Cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo bất ổn Nga-Ukraine tác động đến xuất nhập khẩu nông sản, cần các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại.

Tác động của bất ổn quan hệ Nga-Ukraine đến xuất khẩu nông sản Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), bất ổn Nga - Ukraine và kèm theo đó là các biện pháp kinh tế mà phương Tây áp dụng đối với Nga như: Ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các Ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng, đứt gãy chuỗi cung ứng, phá giá đồng rúp, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu… không chỉ tác động lên nền kinh tế của Nga, mà còn ảnh hưởng đến Việt Nam và các nước có quan hệ thương mại với Nga, Ukraine.

Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của bất ổn Nga - Ukraine, đặc biệt các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu, bởi hiện nay một số hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển..., Điều này khiến tăng chi phí đầu vào nhập khẩu đối với hàng hóa cơ bản, làm giảm nhu cầu nhập khẩu ở Nga, Ukraine và các nước liên quan.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Vũ Long
Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Vũ Long

Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine cũng bị suy giảm đáng kể. Việt Nam xuất khẩu sang Nga hàng năm khoảng 500 triệu USD (năm 2021 là 550 triệu USD) hàng nông – lâm – thủy sản, trong đó có một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như thủy sản (164 triệu USD, chiếm 3% tổng xuất khẩu thủy sản), cà phê (173 triệu USD chiếm khoảng 6%), hạt tiêu, hạt điều (60 triệu USD, chiếm khoảng 2%)...

"Khi bất ổn nổ ra, giao dịch xuất khẩu nông sản sang Nga đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao. Các doanh nghiệp hiện nay đều phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.

Thống kê của Bộ NNPTNT cho thấy, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraine, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu nông sản, lâm sản và thủy sản từ Nga vào Việt Nam năm 2021 khoảng 500 triệu USD) nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mì (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mì), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón).

Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang các tìm nhà cung ứng từ các nước khác như Australia, thị trường Nam Mỹ, Nam Phi.

"Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu. Giá nguyên liệu đầu vào như lúa mì, ngô… đã tăng lên khoảng 10-20%, giá phân bón tăng trên 20% trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Những giải pháp cần triển khai để giảm thiểu thiệt hại

Trước tình hình đó, Bộ NNPTNT đã đặt ra một số giải pháp để có thể khắc phục những khó khăn do bất ổn chính trị thế giới gây ra. Trong đó, cần theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội ngành hàng và Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp đã có hàng xuất đi Nga nhưng giao dịch tài chính đang bị đình trệ.

Làm việc với các Hiệp hội ngành hàng như: VASEP, Hiệp hội càphê – cacao (VICOFA), Hiệp hội điều, Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản để bàn các giải pháp xử lý khó khăn trước mắt do ngưng trệ thị trường Nga và Ukraine.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kể cả các thị trường trước đây có lượng nhập khẩu khá lớn (Châu Âu, Trung Quốc, Trung Đông,…) từ Nga, Ukraine đối với các mặt hàng thủy sản, gỗ và nội thất.

"Bộ NNPTNT cũng đẩy nhanh tiến độ làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để bàn giải pháp ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Thu hút doanh nghiệp tăng cường đầu tư để chủ động trong đầu vào thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống chế biến và logistics nông nghiệp" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Mỹ và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của nước ta

Vũ Long |

Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 2.2022 là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Xuất khẩu nông sản: Nhiều tín hiệu tốt đầu năm

Vũ Long |

Trong những ngày đầu năm, dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam, nhưng xuất khẩu nông sản vẫn nhiều lạc quan.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Mỹ và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của nước ta

Vũ Long |

Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 2.2022 là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Xuất khẩu nông sản: Nhiều tín hiệu tốt đầu năm

Vũ Long |

Trong những ngày đầu năm, dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và Việt Nam, nhưng xuất khẩu nông sản vẫn nhiều lạc quan.