ương, chính vì vậy nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH còn khiêm tốn. Bà Thủy đề nghị NHCSXH tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn tăng trưởng giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo.

Ghi nhận sự trợ lực và đồng hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết, tỷ trọng nguồn vốn cho vay chương trình giải quyết việc làm của Hà Nam chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ và dư nợ tín dụng chính sách của Hà Nam hiện nay đang thấp nhất toàn quốc. Tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách địa phương trong tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại Hà Nam đến ngày hết tháng 2.2022 là 4,31%/tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, trong khi bình quân toàn quốc là trên 10%; số dư nguồn vốn tại tỉnh đạt 97,9 tỷ đồng, trong khi bình quân toàn quốc là trên 420 tỷ đồng.

Vì vậy, Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cùng các Chỉ thị, kế hoạch mà tỉnh đã ban hành về tín dụng chính sách. Đồng thời tiếp tục nhanh chóng xây dựng và triển khai 2 Đề án tỉnh cũng như ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay.

Việt Hải
TIN LIÊN QUAN

8 ngân hàng cấp khoản tín dụng tạo việc làm cho 8.000 lao động

Lam Duy |

Cho đến thời điểm hiện nay, đây là khoản cấp tín dụng quy mô lớn nhất được ký kết trong bối cảnh Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế vừa chính thức được Chính phủ triển khai.

Tín dụng chính sách xã hội - Công cụ hỗ trợ trực diện cho phụ nữ làm giàu

Yên Hưng |

Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã chỉ ra bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo.

Hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau dịch

Vũ Long |

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

8 ngân hàng cấp khoản tín dụng tạo việc làm cho 8.000 lao động

Lam Duy |

Cho đến thời điểm hiện nay, đây là khoản cấp tín dụng quy mô lớn nhất được ký kết trong bối cảnh Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế vừa chính thức được Chính phủ triển khai.

Tín dụng chính sách xã hội - Công cụ hỗ trợ trực diện cho phụ nữ làm giàu

Yên Hưng |

Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã chỉ ra bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo.

Hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau dịch

Vũ Long |

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa ký hiệp định tín dụng trị giá 221,5 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19.