Nhiều dự án BOT dù có “công” nhưng vẫn bị “phụ”

My Hà |

Những năm trước, khi hạ tầng giao thông còn yếu kém và ngân sách khó khăn, một lượng vốn lớn từ khu vực tư nhân đã được thu hút thông qua phương thức PPP để cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến đường, cầu, hầm đường bộ,… Nhờ đó, con đường đi lại của người dân đã thuận tiện và an toàn hơn nhiều, hạ tầng giao thông quốc gia được cải thiện. Thế nhưng, một số dự án lại trở thành gánh nặng cho nhà đầu tư BOT khi gặp khó trong cơ chế hoàn vốn.

BOT phát huy hiệu quả

Giai đoạn 2005-2020, trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn, các tuyến quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh... hư hỏng, Bộ Giao thông vận tải huy động khoảng 247.570 tỷ đồng để đầu tư 72 dự án hạ tầng theo hình thức BOT. Đến nay, các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, thay đổi diện mạo hạ tầng đường bộ Việt Nam.

Đơn cử như dự án Hầm đường bộ Đèo Cả nằm giữa địa phận 2 tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa. ầm Đèo Cả có tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, là công trình thực hiện theo hình thức BOT do nhà đầu tư Việt Nam thực hiện.

Do là cung đường đèo nguy hiểm, đèo Cả là nơi xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh của lái xe. Đường hẹp và địa thế trắc trở khiến mỗi lần xảy ra va chạm là ùn tắc dài hàng cây số mỗi chiều. Trung bình, mỗi vụ tai nạn xảy ra trên đèo Cả phải mất một ngày để giải phóng hiện trường.

Năm 2017, công trình hầm xuyên núi đèo Cả đưa vào vận hành đã xóa điểm đen về tai nạn, các phương tiện lưu thông qua hầm nhanh chóng, thuận lợi và an toàn. Thời gian di chuyển được rút ngắn từ 45 phút đi đường đèo xuống chỉ còn hơn 10 phút đi qua hầm. Trong 5 năm, hầm Đèo Cả đã phục vụ hơn 10,2 triệu lượt xe lưu thông qua hầm an toàn.

Không chỉ vậy, hầm Đèo Cả còn góp phần tháo gỡ nút thắt, phá thế “ốc đảo” cho tỉnh Phú Yên, mở ra cánh cửa thông thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà phát triển công nghiệp, du lịch khu vực duyên hải miền Trung nói riêng và kết nối giao thương Bắc – Nam nói chung.

Ông Hồ Đắc Thạnh - Cán bộ lão thành Cách mạng - người dân Phú Yên chia sẻ: “Từ khi có hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông, tỉnh Phú Yên đã giải toả được tất cả những ách tắc để phát triển kinh tế. Là một người dân sống ở mảnh đất này, tôi thấy kinh tế Phú Yên đã khởi sắc và phát triển vượt bậc, tất cả người dân Phú Yên được hưởng những lợi ích này”.

Dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam được khởi công cuối tháng 10.2014, hoàn thành đưa vào khai thác năm 2018.
Dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam được khởi công cuối tháng 10.2014, hoàn thành đưa vào khai thác năm 2018. Ảnh: Trà My

Cầu Thái Hà góp phần giảm tải cho QL5 và QL10, đặc biệt là tuyến QL10 thường xuyên xảy ra ùn tắc nghiêm trọng và tai nạn giao thông. Dự án cũng có ý nghĩa động lực quan trọng nhằm phát triển địa phương thuần nông như Thái Bình, từng bước hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông của hai tỉnh Hà Nam, Thái Bình, mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Hồng, kết nối trực tiếp phát huy hiệu quả 2 tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Hàng loạt dự án BOT đã góp phần thay đổi diện mạo giao thông đường bộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những "gam màu sáng", bức tranh BOT đã bộc lộ không ít tồn tại, chưa bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước - Nhà đầu tư.

“Triệu chứng” bất bình đẳng công -  tư cần được xử lý dứt điểm

Mặc dù đã đưa vào sử dụng khai thác nhiều năm và phát huy hiệu quả, mang lại những giá trị kinh tế - xã hội to lớn, nhưng các dự án nói trên lại là 2 trong số các dự án BOT đang có nguy cơ vỡ phương án tài chính. Trách nhiệm phía nhà đầu tư đã hoàn thành nhưng lại không được bảo đảm quyền lợi theo hợp đồng đã ký. Nhà đầu tư gánh chịu thiệt hại trong khi những khó khăn, nhất là về tài chính, ngày càng căng thẳng.

Đại diện nhà đầu tư BOT Thái Hà cho biết, theo hợp đồng dự án, nhà đầu tư được sử dụng trạm thu phí cầu Thái Hà để hoàn vốn. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm 7 tháng. Tuy nhiên, từ thời điểm thu phí đến nay, doanh thu thực tế chỉ đạt khoảng 14,8% so với phương án tài chính hợp đồng BOT, dẫn đến phá vỡ phương án tài chính, nguy cơ phá sản cho nhà đầu tư.

"Nguyên nhân chính do sau khi dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo QL39A và dự án xây dựng cầu Hưng Hà vượt sông Hồng hoàn thành, hầu hết các phương tiện đều chọn tuyến đường không thu phí qua cầu Hưng Hà. Trong khi khoảng cách từ cầu Thái Hà đến cầu Hưng Hà rất ngắn, chỉ khoảng 3 - 4 km", đại diện trạm thu phí BOT cầu Thái Hà, cho biết.

Chung số phận, dự án nâng cấp Quốc lộ 91 từ thành phố Cần Thơ đi An Giang cũng gần như bị phá vỡ phương án tài chính. Dự án này hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2016. Theo thỏa thuận, việc thu phí triển khai tại 2 trạm T1 và T2 thuộc phạm vi dự án. Công tác thu phí ổn định đến tháng 5/2019, trạm T2 phải dừng thu phí do việc thu phí lượt không bảo đảm công bằng tuyệt đối.

Lộ trình tăng phí 3 năm một lần theo điều khoản hợp đồng cũng không được thực hiện, trong khi chính sách giảm giá, miễn phí cho phương tiện của người dân xung quanh khu vực trạm thì các Công ty vẫn phải thực hiện.

“Doanh thu BOT tại dự án hiện sụt giảm còn hơn 30%/trạm so với phương án tài chính ban đầu. Dự kiến, khi các tuyến đường mới của địa phương tiếp tục được đưa vào khai thác, doanh thu chỉ còn 15-20%, hợp đồng BOT bị phá vỡ”, đại diện doanh nghiệp BOT cho hay. Hiện nay, doanh nghiệp bị xếp vào nợ nhóm 5, ảnh hưởng không chỉ doanh nghiệp BOT, mà cả hệ thống các nhà đầu tư góp vốn vào DN dự án.

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn km1738+148 - km1763+610.
Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn km1738+148 - km1763+610. Ảnh: Trà My

Ngoài 3 dự án kể trên, còn 5 dự án BOT khác đang gặp chung vướng mắc chưa thể giải quyết. Có thể thấy,việc nhà đầu tư không được thu phí, dừng thu phí hoặc doanh thu thực tế nhỏ hơn 30% so với hợp đồng là do những nguyên nhân khách quan xuất hiện sau khi ký kết và thực hiện hợp đồng mà các bên ký kết hợp đồng không thể lường trước. Phần thiệt hại hiện nay nhà đầu tư vẫn đang phải gánh chịu và tình trạng này càng kéo dài thiệt hại càng lớn. Sự bất bình đẳng đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường đối tác công – tư, khó có thể tiếp tục thu hút nguồn lực tư nhân vào đầu tư cho hạ tầng.

Trước một nhiệm vụ lớn là hoàn thiện mạng lưới giao thông đất nước cần sự kết hợp của nhiều nguồn lực, đặc biệt từ lực lượng doanh nghiệp tư nhân giàu khát vọng cống hiến. Những “triệu chứng” bất bình đẳng công - tư khiến nhà đầu tư nản lòng cần được bắt bệnh, chữa trị dứt điểm thì mới có thể kỳ vọng cùng nhau tạo ra những đột phá.

My Hà
TIN LIÊN QUAN

Khi lợi nhuận không đến từ mảng kinh doanh chính

Quang Dân |

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, PDR, KBC, NVL và nhiều doanh nghiệp bất động sản ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng bất chấp doanh thu sụt giảm. Điều này đến từ hoạt động doanh thu tài chính báo lãi đột biến trong kỳ.

Vietnam Airlines mở lại đường bay thường lệ tới Trung Quốc

Thu Giang |

Chuyến bay VN 502 của Vietnam Airlines khởi hành từ TP.HCM đi Quảng Châu (Trung Quốc) lúc 09h55 ngày 9.12.2022 đã đánh dấu chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc sau gần 3 năm dừng bay vì đại dịch COVID-19 bùng phát.

Hơn 400 doanh nghiệp du lịch gặp gỡ, tìm cơ hội hợp tác tại Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Sáng 9.12, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM với chủ đề “Du lịch biển, đảo - Thế mạnh của Du lịch Việt Nam” khai mạc tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội chợ với hơn 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự các cuộc gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác tại thành phố này.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Khi lợi nhuận không đến từ mảng kinh doanh chính

Quang Dân |

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, PDR, KBC, NVL và nhiều doanh nghiệp bất động sản ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng bất chấp doanh thu sụt giảm. Điều này đến từ hoạt động doanh thu tài chính báo lãi đột biến trong kỳ.

Vietnam Airlines mở lại đường bay thường lệ tới Trung Quốc

Thu Giang |

Chuyến bay VN 502 của Vietnam Airlines khởi hành từ TP.HCM đi Quảng Châu (Trung Quốc) lúc 09h55 ngày 9.12.2022 đã đánh dấu chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc sau gần 3 năm dừng bay vì đại dịch COVID-19 bùng phát.

Hơn 400 doanh nghiệp du lịch gặp gỡ, tìm cơ hội hợp tác tại Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Sáng 9.12, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM với chủ đề “Du lịch biển, đảo - Thế mạnh của Du lịch Việt Nam” khai mạc tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội chợ với hơn 400 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự các cuộc gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác tại thành phố này.