Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Hoàng Quang |

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) năm 2024, Bộ Công Thương vừa tổ chức phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển CNHT năm 2024 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và chuyên gia.

Trong 6 năm triển khai Chương trình (từ năm 2018 đến năm 2023), Bộ Công Thương đã thẩm định và phê duyệt 306 đề án, tập trung vào các hoạt động chính bao gồm: (i) Hỗ trợ doanh nghiệp CNHT kết nối, trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; (ii) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; (iii) Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; (iv) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; (v) Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

Việc triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trong các năm vừa qua đã bước đầu đem lại những kết quả khả quan và tạo tác động, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần kinh tế - xã hội. Các hoạt động của Chương trình ngày càng phong phú, đa dạng, đi vào chiều sâu, có tính ứng dụng cao và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Sau khi tham gia các hoạt động hỗ trợ của Chương trình, doanh nghiệp đã thực sự có sự thay đổi, chuyển mình theo chiều hướng tích cực, doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất và hiệu suất sản xuất đồng thời cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng, đối tác tiềm năng mới.

Chương trình đã hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong nước và nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia thông qua các diễn đàn, hội thảo, triển lãm quốc tế.

Theo ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nhận định: "Để nâng cao năng lực doanh nghiệp CNHT hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cần tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả các giải pháp xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp CNHT nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức mang tính cốt lõi, đó là những giải pháp về kết nối kinh doanh, thông tin thị trường, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực…

Những giải pháp vì mục tiêu dài hạn này cần được triển khai đồng bộ với công tác truyền thông, thay đổi và nâng cao nhận thức của các bên liên quan và cộng đồng doanh nghiệp CNHT nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển dài hạn và bền vững". Hội đồng thẩm định dự kiến sẽ họp đánh giá các đề án trong tháng 11 để lựa chọn các đề án tham gia Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Hoàng Quang
TIN LIÊN QUAN

Làn sóng chip bán dẫn và cơ hội cho Việt Nam

Đức Mạnh (thực hiện) |

Cuộc đua sản xuất chất bán dẫn và chip đang ngày càng nóng trên toàn cầu trong bối cảnh các nước lớn đều muốn tự chủ và không chậm chân trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi chúng ta có tiềm năng và cơ hội để mang lại nhiều lợi ích tích cực. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT) - về vấn đề này.

Giải bài toán phát thải trong ngành công nghiệp bán dẫn

Quý An |

Ngành bán dẫn toàn cầu được đánh giá vừa thiếu hụt, vừa dư thừa ở thời điểm hiện tại. Các yếu tố kinh tế và địa chính trị trên thế giới đã dần góp phần định hình ngành công nghiệp này. Lạm phát, lãi suất tăng và sự rút lui của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu làm vốn hóa thị trường sụt giảm nghiêm trọng.

Công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội phát triển ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam

Đức Mạnh thực hiện |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, lĩnh vực bán dẫn là một ngành công nghiệp phức tạp và đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao và sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn.

Thanh khoản cải thiện, chứng khoán tiếp đà hồi phục

Gia Miêu |

Thanh khoản thị trường chứng khoán gia tăng cho thấy, lực cầu áp đảo lan tỏa đến hầu hết nhóm ngành, đưa thị trường vào trạng thái tích cực hơn.

HLV Vũ Ngọc Lợi điểm tên người thay thế Nguyễn Thị Huyền ở tuyển điền kinh

NHÓM PV |

Sau khi vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Huyền giải nghệ, câu hỏi được đặt ra, liệu ai sẽ đủ sức thay thế chân chạy người Nam Định? Góc nhìn thể thao số 135 trò chuyện với ông Vũ Ngọc Lợi – người đã huấn luyện Nguyễn Thị Huyền suốt 15 năm qua, đồng thời là thành viên của ban huấn luyện đội tuyển điền kinh Việt Nam để tìm câu trả lời.

Phương án thi 4 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp giảm áp lực

Thanh Hằng |

Số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề được giáo viên, học sinh và chuyên gia trên cả nước tranh luận sôi nổi bởi mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng. Hiện nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ phương án 2+2 - tức thí sinh thi 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.

Gian nan chống buôn lậu ở các tuyến biên giới phía Bắc

Tân Văn |

Theo thống kê của lực lượng chức năng, 9 tháng đầu năm 2023, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng con giống gia cầm có chiều hướng gia tăng. Đây là nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh...

Lý do tiếng Anh nên là môn lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thanh Hằng |

Trong thời gian chờ đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, phương án 2+2 (thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn) nhận được sự ủng hộ của đa số học sinh và giáo viên.

Làn sóng chip bán dẫn và cơ hội cho Việt Nam

Đức Mạnh (thực hiện) |

Cuộc đua sản xuất chất bán dẫn và chip đang ngày càng nóng trên toàn cầu trong bối cảnh các nước lớn đều muốn tự chủ và không chậm chân trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi chúng ta có tiềm năng và cơ hội để mang lại nhiều lợi ích tích cực. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor (công ty phát triển chip bán dẫn của Tập đoàn FPT) - về vấn đề này.

Giải bài toán phát thải trong ngành công nghiệp bán dẫn

Quý An |

Ngành bán dẫn toàn cầu được đánh giá vừa thiếu hụt, vừa dư thừa ở thời điểm hiện tại. Các yếu tố kinh tế và địa chính trị trên thế giới đã dần góp phần định hình ngành công nghiệp này. Lạm phát, lãi suất tăng và sự rút lui của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu làm vốn hóa thị trường sụt giảm nghiêm trọng.

Công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội phát triển ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam

Đức Mạnh thực hiện |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, lĩnh vực bán dẫn là một ngành công nghiệp phức tạp và đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao và sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn.