Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tạo "đầu tàu" để lôi kéo các vùng phát triển

Vũ Long |

Mục tiêu Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tập trung hình thành và phát triển một số hành lang kinh tế, vùng động lực.

Quan tâm đến vấn đề giáo dục, y tế, an sinh xã hội

Sáng 14.9.2022, tại hội nghị Thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là quy hoạch) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, trong quá trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ KHĐT cũng đã tham khảo nhiều kinh nghiệm quốc tế, trong đó có quy hoạch quốc gia của các nước như Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản – các nước có nhiều điều kiện tương đồng và mức độ phát triển cao hơn trong khu vực – để tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức lập và nội dung quy hoạch quốc gia ở các nước nêu trên.

Đặc biệt, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cử các chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu, góp ý cho các nội dung lớn của báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia theo Luật Quy hoạch, ưu tiên đầu tư các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới tại các thành phố lớn, các vùng động lực. Phát triển hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội. Xây dựng một số bệnh viện ngang tầm khu vực và quốc tế. Hình thành, phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu hiện đại. Xây dựng, hiện đại hoá một số trung tâm văn hóa, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, khu liên hợp thể thao quốc gia... đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quan tâm xây dựng hạ tầng xã hội tại các địa bàn khó khăn, bảo đảm hài hòa, cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội.

Tạo "đầu tàu" để lôi kéo các vùng cùng phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, quy hoạch tổng thể quốc gia là phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào yếu tố hiệu quả trong giai đoạn đến năm 2030, sau đó dần phát triển hài hòa, bền vững, cân đối giữa các vùng miền, địa phương.

Trong giai đoạn đến năm 2030, do nguồn lực phát triển có hạn, cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, cụ thể là tập trung hình thành và phát triển một số hành lang kinh tế, vùng động lực, các cực tăng trưởng và bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất (vùng lõi) để hình thành các vùng động lực quốc gia, bao gồm: Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Hạ Long, Vân Đồn), tứ giác TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, vùng ven biển Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi và tam giác Cần Thơ-An Giang (Long Xuyên)-Kiên Giang (Rạch Giá, Phú Quốc) với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên.

Quy hoạch tập trung hình thành các hành lang kinh tế theo trục Bắc-Nam và hướng Đông-Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. Ưu tiên hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc - Nam phía Đông, 2 hành lang kinh tế Đông-Tây: Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh; Mộc Bài- TPHCM-Vũng Tàu; từng bước hình thành và phát triển các hành lang Đông-Tây khác...

Phát triển hạ tầng năng lượng, bảo đảm cung cấp năng lượng đầy đủ, ổn định, chất lượng cao, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050...

Theo Bộ KHĐT, trong quá trình triển khai lập quy hoạch, Bộ KHĐT đã phối hợp với 16 bộ, ngành xây dựng Báo cáo Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia (các quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển). Báo cáo Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia đã được Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Ban cán sự đảng Chính phủ thảo luận, cho ý kiến nhiều lần. Trên cơ sở đó, Bộ KHĐT đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng 41 hợp phần quy hoạch, và nghiên cứu, tích hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP.Bắc Giang đến năm 2035

Trần Tuấn |

Bắc Giang - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 853 do phó chủ tịch Lê Ô Pích ký, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 gắn với mục tiêu hình thành các trục, hành lang phát triển, phân vùng kinh tế và định hướng bố trí không gian các ngành, lĩnh vực.

Bố trí không gian phát triển hợp lý trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý, dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP.Bắc Giang đến năm 2035

Trần Tuấn |

Bắc Giang - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 853 do phó chủ tịch Lê Ô Pích ký, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP Bắc Giang đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 gắn với mục tiêu hình thành các trục, hành lang phát triển, phân vùng kinh tế và định hướng bố trí không gian các ngành, lĩnh vực.

Bố trí không gian phát triển hợp lý trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Vũ Long |

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý, dựa trên tiềm năng thế mạnh của đất nước.