Thủ phủ nhãn lồng Hưng Yên: Được mùa rớt giá, người dân cầu cứu thương buôn

Trường Hùng |

Đã hơn 2 tuần nay, thủ phủ nhãn lồng Hưng Yên - xã Hồng Nam (Hưng Yên) bước vào mùa thu hoạch. Tuy nhãn năm nay được mùa nhưng lại rớt giá chỉ bằng ½ năm ngoái, cộng thêm tình hình thương lái đến mua chậm đã khiến cuộc sống của các hộ dân trồng nhãn nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại xã Hồng Nam có diện tích trồng nhãn khoảng 200ha với gần 1.200 hộ dân, trong đó có khoảng 54ha nhãn được trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Với diện tích đó, “sản lượng nhãn năm nay ước tính đạt từ 3.500-4.000 tấn, tăng 50% so với năm ngoái”, ông Vũ Duy Hân - Chủ tịch UBND xã Hồng Nam cho biết.

Rừng nhãn xã Hồng Nam bạt ngạt - từ trên đê nhìn xuống.
Rừng nhãn xã Hồng Nam bạt ngàn - từ trên đê nhìn xuống.
Ông Trịnh Văn Phi (thôn Nễ Châu) – hộ dân sở hữu 100 gốc nhãn cho hay, nhãn năm nay được mùa nhưng tiêu thụ chậm, năm ngoái giờ này thương lái các nơi đổ xô về đây mua nhiều nhưng năm nay lại rất ít. Hơn nữa, giá nhãn năm nay cũng giảm hơn ½ so với năm ngoái, năm ngoái dịp này bán được từ 25.000-30.000 đồng/kg, còn bây giờ chỉ bán được 13.000-15.000 đồng/kg.

Nhãn sai kín đường làng
Nhãn sai kín đường làng.
Do nhãn đang vào độ chín nên nhiều hộ dân nơi đây phải thu hoạch trong cảnh không có thương lái đến mua, lượng tiêu thụ ở các chợ cóc hoặc mua lẻ ít. Người dân không còn cách nào khác là phải bán cho các lò làm long nhãn, giá trung bình từ 8.000-12.000 đồng/kg, có khi xuống đến 7.000 đồng/kg.

Người dân chở nhãn đi tiêu thụ
Người dân chở nhãn đi tiêu thụ
Trong hoàn cảnh đó, bà Bùi Thị Thanh (thôn Nễ Châu) – chủ nhân của 4 tấn nhãn đang chờ thu hoạch chỉ mong rằng sắp tới sẽ có thương lái về mua với giá từ 11.000-12.000 đồng/kg, giảm ½ so với giá nhãn năm ngoái bà Thanh bán. Dù với giá đó thì tiền bà Thanh bỏ ra để mua phân đạm, thuốc sâu, thuê người bẻ cũng không đủ.

Bà Bùi Thị Thanh (thôn Nễ Châu, Hồng Nam, Tiên Lữ, Hưng Yên)
Bà Bùi Thị Thanh (thôn Nễ Châu, Hồng Nam, Tiên Lữ, Hưng Yên).
May mắn hơn các hộ dân trên, bà Trịnh Thị Minh Tuyết (thôn Lê Như Hổ) – một hộ dân trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap lại có đầu ra ổn định hơn. Với sản lượng khoảng 10 tấn, gia đình bà Tuyết đã được các siêu thị bao tiêu nhưng giá cả được điều chỉnh theo tuần.

Hiện tại, trong vườn bà Tuyết có 2 loại nhãn chính, nhãn Hương Chi có giá dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg – giảm từ 10.000-15.000 đồng/kg so với lúc bắt đầu thu hoạch, giảm từ 5.000-10.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái; còn nhãn đường phèn có giá ổn định và cao hơn dao động từ 80.000-100.000 đồng/kg, do nhãn này hiếm và khó trồng, sản lượng thấp, chất lượng cao.

Đa phần người dân đều có chung cảm giác thất vọng đối với vụ nhãn năm nay.
Đa phần người dân đều có chung cảm giác thất vọng đối với vụ nhãn năm nay.
Tuy nhiên, những hộ dân như bà Tuyết chỉ chiếm số ít trong các hộ trồng nhãn được mùa nơi đây khi đã tìm được đầu ra, nhưng giá nhãn vẫn bị giảm hơn so với mọi năm. Trong hoàn cảnh ấy, cũng như nhiều hộ dân nơi đây, bà Tuyết mong muốn nhãn có thể xuất khẩu rộng ra nước ngoài và các tỉnh thành trong cả nước để nhãn có thể giữ được giá và có giá cao hơn.

Để khắc phục thực trạng này, chính quyền địa phương đã kết hợp với các ban ngành của tỉnh Hưng Yên tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại kết nối cung cầu nhằm tìm kiếm những hợp đồng tiêu thụ nhãn cho bà con. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, sự bế tắc về đầu ra của các hộ dân trồng nhãn nơi đây vẫn chưa được cải thiện là bao.

Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Thông tin nhãn được "xông" lưu huỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hưng Yên nói gì?

Kh.V |

Mới đây, một trang tin điện tử đã đăng thông nông dân sử dụng lưu huỳnh “xông” nhãn để làm đẹp mã, chống mốc. Thông tin bịa đặt này là một đòn chí mạng gây thiệt hại cho bà con nông dân đúng thời điểm vào mùa thu hoạch nhãn.

Nhãn vào vụ thu hoạch: Hưng Yên cần chuẩn bị kịch bản, tránh “đi vào vết xe đổ”

Phan Anh |

Ngày 4.8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra và thị sát tình hình tiêu thụ nhãn tại Hưng Yên. Trong buổi làm việc, Bộ trưởng nhấn mạnh, Hưng Yên cần chuẩn bị kịch bản, rút kinh nghiệm từ việc điều tiết tiêu thụ vải thiều vừa qua.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thông tin nhãn được "xông" lưu huỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Hưng Yên nói gì?

Kh.V |

Mới đây, một trang tin điện tử đã đăng thông nông dân sử dụng lưu huỳnh “xông” nhãn để làm đẹp mã, chống mốc. Thông tin bịa đặt này là một đòn chí mạng gây thiệt hại cho bà con nông dân đúng thời điểm vào mùa thu hoạch nhãn.

Nhãn vào vụ thu hoạch: Hưng Yên cần chuẩn bị kịch bản, tránh “đi vào vết xe đổ”

Phan Anh |

Ngày 4.8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra và thị sát tình hình tiêu thụ nhãn tại Hưng Yên. Trong buổi làm việc, Bộ trưởng nhấn mạnh, Hưng Yên cần chuẩn bị kịch bản, rút kinh nghiệm từ việc điều tiết tiêu thụ vải thiều vừa qua.