Những chiêu trò lừa đảo tài chính kinh điển bạn nên biết

Trần Thị Mai Hân - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT |

Những trò lừa đảo liên tục lặp đi lặp lại nhưng vẫn có nhiều nạn nhân mới “cắn câu”. Bài viết sau đây sẽ điểm qua những chiêu trò lừa đảo tài chính kinh điển và cách để tránh mắc bẫy.

Trả trước (Advance fee)

Chắc hẳn bạn đã từng nhận được tin nhắn “Chúc mừng bạn đã trúng số, bạn chỉ cần nộp thuế để nhận thưởng”, “Khoản vay của bạn đã được duyệt”... Và khi tin rằng tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của mình cũng là lúc các đối tượng yêu cầu bạn trả trước một khoản phí nhất định. Đó là trò lừa đảo trả trước.

Có thể một người bạn nước ngoài mới quen muốn tặng món quà giá trị cho bạn. Sau đó nhân viên hải quan mạo danh sẽ yêu cầu bạn nộp tiền để thanh toán cước phí, đóng thuế… Đôi khi số tiền bị lừa tăng lên mãi vì hết loại phí này đến loại thuế kia được nêu ra, nếu ngưng trả thì mất đi những khoản đã nộp trước đó.

Mô hình bơm và bán (Pump and dump)

Nhà đầu tư bị thuyết phục xuống tiền vào sản phẩm vô giá trị. Kẻ chủ mưu làm tăng giá của sản phẩm rồi bán thu tiền về khi giá của nó lên cao nhất. Ngày nay, chiêu trò này rất hay xảy ra với tiền ảo. Sẽ có kẻ chủ mưu gửi tín hiệu nhập cuộc trong các ứng dụng nhắn tin. Sau đó người trong nhóm đua nhau mua vào để đẩy giá, từ đó tạo tâm lý FOMO. Kết cục là trong thời gian ngắn, những người vào đầu sẽ nhanh chóng bán ra trước, để lại khoản lỗ với những người ở lại.

Hình thức lừa đảo này còn được phát triển dưới vỏ bọc dự án đầu tư, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao. Dự án thường được huy động và trả lãi theo nhiều tầng, hoa hồng cao cho người giới thiệu, lấy tiền người sau trả lãi và hoa hồng cho người trước. Đến một thời điểm nhất định, phía lừa đảo đánh sập dự án và bỏ trốn cùng với số tiền đã huy động của những “con cừu”.

Mô hình Ponzi

Đây là một mô hình đã có từ hàng thập kỷ. Tại đây, tiền sẽ trả cho nhà đầu tư cũ bằng khoản thu được từ người tham gia mới. Đến một thời điểm có đủ số nhà đầu tư yêu cầu trả lại tiền, hoặc không thể kêu gọi thêm nhà đầu tư mới thì mô hình sẽ sụp đổ.

Bản chất mô hình này là không có bất cứ hoạt động đầu tư sinh lời nào. Nhưng những người tổ chức thường “vẽ” ra các sản phẩm thu hút người tham gia như liên quan đến công nghệ mới.

Có thể nhận diện mô hình Ponzi thông qua các dấu hiệu sau :

Một, kêu gọi đầu tư với lợi nhuận cao. Lấy tiền của nhà đầu tư mới trả cho nhà đầu tư cũ với lớp ngụy trang là lợi nhuận.

Hai, cam kết không rủi ro và có thể hoàn vốn.

Ba, hạn chế nhà đầu tư rút vốn bằng cách mời chào các gói đầu tư mới khi đến hạn trả tiền.

Mô hình Ponzi thường bị nhầm với mô hình kim tự tháp (Pyramid). Người tham gia thường được yêu cầu trả trước một số tiền lớn. A được trả tiền nếu thuyết phục B tham gia. B đem C tới thì cả A và B đều nhận tiền và cứ như vậy. Với mô hình kim tự tháp, sản phẩm thường vô dụng nên phần lớn thu nhập có được đến từ việc tuyển dụng thêm người tham gia hệ thống. Khi mô hình không thể tuyển thêm người sẽ tự khắc sụp đổ.

Một số hình thức lừa đảo phổ biến khác

- Mạo danh cơ quan pháp luật, đe dọa một người rằng họ đang bị điều tra, yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản để đóng băng và bảo vệ tiền.

- Dụ dỗ nạp tiền để làm nhiệm vụ online, dễ dàng có thu nhập cao. Lần đầu nạp tiền thì nhận về thu nhập ngay, các lần nạp sau liên tục có lỗi và cần chuyển thêm để hoàn tất nhiệm vụ với số tiền ngày càng cao. Vì tiếc số tiền đã chuyển trước đó chưa thu về được nên nạn nhân thường tiếp tục chuyển đến khi nghi ngờ thì đã muộn.

- Tin nhắn giả mạo từ các ngân hàng với đường link truy cập. Nạn nhân đăng nhập và nhập mã OTP theo yêu cầu thì toàn bộ tiền trong tài khoản biến mất.

- Hack tài khoản rồi nhắn tin mượn tiền, hoặc gửi link có mã độc để đánh cắp tài khoản.

Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tài chính, bản chất là chúng ta có niềm tin vào người khác. Bởi Ricky Jay - một diễn viên, nhà văn và ảo thuật sinh ra ở Brooklyn, Mỹ - đã từng nói: “Bạn sẽ không muốn sống trong một thế giới mà thiếu sự kết nối, bởi vì điều đó có nghĩa là bạn đang sống mà không có niềm tin vào ai hay bất cứ gì”.

Trần Thị Mai Hân - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT
TIN LIÊN QUAN

Bắt đối tượng lập công ty lừa đảo, còn mạo xưng công an, luật sư, nhà báo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngoài việc thành lập công ty để lừa đảo, đối tượng còn làm giả nhiều giấy tờ như thẻ luật sư, nhà báo và các tài liệu khác để tạo sự tin tưởng của các nạn nhân.

Tài chính thông minh: Cơ hội để mắc ung thư vẫn có thể mua bảo hiểm

Nhóm PV |

Khi đã mắc các căn bệnh hiểm nghèo thì 99% sẽ không thể tham gia được bảo hiểm. Tuy nhiên trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Trần Mạnh Hoàng Việt - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ một số trường hợp mà công ty bảo hiểm có thể xem xét đánh giá quyết định thực hiện việc bảo vệ.

Tài chính thông minh: Đầu tư sinh lời tốt nhất dù ít tiền và thiếu kinh nghiệm

Nhóm PV |

Thực tế cho thấy số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp rất ít mà đa phần đều là không chuyên nên việc kiếm lợi nhuận bền vững không hề dễ dàng. Trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc nghiên cứu và phân tích đầu tư tại FIDT - sẽ chia sẻ về kênh đầu tư và chiến lược phù hợp mà nhà đầu tư có thể tham khảo.

Vụ chuyến bay giải cứu: Đề xuất thực nghiệm xác định cặp chứa tiền hay rượu

KHÁNH AN |

Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an), trong vụ chuyến bay giải cứu, có thể thực nghiệm điều tra theo lời khai của bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an) về khả năng chứa đựng số rượu trong chiếc cặp bị cáo Tuấn đã đưa.

Nhà đầu tư thận trọng chờ nhịp điều chỉnh của thị trường chứng khoán

Gia Miêu |

VN-Index duy trì đà tăng điểm nhưng thanh khoản của thị trường chứng khoán có phần sụt giảm nhẹ, thể hiện tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Các chuyên gia dự báo xác suất cao sẽ có nhịp điều chỉnh.

Cháy nhà dân trong đêm, 3 người trong gia đình tử vong

Tô Thế |

Thông tin từ Công an TP Hà Nội, trên địa bàn huyện Hoài Đức vừa xảy ra một vụ cháy khiến 3 người trong cùng một gia đình tử vong.

Vụ học viên kêu cứu: Chốt ngày tổ chức thi và trao bằng cho học viên

LÊ PHI LONG |

Liên quan đến vụ hàng chục học viên tại Quảng Bình kêu cứu, sau khi báo Lao Động có loạt bài phản ánh, Trường Đại học Vinh đã có công văn gửi Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình chốt ngày tổ chức thi tốt nghiệp và trao bằng cho các học viên đã thi tốt nghiệp cách đây hơn 6 tháng.

Giải pháp xử lý dứt điểm vấn nạn "xe dù, bến cóc"

PHƯƠNG ANH |

Dù lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân xử lý, tuy nhiên, tình trạng “xe dù, bến cóc” vẫn còn tiếp diễn và ngày càng phức tạp. Nó không chỉ phá vỡ luồng tuyến vận tải hành khách mà còn ảnh hưởng đến công tác quy hoạch các bến xe chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bắt đối tượng lập công ty lừa đảo, còn mạo xưng công an, luật sư, nhà báo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngoài việc thành lập công ty để lừa đảo, đối tượng còn làm giả nhiều giấy tờ như thẻ luật sư, nhà báo và các tài liệu khác để tạo sự tin tưởng của các nạn nhân.

Tài chính thông minh: Cơ hội để mắc ung thư vẫn có thể mua bảo hiểm

Nhóm PV |

Khi đã mắc các căn bệnh hiểm nghèo thì 99% sẽ không thể tham gia được bảo hiểm. Tuy nhiên trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Trần Mạnh Hoàng Việt - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ một số trường hợp mà công ty bảo hiểm có thể xem xét đánh giá quyết định thực hiện việc bảo vệ.

Tài chính thông minh: Đầu tư sinh lời tốt nhất dù ít tiền và thiếu kinh nghiệm

Nhóm PV |

Thực tế cho thấy số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp rất ít mà đa phần đều là không chuyên nên việc kiếm lợi nhuận bền vững không hề dễ dàng. Trong số Tài chính thông minh hôm nay, ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc nghiên cứu và phân tích đầu tư tại FIDT - sẽ chia sẻ về kênh đầu tư và chiến lược phù hợp mà nhà đầu tư có thể tham khảo.