Ngư dân Thái Bình bám biển làm giàu

Lương Hà |

Thái Bình - Những năm qua, tận dụng lợi thế về tài nguyên biển, ngư dân tỉnh Thái Bình tích cực bám biển để khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên thủy, hải sản, giúp mang thu nhập ổn định và phát triển kinh tế biển địa phương.

Bám biển làm giàu

Với thế mạnh phát triển khai thác và đánh bắt thủy hải sản, bao đời nay, người dân vùng ven biển Tiền Hải và Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vẫn bền bỉ với nghề truyền thống và đã có nhiều ngư dân trở nên giàu có nhờ bám biển, vươn khơi.

Suốt 20 bám biển, gia đình anh Bùi Văn Hà (người dân xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) có truyền thống gắn bó với nghề khai thác biển. Tính đến nay, gia đình anh Hà đã có 6 thế hệ nối tiếp nhau làm nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Nhờ làm nghề biển mà gia đình anh khấm khá hơn, ngày càng “ăn nên làm ra”.

Ngư dân huyện Tiền Hải phấn khởi sau ngày dài vươn khơi. Ảnh: Lương Hà
Ngư dân huyện Tiền Hải phấn khởi sau ngày dài vươn khơi. Ảnh: Lương Hà

"Biết bao nhiêu năm nay, biển đã mang lại nguồn hải sản, cá tôm để nuôi sống gia đình tôi. Là tài sản quý giá nên ngay từ khi chúng tôi còn bé, cha ông đã căn dặn phải tận dụng và gắn bó với nghề truyền thống, bền bỉ bám nghề, vươn khơi đánh bắt. Tùy con nước và thời tiết, mỗi lần ra khơi, tàu nhà tôi cũng kiếm được một khoản thu nhập khá" - anh Hà chia sẻ.

Những tàu đánh bắt tép biển cập bến, được thương lái mua trực tiếp với mức giá cao. Ảnh: Lương Hà
Những tàu đánh bắt tép biển cập bến, được thương lái mua trực tiếp với mức giá cao. Ảnh: Lương Hà

Còn anh Nguyễn Văn Huy (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho hay, tàu đánh cá nhà anh dài 15m, chuyên đánh bắt vùng lộng, tạo việc làm cho 7 lao động.

"Mỗi tháng chúng tôi đi biển 20 - 25 ngày, doanh thu đạt 500 triệu đồng, bình quân thu nhập của mỗi lao động khoảng 15 triệu đồng/tháng. Tàu nhà tôi chủ yếu đánh bắt hải sản, như mùa này tàu đánh bắt ghẹ, tôm, bề bề,... Mỗi chuyến đi biển, ngư dân chúng tôi đã phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn; đồng thời, tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự trên vùng biển Việt Nam" - anh Huy nói.

Hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển

Tính đến tháng 11.2023, trên địa bàn huyện Thái Thụy có tổng số 454 phương tiện đang tham gia hoạt động khai thác. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2023 đạt 64.155 tấn; tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 99,6% so với kế hoạch năm 2023. Giá trị khai thác thủy sản đạt 751 tỉ đồng; tăng 5,5% so với cùng kỳ 2022.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy Lê Nguyên Hoài nhấn mạnh, trong những năm qua, khai thác kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội của huyện Thái Thụy, giúp ngư dân thay đổi cuộc sống. Nhờ chăm chỉ làm ăn, nhiều ngư dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu cho gia đình và quê hương từ chính nghề biển mà họ đã gắn bó, cũng nhờ đó nhiều khu vực ven biển khởi sắc từng ngày.

Tôm
Những mẻ cá của ngư dân huyện Thái Thụy cập bến mang lại thu nhập cao. Ảnh: Hà Vi

Ông Lê Văn Hoan - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy cho biết, để tạo điều kiện, hỗ trợ và quản lý ngư dân bám biển an toàn, trước đó Hội đồng nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) cho chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cước thuê bao vệ tinh duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình cho chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 - 2025 theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 15.3.2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

"Đối với các ngư dân thì việc việc lắp đặt thiết bị GSHT (VMS) trên tàu cá mang đến nhiều thuận lợi và an tâm trong trường hợp tàu có sự cố hoặc các thuyền viên trên tàu gặp vấn đề về sức khỏe..., ngư dân thông qua thiết bị VMS đã có thể gọi trực tiếp vào đất liền và xử lý các sự cố nhanh chóng hơn. Ngoài ra, thiết bị VMS còn thường xuyên thông báo cho ngư dân về tình hình thời tiết, giúp ngư dân chủ động ứng phó khi đánh bắt ngoài vùng biển xa" - ông Hoan thông tin.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Cầu vượt sông Hồng, đường ven biển: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế Thái Bình

Trung Du - Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được xây dựng với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.

Vai trò to lớn của 5 tuyến đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Kết cấu hạ tầng giao thông khu vực ven biển tỉnh Thái Bình những năm qua tiếp tục được tăng cường, đầu tư đồng bộ để phục vụ phát triển kinh tế. Đặc biệt phải kể đến tuyến đường bộ ven biển và các đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình.

Toàn cảnh cầu vượt sông Hồng gần 1.000 tỉ đồng nối Thái Bình - Nam Định

Lương Hà |

Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, có chiều dài 1,4 km đang dần hoàn thành sau gần 3 năm thi công.

Bắt tạm giam Giám đốc Sở Tài chính TP HCM

Việt Dũng |

Ông Lê Duy Minh bị bắt tạm giam với cáo buộc có hành vi nhận hối lộ liên quan đến sai phạm xảy ra Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Cấm xe lưu thông 15 tuyến đường trung tâm TPHCM sáng ngày 21 và 23.12

Huyền Trân |

Ngày 21 và ngày 23.12.2023, Sở GTVT TPHCM cấm xe lưu thông từ 9 giờ đến 11 giờ 30 trên 15 tuyến đường khu vực trung tâm thành phố để phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành, Quận 1 (thuộc dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên).

Hình ảnh mới về công viên bờ sông lớn nhất TPHCM trước ngày mở cửa

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Những bông hoa hướng dương đầu tiên tại công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) đã bắt đầu nở rộ chuẩn bị cho ngày khánh thành, phục vụ người dân và du khách đến tham quan.

Khách tây thích thú trước cái lạnh của mùa đông Hà Nội

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Hà Nội đang bước vào những ngày lạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay nhưng đối với những du khách nước ngoài, mùa đông Hà Nội lại là một trải nghiệm thú vị đối với họ.

Biệt phái Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng sang Quốc hội công tác

Quang Việt |

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng - Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, được biệt phái đến nhận công tác tại Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV.

Cầu vượt sông Hồng, đường ven biển: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế Thái Bình

Trung Du - Lương Hà |

Thái Bình - Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định thuộc tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được xây dựng với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là kinh tế biển.

Vai trò to lớn của 5 tuyến đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Kết cấu hạ tầng giao thông khu vực ven biển tỉnh Thái Bình những năm qua tiếp tục được tăng cường, đầu tư đồng bộ để phục vụ phát triển kinh tế. Đặc biệt phải kể đến tuyến đường bộ ven biển và các đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình.

Toàn cảnh cầu vượt sông Hồng gần 1.000 tỉ đồng nối Thái Bình - Nam Định

Lương Hà |

Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định với tổng số vốn gần 1.000 tỉ đồng, có chiều dài 1,4 km đang dần hoàn thành sau gần 3 năm thi công.