Thêm 4 loại nông sản Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch

Phong Nguyễn |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất thủ tục xuất khẩu cho 4 loại nông sản gồm: Nhãn, khoai lang, chanh, bưởi cho các thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand. Đây là các thị trường được cho là tiềm năng và khắt khe hàng đầu thế giới.  

Hàng loạt nông sản được hoàn thành thủ tục xuất khẩu

Sáng 24.11.2022, trao đổi với PV, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT),  thông tin: Cục Bảo vệ Thực vật đã hoàn thành mở cửa thị trường cho trái nhãn sang thị trường Nhật Bản; khoai lang sang thị trường Trung Quốc và chanh, bưởi sang thị trường New Zealand.

Đây là thắng lợi rất đáng ghi nhận của ngành NNPTNT trong bối cảnh khó khăn sau đại dịch COVID-19, đánh dấu một năm thắng lợi với hàng loạt nông sản Việt Nam đã được hoàn thành các thủ tục để XK sang các thị trường được cho là tiềm năng và khắt khe hàng đầu thế giới.

Với 2 loại quả chanh và bưởi, sau khi vào được thị trường Trung Quốc theo hướng chính ngạch, chanh và bưởi của Việt Nam đã hoàn thành thủ tục và chính thức được phép XK sang thị trường New Zealand.

“Sau thời gian đàm phán tích cực, hai bên đã thống nhất việc hoàn thành mở cửa thị trường thông qua việc ký kết “Yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với chanh và bưởi từ Việt Nam sang New Zealand” ngày 15.11.2022” - Cục trưởng Hoàng Trung thông tin.

Với thị trường Trung Quốc, điều đáng phấn khởi là sau khi chanh leo của Việt Nam được XK sang thị trường này với các quy định tạm thời, sầu riêng và chuối của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sau khi Bộ NNPTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước. Đặc biệt, đến thời điểm này, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào đông dân nhất thế giới này.

Với thị trường Nhật Bản, mới đây (ngày 18.11.2022), Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) cũng đã công bố cho phép quả nhãn tươi của Việt Nam được phép XK sang đất nước mặt trời mọc.

“Việc mở cửa được thị trường, ký kết các nghị định thư để XK chính ngạch nông sản sẽ tạo điều kiện pháp lý rõ ràng minh bạch và cũng là tạo động lực cho người nông dân Việt Nam sản xuất chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn và quy mô lớn hơn, hiệu quả cao hơn” - ông Hoàng Trung nói.

Doanh nghiệp và nông dân cần sự liên kết chặt chẽ

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật) nhấn mạnh: Đối với chanh và bưởi XK sang New Zealand, vùng trồng và cơ sở đóng gói được đăng ký mã số với Cục Bảo vệ thực vật và Cục thông báo cho phía bạn. Vườn trồng được quản lý dịch hại các đối tượng kiểm dịch thực vật mà New Zealand quan tâm.

“Ngoài các điều kiện trái cây được rửa và chải sau khi thu hoạch, được chiếu xạ theo quy định thì các lô hàng XK phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, trong đó có phần khai báo bổ sung như sau: "Lô hàng này đã được chiếu xạ để diệt trừ các loài ruồi Bactrocera carambolae, B.dorsalis, B. latifrons và B.zonata với liều lượng chiếu xạ tói thiểu 150 Gy" - ông Nguyễn Quang Hiếu chia sẻ.

Đối với quả nhãn xuất khẩu sang Nhật Bản, phải áp dụng biện pháp xử lý lạnh nhằm đảm bảo không có rủi ro nhiễm ruồi đục quả bactrocera dorsalis.

“Đây là biện pháp Việt Nam chưa áp dụng xử lý trên bất kỳ loại quả nào. Việc áp dụng biện pháp xử lý lạnh đã có quy trình vận hành, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự giám sát, hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch Nhật Bản và Việt Nam để quả nhãn được xử lý thành công và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản” - ông Hoàng Trung khẳng định.

Với khoai lang, ngày 23.11.2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công bố trên trang website về yêu cầu kiểm dịch này. Ngoài việc thực thi nghiêm ngặt về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, quy trình sản xuất… trước khi xuất khẩu khoai lang phải tiến hành lấy mẫu 2% mỗi lô hàng.

Theo Bộ NNPTNT, với những quy định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của các nước, hoa quả, nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước phải đảm bảo các yêu cầu.

“Kể cả thị trường Trung Quốc, nếu có vi phạm là quay đầu ngay tại khu vực Việt Nam chứ chưa cần sang đến Trung Quốc. Có như vậy doanh  nghiệp và nhà vườn mới có trách nhiệm với sản phẩm của mình” - ông Hoàng Trung nói thêm.

Vì phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nên người cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng, cơ sở đóng gói sản phẩm và doanh nghiệp để tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật.

"Họ vừa phối hợp vừa kết hợp nhưng có sự kiểm soát lẫn nhau để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm tăng lên, giá cả tăng lên. Điển hình, sầu riêng giá đã tăng gấp 3 so với trước khi có Nghị định thư, tạo ra thu nhập tốt hơn cho người dân" - ông Hoàng Trung chia sẻ.

Ông Nguyễn Quang Hiếu (Cục BVTV): Cục Bảo vệ thực vật sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương và các bên liên quan những quy định của Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản về các yêu cầu nhập khẩu đối với khoai lang, chanh, bưởi và nhãn để các doanh nghiệp không gặp trục trặc về thủ tục XK.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Căng thẳng Nga - Ukraina tác động đến xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đang bị tác động bởi xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina. Trong đó, Nga nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng năm 2022.

Cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản, cần các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại.

Để người Việt tự hào, chứ không phải “ưu tiên” dùng nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Nhiều kiều bào, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến cho tiêu thụ nông sản tại Diễn đàn Kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp tối 14.2.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Căng thẳng Nga - Ukraina tác động đến xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam

Phong Nguyễn |

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Nga đang bị tác động bởi xung đột chính trị giữa Nga và Ukraina. Trong đó, Nga nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng năm 2022.

Cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản, cần các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại.

Để người Việt tự hào, chứ không phải “ưu tiên” dùng nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Nhiều kiều bào, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến cho tiêu thụ nông sản tại Diễn đàn Kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp tối 14.2.