Thanh toán online bùng nổ thay thế cho tiền mặt

Văn Nguyễn |

Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia y tế khuyến cao người dân cần cẩn trọng và thực hiện ngay các biện pháp khử khuẩn sau khi giao dịch tiền mặt nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Tại Việt Nam, hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế giao dịch tiền mặt được tích cực triển khai đang tạo nên sự bùng nổ trong hoạt động thanh toán online.

Thận trọng khi giao dịch tiền mặt

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngay từ thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát khuyến cáo mọi người nên rửa tay sạch thường xuyên hơn và nên ngừng giao dịch bằng tiền mặt nếu có thể vì tiền giấy có thể là một nguồn lây nhiễm viurs COVID-19.

WHO theo đó khuyến cáo người tiêu dùng nên rửa sạch tay sau khi có những tiếp xúc với tiền mặt trong giao dịch vì virus gây dịch bệnh COVID-19 có khả năng tồn tại trong một số ngày trên các bề mặt như tờ bạc giấy. Để phòng lây nhiễm bệnh, người dân nếu có thể nên sử dụng các phương thức thanh toán phi tiền mặt.

Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới, đặc biệt đối với công tác phát hành kho quỹ và giao dịch tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng yêu cầu chi nhánh và các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giao dịch tiền mặt. Trong đó NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trang bị chu đáo nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế, găng tay và bảo hộ lao động… cho cán bộ tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt. Thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ.

Các loại tiền cũ khi các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn. Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt, kho quỹ và các cây ATM.

Để hạn chế giao dịch tiền mặt, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường các hoạt động online trong các quy trình, thủ tục giao dịch tiền tệ, tín dụng và cắt giảm các thủ tục không cần thiết để hạn chế đi lại và khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch.

Đáng chú ý, NHNN cuối tuần qua tiếp tục đề nghị các ngân hàng nghiên cứu áp dụng các chính sách ưu đãi hợp lý như miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, tặng quà… để khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời có các chính sách ưu đãi để thúc đẩy hoạt động chuyển khoản, chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán hóa đơn bằng các phương thức thanh toán không tiền mặt như bằng thẻ hay qua ứng dụng điện thoại di động, mã QR, trích nợ tự động.

Thanh toán online bùng nổ

Theo ông Phạm Tiến Dũng - Vụ Trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tháng đầu năm, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế vẫn diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt.

Đáng chú ý, các hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng. Nhờ đó, thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công đã mở rộng về số lượng dịch vụ triển khai, về quy mô xử lý và chất lượng dịch vụ như 92,3% các giao dịch thu ngân sách được thực hiện qua ngân hàng hay 94,35% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng, vượt mức mục tiêu đề ra tại đề án.

Cũng theo ông Phạm Tiến Dũng, một diễn biến đáng chú ý khác là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong những tháng đầu năm 2021 tiếp tục đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng. Chỉ tính đến cuối tháng 3 vừa qua, có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động.

Dữ liệu thống kê của Vụ Thanh toán (NHNN) cho thấy các kênh thanh toán online có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong các tháng đầu năm. Trong đó nếu so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị; trong lúc giao dịch qua kênh QR code thậm chí đạt mức tăng tương ứng tới 83% về số lượng và 146% về giá trị.

Một kênh thanh toán mới cũng đang được NHNN tích cực triển khai thí điểm là kênh thanh toán qua tài khoản di động (Mobile Money).

Theo Phó Thống đốc NHNN - ông Nguyễn Kim Anh, với gần 125 triệu thuê bao di động và khoảng 30% người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng, việc phát triển dịch vụ dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ đang có cơ hội phát triển rất lớn tại Việt Nam. Thông qua qua tài khoản Mobile Money gắn liền với số điện thoại cá nhân, người dân có thẻ thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như thanh toán việc mua hàng hóa, dịch vụ và chuyển tiền.

Ở thời điểm hiện nay, để hạn chế rủi ro trong giai đoạn thí điểm và phù hợp với giao dịch giá trị nhỏ, hạn mức giao dịch của Mobile-Money được ấn định là 10 triệu đồng/tháng.

Theo ông Nguyễn Kim Anh, với việc triển khai thí điểm dịch vụ này, thị trường sẽ có thêm các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

“Mobile Money được phát triển dựa trên tận dụng hạ tầng viễn thông nên sẽ giảm các chi phí xã hội để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” - Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay.

Cũng theo lãnh đạo NHNN, sau 2 năm, kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ giao dịch tiền mặt

Lan Nhi |

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các hoạt động trao đổi, mua bán ở chợ dân sinh TP. Hà Nội vẫn chủ yếu thông qua giao dịch tiền mặt, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao.

Kỷ niệm 70 năm ngành ngân hàng (6.5.1951 - 6.5.2021): Ngân hàng Nhà nước cùng nỗ lực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Hương Nguyễn |

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giúp Chính phủ thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, thúc đẩy tài chính toàn diện. Những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong thời gian qua để thay đổi thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt là rất đáng ghi nhận.

Đẩy mạnh chi trả chế độ BHXH không dùng tiền mặt

Hữu Long |

BHXH tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã tuyên truyền tính ưu việt, những lợi ích của người dân khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không dùng tiền mặt.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Trách nhiệm cá nhân trong vụ Chủ tịch Vimedimex thâu tóm "đất vàng" ra sao?

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài bị can Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Vimedimex và 8 người trong vụ dìm giá, thâu tóm 49.000 m2 đất, công an còn nêu trách nhiệm của nhiều cá nhân.

Cẩn trọng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ giao dịch tiền mặt

Lan Nhi |

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các hoạt động trao đổi, mua bán ở chợ dân sinh TP. Hà Nội vẫn chủ yếu thông qua giao dịch tiền mặt, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao.

Kỷ niệm 70 năm ngành ngân hàng (6.5.1951 - 6.5.2021): Ngân hàng Nhà nước cùng nỗ lực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Hương Nguyễn |

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giúp Chính phủ thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, thúc đẩy tài chính toàn diện. Những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong thời gian qua để thay đổi thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt là rất đáng ghi nhận.

Đẩy mạnh chi trả chế độ BHXH không dùng tiền mặt

Hữu Long |

BHXH tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã tuyên truyền tính ưu việt, những lợi ích của người dân khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN không dùng tiền mặt.