Tận dụng tài nguyên biển khơi để phát triển nghề chế biến thủy hải sản

Lương Hà |

Thái Bình - Thái Thụy là huyện ven biển Thái Bình có lợi thế về khai thác, đánh bắt thủy sản nên nhiều năm nay, người dân nơi đây tận dụng nguồn nguyên liệu biển khơi để phát triển nghề chế biến thủy, hải sản.

Tận dụng nguồn nguyên liệu biển khơi

Thái Thụy là 1 trong 2 huyện ven biển của tỉnh Thái Bình có 27km bờ biển với 2.700 ha nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ; 1.570 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt và 465 phương tiện khai thác thủy hải sản với tổng công suất 101.500CV. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản cả năm trên địa bàn huyện đạt từ 95.000 đến 100.000 tấn.

Ông Lê Nguyễn Hoài - Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy cho biết, tổng sản lượng đạt được trong năm của huyện là nguồn nguyên liệu lớn để huyện phát triển ngành nghề chế biến thủy, hải sản (CBTHS), tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho các xã vùng ven biển. Do đó, huyện Thái Thụy đã và đang tập trung thực hiện có hiệu quả các giải phát triển ngành nghề CBTHS trên địa bàn huyện.

Sản lượng cá của bà con ngư dân đi biển được các công ty thu mua để chế biến với mức giá tốt. Ảnh: Lương Hà
Sản lượng cá của bà con ngư dân đi biển được các công ty thu mua để chế biến với mức giá tốt. Ảnh: Lương Hà

Vốn sinh ra ở vùng ven biển, với mong muốn làm giàu từ biển, gia đình bà Tạ Thị Hạnh (thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Năm 2006, bà Hạnh mở cơ sở chế biến hải sản, giúp ngư dân địa phương tiêu thụ nguồn thủy hải sản và tạo việc làm cho 30 - 40 lao động thời vụ với thu nhập 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

"Từ ngày mở cơ sở đến giờ, trung bình mỗi năm cơ sở nhà tôi mang lại thu nhập hơn 3 tỉ đồng. Thêm vào đó thu mua và chế biến, bán ra thị trường hơn 150 tấn sứa, 50 tấn tôm, cá các loại" - bà Hạnh chia sẻ.

Cơ sở chế biến sứa nhà bà Hạnh. Ảnh: Hà Vi
Cơ sở chế biến sứa nhà bà Hạnh. Ảnh: Hà Vi

Còn tại Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Thụy Hải (xã An Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đang tận dụng thu mua nguồn nguyên liệu cá của ngư dân trên địa bàn để chế biến bột cá cung ứng cho các đơn vị dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ông Bùi Ngọc Nam - Phó Giám đốc công ty cho biết: "Trung bình 1 năm công ty tôi thu mua khoảng 30.000 tấn cá nguyên liệu của bà con ngư dân đi biển khai thác. Chính vì vậy, từ khi công ty đi vào hoạt động không chỉ mang lại việc làm ổn định cho công nhân làm việc sản xuất, chế biến tại nhà máy mà còn thu mua, tạo việc làm cho hàng ngàn ngư dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh lân cận".

Vận động mở rộng quy mô sản xuất chế biến thủy, hải sản

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy Lê Nguyên Hoài, phát triển kinh tế biển là bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó trọng tâm là nghề nuôi trồng, khai thác và CBTHS tại các xã Thụy Xuân, Thụy Hải và thị trấn Diêm Điền. Thời gian qua, huyện Thái Thụy đang tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất phát triển thương mại dịch vụ trong khu kinh tế Thái Bình nhằm kêu gọi thu hút các nhà đầu tư vào các khu cụm công nghiệp.

Các ngành chế chế biến nông lâm, thủy sản được khuyến khích thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp; động viên các doanh nghiệp, cơ sở CBTHS mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình chế biến. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, cơ sở CBTHS đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm. Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sản xuất bột cá cung ứng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty trên địa bàn huyện Thái Thuỵ. Ảnh: Lương Hà
Sản xuất bột cá cung ứng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi tại một công ty trên địa bàn huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình). Ảnh: Lương Hà

Bên cạnh đó, huyện Thái Thụy quan tâm thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm nguyên liệu phục vụ CBTHS, như: đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá, nâng cao nhân lực đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển ngành khai thác, quy trình giám sát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.

Theo đó, từng bước phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm trên biển để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí, nâng cao chất lượng nguyên liệu. Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới trong khai thác và bảo quản trên tàu khai thác, từ đó nâng cao giá trị, cung cấp nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Đầu ra sản lượng ổn định giúp ngư dân yên tâm bám biển. Ảnh: Lương Hà
Đầu ra sản lượng ổn định giúp ngư dân yên tâm bám biển. Ảnh: Lương Hà

"Hiện nay, toàn huyện đã có 5 sản phẩm CBTHS được đánh giá, xếp hạng và công nhận OCOP đạt 3 - 4 sao. Các sản phẩm này đã và đang tạo việc làm cho khoảng trên 3.000 lao động. Mỗi năm chế biến từ 2,5 - 3 triệu lít nước mắm; 2.000 - 2.500 tấn mắm chượp; 3 - 3,5 tấn cá ướp đá và 200 - 300 tấn hải sản khô các loại.

Chính vì vậy, cần tăng cường quảng bá thương hiệu dân gian nhất là các sản phẩm có thương hiệu như mắm và nước mắm Diêm Điền, cá khô và các sản phẩm đông lạnh tại Thụy Xuân, Thụy Hải thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ triển lãm. Chú trọng xây dựng và nâng cấp các sản phẩm OCOP cho các sản phẩm CBTHS..." - Phó chủ tịch UBND huyện Thái Thụy thông tin.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Huyện ven biển Tiền Hải (Thái Bình) vươn mình phát triển mạnh mẽ

TRUNG DU |

Trải qua 195 năm xây dựng và trưởng thành, phát huy tiềm năng và lợi thế ven biển dồi dào vốn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã và đang tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá để vươn lên mạnh mẽ.

Ngư dân Thái Bình bám biển làm giàu

Lương Hà |

Thái Bình - Những năm qua, tận dụng lợi thế về tài nguyên biển, ngư dân tỉnh Thái Bình tích cực bám biển để khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên thủy, hải sản, giúp mang thu nhập ổn định và phát triển kinh tế biển địa phương.

Cầu vượt sông Hồng, đường ven biển: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế Thái Bình

Trung Du - Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được xây dựng với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Doanh nghiệp chi 70 triệu đồng cho mỗi cây xăng để triển khai hóa đơn điện tử

NGỌC LÊ |

Ngày 26.12, tại tọa đàm “Triển khai hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu” diễn ra ở TPHCM, các doanh nghiệp đã chỉ ra nhiều khó khăn và đề xuất các giải pháp để triển khai quy định này.

Khởi tố kẻ sát hại người phụ nữ giao gas, giấu xác trong bể nước ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Ngày 26.12, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hải Phòng , cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can với Bùi Trọng Thành (sinh năm 1993, trú xã Lại Xuân, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) - kẻ giết người phụ nữ cùng thôn rồi giấu xác trong bể nước suốt 13 năm.

Chưa thống nhất được đơn giá, chợ ngập rác thải hơn 1 tuần không được dọn

Đoàn Hưng |

Do mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và đơn vị thu gom rác, điểm kinh doanh thương mại và dịch vụ khu 6 hay còn gọi là chợ Km10, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã lưu cữu rác thải hơn 1 tuần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thời tiết ngày nắng hanh đêm rét đậm, cả gia đình 5 người thay nhau ốm

AN AN - MINH HÀ |

Ghi nhận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số ca bệnh hô hấp gia tăng trong điều kiện thời tiết ngày nắng hanh, đêm giảm nhiệt nhanh trời rét sâu. Đặc biệt một số gia đình nhiều thành viên cùng mắc bệnh.

Huyện ven biển Tiền Hải (Thái Bình) vươn mình phát triển mạnh mẽ

TRUNG DU |

Trải qua 195 năm xây dựng và trưởng thành, phát huy tiềm năng và lợi thế ven biển dồi dào vốn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã và đang tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá để vươn lên mạnh mẽ.

Ngư dân Thái Bình bám biển làm giàu

Lương Hà |

Thái Bình - Những năm qua, tận dụng lợi thế về tài nguyên biển, ngư dân tỉnh Thái Bình tích cực bám biển để khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên thủy, hải sản, giúp mang thu nhập ổn định và phát triển kinh tế biển địa phương.

Cầu vượt sông Hồng, đường ven biển: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế Thái Bình

Trung Du - Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được xây dựng với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.