Sản phẩm nội dung số của Việt Nam chịu thiệt vì sân chơi bất công

Vũ Long |

Doanh nghiệp nội dung số của Việt Nam đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang bị vi phạm bản quyền.

Việt Nam đủ năng lực sáng tạo nội dung số có tính giải trí cao

Theo Sách trắng “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2021”, số lượng doanh nghiệp nội dung số tăng mạnh những năm qua, từ 2.700 vào năm 2016 lên gần 4.200 vào năm 2020. Doanh thu ngành công nghiệp nội dung số cũng tăng từ 739 triệu USD năm 2016 lên 888 triệu USD năm 2020.

Đặc biệt, sản phẩm nội dung số được xuất khẩu ra nước ngoài tăng trưởng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu nội dung số tăng từ 661 triệu USD năm 2016 lên 710 triệu USD năm 2020.

Ngành nội dung số Việt Nam đang rộng đường để xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhờ sự nhanh nhạy nắm bắt xu thế cũng như khả năng sáng tạo tuyệt vời của trí tuệ Việt Nam. Đặc biệt trong ngành giải trí trực tuyến, một số doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đã có những sản phẩm nằm trong top đầu khi cung cấp ra thị trường nước ngoài như: Game Flappy Bird hay Axie Infinity, Bemil. Trong lĩnh vực phim hoạt hình có Wolfoo được dịch ra 17 thứ tiếng phát hành trên nhiều nền tảng số và đạt hơn 30 tỷ view kể từ khi ra mắt vào năm 2018 tới nay.

Sân chơi chưa thực sự công bằng

Mặc dù vậy, một số doanh nghiệp Việt bị chèn ép khi tham gia sân chơi quốc tế. Mới đây, trường hợp Công ty Entertainment One UK Limited (gọi tắt là EO-có trụ sở tại London, Anh) lợi dụng chính sách chưa chặt chẽ của YouTube để “chơi xấu” Công ty Sconnect Việt Nam (Sconnect). Cụ thể, EO và một doanh nghiệp khác, Astley Baker Davies Limited (đều có trụ sở ở London), đồng sở hữu sản phẩm Peppa Pig. Các tập phim hoạt hình Peppa Pig (khoảng 450 tập) được chiếu trên truyền hình ở Anh và một số nước châu Âu.

Trong khi đó, Sconnect là doanh nghiệp Việt Nam, có trụ sở ở Hà Nội, là chủ sở hữu của sản phẩm Wolfoo - bộ nhân vật và hàng loạt phim hoạt hình với nội dung về chú sói nhỏ Wolfoo cùng gia đình và bạn bè. Các video hoạt hình Wolfoo (khoảng 2.700 tập) được dịch ra 17 thứ tiếng, phát trên nhiều nền tảng như mạng xã hội YouTube, Facebook, TikTok; Netflix, kênh truyền hình, nền tảng online của nhiều quốc gia từ năm 2018 tới nay.

Đến nay, Sconnect đã có chứng nhận bản quyền hình ảnh bộ nhân vật Wolfoo tại Việt Nam; chứng nhận bản quyền hình ảnh bộ nhân vật Wolfoo tại Mỹ (với 20 nhân vật); chứng nhận bản quyền kịch bản phim hoạt hình Wolfoo tại Việt Nam; chứng nhận bản quyền phim hoạt hình Wolfoo tại Việt Nam. Ngoài ra, Sconnect đăng ký nhiều nhãn hiệu Wolfoo tại Việt Nam; Nga; Mỹ và EU từ nhiều năm trước đây.

Thế nhưng, từ tháng 6.2022, Sconnect phát hiện EO đã sử dụng các từ khóa Wolfoo trong rất nhiều video Peppa Pig, trong cả các video từ cuối năm 2018 cho đến các video mới đây. Sconnect đã tiến hành lập vi bằng về hành vi vi phạm nhãn hiệu Wolfoo của EO. Theo bản tự khai tại Tòa án Vương quốc Anh hồi tháng 7.2022, EO thừa nhận đã sử dụng từ khóa Wolfoo trong các video và các kênh của Peppa Pig nhằm thu hút lượng người xem đến với Peppa Pig.

Ngày 7.7.2022, dựa trên kết quả thẩm định của các chuyên gia văn học, nghệ thuật Nga khẳng định: “Bộ nhân vật Wolfoo không phải là làm lại của bộ nhân vật Peppa Pig”. Tòa án Mátxcơva đã ra phán quyết: “Buộc EO không còn quyền khiếu nại, khiếu kiện về nội dung bộ nhân vật Wolfoo là làm lại bộ nhân vật Peppa Pig”.

Thế nhưng cho đến nay, YouTube vẫn tiếp tục khoá hơn 1.000 video phim hoạt hình Wolfoo, gây thiệt hại rất lớn cho Sconnect.

Mặc dù YouTube có chính sách về việc ngăn chặn hoặc nghiêm cấm các hành vi lạm dụng chính sách của nền tảng và phía Sconnect cũng có email xem xét hành vi lạm dụng của EO, tuy nhiên, khi Sconnect đã cung cấp toàn bộ tài liệu chứng cứ, phán quyết của Tòa án Nga song YouTube vẫn “phớt lờ”. Sự thiên vị, dung túng, "làm ngơ" của YouTube đã vô hình chung tiếp tay cho chuỗi hành vi nhằm triệt hạ các sản phẩm trí tuệ Việt Nam của EO.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Startup Việt cần chuẩn bị gì để ứng phó với tình trạng “bắt nạt” bản quyền?

Thế Lâm |

Những vụ kiện qua lại giữa Entertainment One UK Limited (EO, trụ sở tại Anh quốc) và Công ty Sconnect Việt Nam (SCN, Việt Nam) cho thấy, một bên là “ông lớn” đang “bắt nạt” về bản quyền; còn một bên, doanh nghiệp startup Việt, trong tình thế chống đỡ.

Startup Việt khổ sở vì bị “bắt nạt” về bản quyền sáng tạo

Thế Lâm |

Mới đây, Công ty Sconnect Việt Nam (SCN) đã gửi đơn ra Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội khởi kiện 2 công ty Entertainment One UK Limited và Astley Baker Davies Limited ở Vương quốc Anh và Xứ Wales (nhóm công ty EO) vì bị cho rằng vi phạm bản quyền nhãn hiệu Wolfoo do SCN sở hữu.

Hãng phim hoạt hình Việt Nam khởi kiện tranh chấp bản quyền

Vũ Long |

Công ty Sconnect Việt Nam vừa nộp đơn khởi kiện hai doanh nghiệp sử dụng trái phép nhãn hiệu, hình ảnh nhân vật hoạt hình Wolfoo.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Startup Việt cần chuẩn bị gì để ứng phó với tình trạng “bắt nạt” bản quyền?

Thế Lâm |

Những vụ kiện qua lại giữa Entertainment One UK Limited (EO, trụ sở tại Anh quốc) và Công ty Sconnect Việt Nam (SCN, Việt Nam) cho thấy, một bên là “ông lớn” đang “bắt nạt” về bản quyền; còn một bên, doanh nghiệp startup Việt, trong tình thế chống đỡ.

Startup Việt khổ sở vì bị “bắt nạt” về bản quyền sáng tạo

Thế Lâm |

Mới đây, Công ty Sconnect Việt Nam (SCN) đã gửi đơn ra Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội khởi kiện 2 công ty Entertainment One UK Limited và Astley Baker Davies Limited ở Vương quốc Anh và Xứ Wales (nhóm công ty EO) vì bị cho rằng vi phạm bản quyền nhãn hiệu Wolfoo do SCN sở hữu.

Hãng phim hoạt hình Việt Nam khởi kiện tranh chấp bản quyền

Vũ Long |

Công ty Sconnect Việt Nam vừa nộp đơn khởi kiện hai doanh nghiệp sử dụng trái phép nhãn hiệu, hình ảnh nhân vật hoạt hình Wolfoo.