Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Giải bài toán phát thải trong ngành công nghiệp bán dẫn

Quý An |

Ngành bán dẫn toàn cầu được đánh giá vừa thiếu hụt, vừa dư thừa ở thời điểm hiện tại. Các yếu tố kinh tế và địa chính trị trên thế giới đã dần góp phần định hình ngành công nghiệp này. Lạm phát, lãi suất tăng và sự rút lui của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu làm vốn hóa thị trường sụt giảm nghiêm trọng.

Mặc dù giá bộ nhớ cao cấp hạ nhiệt đi nhiều trong thời gian qua, nhưng quá trình vận chuyển vẫn ở mức cao. Chính sách của Mỹ về xuất khẩu chất bán dẫn có khả năng định hình ngành công nghiệp này trong tương lai sắp tới. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia từ Deloitte, năm nay có thể là thời điểm cần có sự thay đổi đột phá trong lĩnh vực này.

Những thách thức trước mắt

Hiện trên thế giới, không khu vực nào có thể tự cung cấp chất bán dẫn hoàn toàn, và vẫn phải phụ thuộc ít nhiều vào các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, các loại chip đều có sự khác biệt giữa kích cỡ và công nghệ xử lý, vật liệu, cơ sở vật chất, thiết bị, công cụ thiết kế, khả năng chịu bức xạ...

Các ngành công nghiệp chip của Hoa Kỳ và châu Âu đang xem xét việc đa dạng hóa không chỉ các nhà máy mà còn tất cả các bộ phận của chuỗi bán cung ứng. Theo đó, các dây chuyền sản xuất sẽ được đưa ra khỏi các thành trì truyền thống ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sang Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, việc nhân rộng năng lực của các địa điểm sản xuất ở châu Á không phải là điều dễ dàng. Cho đến khi các vấn đề về chuỗi cung ứng, đại dịch và thương mại xuất hiện, châu Á vẫn đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô và nguyên liệu sản xuất để sản xuất linh kiện. Bên cạnh đó, châu Á cũng sở hữu cơ sở sản xuất chip tiên tiến và thậm chí có thể là khâu cuối cùng đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu được dự đoán sẽ đạt doanh thu 1.000 tỉ USD vào năm 2030, tăng gấp đôi trong thập kỷ. Sự tăng trưởng này dự kiến sẽ đòi hỏi quá trình đầu tư vào quy trình sản xuất liên quan.

Hiện tại, hơn 90% cơ sở thử nghiệm và lắp ráp khâu cuối được đặt tại châu Á, cụ thể là ở các xưởng đúc hoặc nhà cung cấp thử nghiệm và lắp ráp bán dẫn (OSAT) thuê ngoài. Trong khi đó, một số công ty trong ngành chip đang bổ sung năng lực lắp ráp và thử nghiệm mới tại địa phương, điều này có thể làm trầm trọng thêm thách thức hiện có đối với hệ thống và công nghệ chuỗi cung ứng riêng biệt. Đây là nơi các nền tảng dữ liệu tích hợp, trí tuệ nhân tạo được kỳ vọng sẽ giúp các quy trình OSAT hiệu quả hơn. Ngoài ra, cũng có thể nhận biết và lập kế hoạch phòng ngừa cho các cú sốc chuỗi cung ứng trong tương lai.

Thiếu hụt nhân lực trong ngành công nghiệp chất bán dẫn cũng là vấn đề lớn và dự kiến sẽ còn tiếp diễn vào năm 2023. Hiện tại, nhân lực trong ngành bán dẫn dự kiến sẽ cần tăng cường hơn 1 triệu lao động lành nghề vào năm 2030 (trung bình khoảng hơn 100.000 người mỗi năm). Đối với các công ty sản xuất chip, vấn đề này đang trở nên phức tạp hơn do nhu cầu cấp thiết phải xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô lớn ở nhiều khu vực.

Mục tiêu giảm phát thải

Quy trình sản xuất chip thế hệ chip mới sẽ cần đến nhiều năng lượng, nước và khí nhà kính. Đến năm 2030, ngành công nghệ thông tin và truyền thông có khả năng chiếm 20% nhu cầu điện toàn cầu. Do đó, các nhà đầu tư, khách hàng, thành viên hội đồng quản trị và cơ quan quản lý đang yêu cầu công bố thông tin minh bạch và toàn diện hơn về phát thải khí nhà kính, rủi ro môi trường và các hành động giảm phát thải. Một số nhà sản xuất chip đã triển khai các công nghệ cho phép tái chế và tái sử dụng nguồn nước.

Ngoài ra, các công ty đã tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để tạo ra điện cho các tòa nhà văn phòng và cơ sở sản xuất. Việc sử dụng ít nước và năng lượng hơn còn có thể giảm chi phí vận hành từ tiêu thụ tài nguyên, kéo theo lợi nhuận cao hơn.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội phát triển ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam

Đức Mạnh thực hiện |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, lĩnh vực bán dẫn là một ngành công nghiệp phức tạp và đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao và sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn.

2 nhà máy bán dẫn trị giá hàng tỉ USD đi vào hoạt động đang tạo sức hấp dẫn mới

Vân Trường |

Chuyên gia đánh giá việc 2 nhà máy bán dẫn trị giá hàng tỉ USD cùng đi vào vào động chỉ trong một tháng tại Bắc NinhBắc Giang đem đến nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Những ngành học cơ hội việc làm cao, phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bích Hà |

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sinh viên đang học những ngành Hóa học, Vật lý, Vật liệu, Kĩ thuật điện tử, Điện tử-Viễn thông, Điều khiển, Tự động hóa… có thể học thêm một khóa đào tạo ngắn, để chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu ngành bán dẫn vi mạch đang rất “khát” nhân lực.

TP Điện Biên Phủ thông tin về dự án Cầu Thanh Bình và đường hình chữ U

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Sáng 31.10, tại Hội nghị giao ban báo chí, lãnh đạo TP Điện Biên Phủ đã thông tin nội dung liên quan đến dự án Cầu Thanh Bìnhđường tránh Sân bay bị uốn hình chữ U sau phản ánh của Báo Lao Động.

Cải cách tiền lương, phải xem xét phụ cấp đặc thù nghề của bác sĩ, giáo viên

Thùy Linh - Ngô Cường |

Bác sĩ và giáo viên là hai lực lượng quan trọng bậc nhất của một xã hội văn minh và tiến bộ. Thế nhưng, nghịch lý là lương của bác sĩ và giáo viên lại chưa tương xứng, khiến cho một bộ phận không nhỏ ngậm ngùi rời khu vực công.

Tài xế kể lại thời khắc xảy ra vụ tai nạn khiến 15 người thương vong

Tân Văn |

Theo lời tài xế xe 16 chỗ, dù đã cố đánh lái nhưng không kịp, vụ tai nạn thảm khốc vẫn diễn ra.

Khi công nghệ kể chuyện di sản văn hóa Hà Nội

Khánh Linh |

Nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa - những viên ngọc ngủ quên ở Thủ đô Nghìn năm văn hiến đang dần được "đánh thức" nhờ sức mạnh của công nghệ, ánh sáng.

Sợ hãi sống trong nhà bị nứt vỡ, nghiêng lún gần công trình thi công

ANH HUY - ANH VŨ |

Cuộc sống của nhiều nhà dân tại tổ dân phố số 2, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị đảo lộn vì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình thi công công trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.

Công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội phát triển ngành công nghệ bán dẫn tại Việt Nam

Đức Mạnh thực hiện |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, lĩnh vực bán dẫn là một ngành công nghiệp phức tạp và đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao và sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn.

2 nhà máy bán dẫn trị giá hàng tỉ USD đi vào hoạt động đang tạo sức hấp dẫn mới

Vân Trường |

Chuyên gia đánh giá việc 2 nhà máy bán dẫn trị giá hàng tỉ USD cùng đi vào vào động chỉ trong một tháng tại Bắc NinhBắc Giang đem đến nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Những ngành học cơ hội việc làm cao, phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bích Hà |

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sinh viên đang học những ngành Hóa học, Vật lý, Vật liệu, Kĩ thuật điện tử, Điện tử-Viễn thông, Điều khiển, Tự động hóa… có thể học thêm một khóa đào tạo ngắn, để chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu ngành bán dẫn vi mạch đang rất “khát” nhân lực.