Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực tạo hệ sinh thái hỗ trợ nhà đầu tư

P.V |

Việt Nam đang tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công nghiệp hỗ trợ; xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực như điện, điện tử, may mặc, ôtô, da giày… để tạo hệ sinh thái hỗ trợ nhà đầu tư.

Ngày 26.10, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Tọa đàm với các doanh nghiệp tỉnh Niigata, Nhật Bản lần thứ nhất theo hình thức trực tuyến.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho biết, giai đoạn 9 tháng vừa qua, GDP tăng 8,83%, lạm phát được kiểm soát và nền kinh tế đạt nhiều tín hiện tăng trưởng tốt. Ông Nguyễn Anh Tuấn cho Báo Đầu tư biết, 90% nhà đầu tư nước ngoài khẳng định đang phục hồi tốt và ở mức khá hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, tính đến tháng 10.2022, Nhật Bản có gần 5.000 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 66 tỉ USD, đứng thứ 3 trên tổng số 139 quốc gia/vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản là nước viện trợ vốn ODA lớn nhất và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Riêng với tỉnh Niigata, bà Hoàng Thanh Tâm - Trưởng phòng xúc tiến đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài - khẳng định, tỉnh Niigata có tiềm năng du lịch lớn. Ngoài lĩnh vực đầu tư, cả hai bên có thể kết nối với nhau trong các dự án về du lịch.

Theo bà Tâm, Việt Nam đang tập trung vào hai tiêu chí đầu tư chính. Thứ nhất, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Thứ hai, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, có tác động lan tỏa để kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Vì vậy, Việt Nam mong muốn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau: Thiết bị, linh kiện điện tự bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi số và thương mại điện tử, logistics, dệt may, da giày, các dự án năng lượng sạch, giảm phát thải CO2, các dự án liên quan đến công nghiệp ôtô, xe điện, thiết bị ý tế thực phẩm, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Để chuẩn bị đón dòng vốn FDI mới, Việt Nam đã chuẩn bị nguồn quỹ đất khu công nghiệp, bất động sản công nghiệp với 395 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập mới, tương đương tổng diện tích hơn hơn 123.000ha; 291 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 87.100ha, tỉ lệ lấp đầy gần 80%.

Việt Nam cũng đang tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công nghiệp hỗ trợ; xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực như điện, điện tử, may mặc, ôtô, da giày… để tạo hệ sinh thái hỗ trợ nhà đầu tư.

Ngoài ra, Việt Nam luôn có các giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư như cải cách thể chế, hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng khung pháp luật thuận lợi, ưu đãi hơn; hỗ trợ doanh nghiệp, miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất…

P.V
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu?

T.Dũng |

Ngày 5.10, đã diễn ra hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo”. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện trước thềm Diễn đàn Đa phương (MSF) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam đồng tổ chức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.

Khích lệ để công nghiệp hỗ trợ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế

Phong Nguyễn |

Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng các khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tự tin phát triển bền vững.

Cựu Tổng thống Nga dự đoán sẽ có liên minh quân sự mới phản đối Mỹ

Song Minh |

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, khủng hoảng Ukraina có thể dẫn đến việc thành lập một liên minh quân sự mới phản đối Mỹ.

Cây mai vàng 60 năm tuổi, tán rộng hơn 5 mét ở Đồng Nai hút khách tham quan

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của PV báo Lao Động vào ngày 23.1, tức mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, rất đông người dân tại Đồng Nai cũng như các tỉnh lân cận đã tập trung đến chơi Tết, chiêm ngưỡng và chụp ảnh chung với cây mai vàng đã gần 60 năm tuổi nổi tiếng khắp cả nước tại đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc.

Khách quốc tế trở lại Việt Nam lần thứ 4 để trải nghiệm không khí Tết

Nhóm PV |

Dù chọn đến Việt Nam với những mục đích khác nhau, nhưng du khách quốc tế đều bị thu hút bởi Tết Nguyên đán với những nét văn hóa cổ truyền. Thậm chí có người quyết tâm quay lại Việt Nam lần thứ 4 để tận hưởng trọn vẹn không khí Tết.

Chơi đâu khi du xuân Đà Lạt dịp Tết Quý Mão 2023?

Thuý Ngọc |

Tết đến Xuân về, những địa điểm đẹp du xuân luôn là chủ đề được bàn tán xôn xao. Trải nghiệm du xuân Đà Lạt với không khí trong lành ngày Tết, chắc hẳn sẽ không làm bạn trở nên thất vọng.

Du hành ở xa lộ Hẻo lánh: Cung đường vắng vẻ nhất thế giới

Thanh Hà |

Trải dài 2.700km từ Laverton ở Tây Australia đến Winton ở Queensland xa xôi, Outback Way (hay xa lộ Hẻo lánh) là "lối tắt" tuyệt vời giúp tiết kiệm nhiều tuần di chuyển ở Australia. 

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu?

T.Dũng |

Ngày 5.10, đã diễn ra hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo”. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện trước thềm Diễn đàn Đa phương (MSF) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam đồng tổ chức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.

Khích lệ để công nghiệp hỗ trợ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế

Phong Nguyễn |

Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng các khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tự tin phát triển bền vững.