Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chi phí logistic cao tạo rào cản lớn cho nền kinh tế

KH |

Phát biểu khai mạc hội nghị toàn quốc về Logisitc sáng 16.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định gánh nặng chi phí đang là rào cản lớn nhất với doanh nghiệp hiện nay còn chi phí logistic cao là rào cản lớn cho cả nền kinh tế và yêu cầu các bộ ngành, địa phương thảo luận tìm giải pháp mang tính tổng thể, hiệu quả kéo giảm chi phí logistic, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng nhận định chi phí logistic “còn lớn lắm” và vấn đề logistic ở Việt Nam không phải là mới và đã được triển khai trong thời gian qua nhưng khái niệm, cách tổ chức thực hiện, biện pháp chưa toàn diện, khiến chi phí còn cao thậm chí rất cao. Vì vậy, hội nghị logistic được tổ chức để các bộ ngành, địa phương chung tay tìm giải pháp để tổ chức thực hiện tốt hơn bởi dịch vụ logistic không phải là mới nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ, chính xác.

Đánh giá về thực trạng vận tải hiện nay, Thủ tướng chỉ ra việc vận tải hàng hoá đang mới được tổ chức đơn tuyến đơn lẻ, trong đó tập trung quá nhiều vào đường bộ, kết nối kém làm tăng chi phí vận tải và chi phí logistic.

“Ra đề” với các Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Công Thương, Bộ Tài chính... cùng các địa phương, Thủ tướng yêu cầu tập trung một số giải pháp. Cụ thể, về thể chế chính sách, cần thảo luận xem xét xem các quy định về logistic đã đầy đủ chưa, cần bổ sung quy định nào.

Về hạ tầng giao thông, Thủ tướng nhận định kết nối hạ tầng các lĩnh vực giao thông, kết nối logistic không đồng bộ, nên cần bổ sung các giải pháp quan trọng để kết nối hạ tầng và vai trò chỉ huy phải là Bộ GTVT.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu bàn bạc về tính kết nối của các loại hình vận tải và tập trung phát triển doanh nghiệp và nguồn lực phục vụ logistic vì hiện nay Việt Nam chưa có doanh nghiệp logistic mạnh và nếu “chúng ta không làm thì các bạn nước ngoài sẽ làm”.

Ngày nay, logistics được biết đến rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, được xem như là một phương thức kinh doanh mới đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới, logistics ngày càng được mở rộng và nâng cao, trở thành một ngành dịch vụ chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động giao thương quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, dịch vụ logistics Việt Nam bắt đầu phát triển trên cơ sở dịch vụ giao nhận vận tải (freight forwarding) từ những năm 1986.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI - Logistics Performance Index) năm 2016 của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua.

Tuy nhiên, vấn đề nội cộm nhất là chi phí logistics của Việt Nam còn ở mức cao, theo nghiên cứu của WB, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9 % so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%.

KH
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch tốt, cơ chế đột phá, chi phí vận tải sẽ giảm

KHÁNH HOÀ thực hiện |

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể có cuộc trao đổi riêng với Báo Lao Động về những giải pháp tạo đột phá cho hệ thống hạ tầng giao thông, cũng như tăng cường kết nối vận tải để giảm sự “lệch pha” của hệ thống giao thông khi mà đường bộ, hàng không phát triển quá nóng, còn đường sắt, đường thuỷ chưa được quan tâm nhiều.

Logistics oằn mình cõng phí: Điều gì “thổi” chi phí vận tải lên cao?

KHÁNH HOÀ |

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí vận tải chiếm khoảng 59% chi phí logistics của Việt Nam và chi phí này hiện đang rất cao mà nguyên nhân không chỉ do vấn đề “tiêu cực phí”. Các chuyên gia cũng như các bộ, ngành đều thừa nhận hoạt động vận tải tại Việt Nam đang có nhiều bất cập khiến năng lực của cả hệ thống chưa cao.

Logistics oằn mình cõng phí: Thủ phạm là BOT và “phí bôi trơn”

LINH ANH - KHÁNH HÒA |

Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra tới 28,3 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỉ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành. Điều này góp phần khiến chi phí logistics ở Việt Nam tăng rất cao. Ngoài ra những tác nhân còn lại, chính là phí BOT và tiêu cực phí mà ở đây có thể hiểu là “phí bôi trơn” khi thông quan.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Quy hoạch tốt, cơ chế đột phá, chi phí vận tải sẽ giảm

KHÁNH HOÀ thực hiện |

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể có cuộc trao đổi riêng với Báo Lao Động về những giải pháp tạo đột phá cho hệ thống hạ tầng giao thông, cũng như tăng cường kết nối vận tải để giảm sự “lệch pha” của hệ thống giao thông khi mà đường bộ, hàng không phát triển quá nóng, còn đường sắt, đường thuỷ chưa được quan tâm nhiều.

Logistics oằn mình cõng phí: Điều gì “thổi” chi phí vận tải lên cao?

KHÁNH HOÀ |

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí vận tải chiếm khoảng 59% chi phí logistics của Việt Nam và chi phí này hiện đang rất cao mà nguyên nhân không chỉ do vấn đề “tiêu cực phí”. Các chuyên gia cũng như các bộ, ngành đều thừa nhận hoạt động vận tải tại Việt Nam đang có nhiều bất cập khiến năng lực của cả hệ thống chưa cao.

Logistics oằn mình cõng phí: Thủ phạm là BOT và “phí bôi trơn”

LINH ANH - KHÁNH HÒA |

Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra tới 28,3 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỉ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành. Điều này góp phần khiến chi phí logistics ở Việt Nam tăng rất cao. Ngoài ra những tác nhân còn lại, chính là phí BOT và tiêu cực phí mà ở đây có thể hiểu là “phí bôi trơn” khi thông quan.