YÊU CẦU NỘP ẢNH ĐỂ HOÀN TẤT THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUÊ BAO:

Nhà mạng “đẩy khó” cho khách hàng

LINH ANH |

Nghị định 49 của Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động viễn thông, đặc biệt là ngăn chặn sim rác, tin nhắn rác từ gốc và quy trách nhiệm cho các nhà mạng rất rõ ràng. Thế nhưng trong quá trình thực hiện, các nhà mạng không có sự chuẩn bị kỹ, thiếu thông tin khiến người dân mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức đi đăng ký, gây bức xúc.

Cung cách làm việc này đã làm dư luận hiểu không đúng về tính nhân văn, tính cần thiết của Nghị định trên. 

Nhà mạng: Việc 1 năm “dồn toa” trong 1 tháng

Nghị định 49/2017/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực từ 24.4.2017 theo đề nghị của Bộ TTTT nhằm sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6.4.2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Các nhà mạng có 1 năm để hoàn tất thông tin của khách hàng thế nhưng việc triển khai lại rất chậm chạp và không có kế hoạch để rồi khi gần đến thời hạn (24.4.2018) các nhà mạng mới ráo riết thông báo cho các chủ thuê bao đến bổ sung thông tin, nếu không sẽ bị khóa chiều đi khiến cho hàng triệu thuê bao di động nháo nhào đi đăng ký gây nghẽn mạng và đặc biệt là tình trạng kẹt cứng, lộn xộn tại các đại lý.

Khẳng định đầu tiên là Nghị định 49 đúng đắn và kịp thời, mục đích là quản lý thị trường viễn thông, đặc biệt ngăn chặn sim rác, quảng cáo rác đang tràn lan hiện nay.

Nghị định 49 ghi rất rõ: “Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền; rà soát, thông báo, thanh lý hợp đồng, thu hồi toàn bộ các sim thuê bao di động đã được doanh nghiệp phân phối cho các đại lý” và “Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP”.

Nghĩa là có hai nội dung, được diễn giải một cách dễ hiểu là trong vòng 3 tháng khi nghị định có hiệu lực thì các nhà mạng có trách nhiệm thu hồi sim rác” và “trong vòng 1 năm thì có trách nhiệm hướng dẫn các thuê bao đăng ký cho đúng”. Thế nhưng, hầu hết các thuê bao đã không nhận được thông báo cho đến khi các nhà mạng “cuống cuồng” thực hiện nghị định 49.

Trao đổi với Lao Động, khách hàng Nguyễn Minh Anh ở Hà Nội bức xúc: “Đáng lý ra họ phải kiểm tra thông tin, nếu thấy thuê bao nào thiếu thông tin gì thì nhắn tin mời bổ sung chứ không phải làm một mớ như vậy. Chúng tôi là khách hàng chứ không phải là con nợ mà nhà mạng muốn hành sao thì hành. Theo tôi, đây là việc làm quen thói độc quyền, cửa quyền”.

Anh Bằng - một bạn đọc khác - chia sẻ: “Nếu theo Nghị định 49 thì đến cuối tháng 7 năm ngoái thì việc bán sim rác đã không còn tái diễn nhưng tôi thấy hiện nay sim rác vẫn bán đầy. “Ngay trong thời điểm bắt buộc phải bổ sung thông tin cá nhân cho đúng sim chính chủ, thì vẫn bán sim rác ngập tràn ở các tuyến tôi không hiểu vì sao quản lý của các nhà mạng lại tréo cẳng ngỗng như vậy?” - anh Bằng cho hay.

Điều đáng nói, Nghị định 49 có quy định rất rõ ràng trách nhiệm của nhà mạng: “Đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định”.

Song, hầu hết các thuê bao đã không được thông báo theo yêu cầu. Chị Thu Trang - một công chức ở Cầu Giấy - Hà Nội khẳng định: “Tôi không hề nhận được bất kỳ tin nhắn nào về việc phải bổ sung thông tin. Vậy là tôi lên trang web của nhà mạng để kiểm tra thì nhận được thông tin rằng “Yêu cầu đăng ký thông tin thành công nhưng kèm theo dòng chữ Hồ sơ của quý khách đang chờ phê duyệt. Phê duyệt đến bao giờ thì tôi không được biết”.

Các nhà mạng sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng sau ngày 24.4 nhưng lại không khẳng định có khóa sim 1 chiều của khách hàng hay không lại khiến khách hàng bức xúc. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Các nhà mạng sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng sau ngày 24.4 nhưng lại không khẳng định có khóa sim 1 chiều của khách hàng hay không lại khiến khách hàng bức xúc. Ảnh: Hải Nguyễn.

Tiền thì nhà mạng đút túi, phiền hà đẩy cho khách hàng

Việc 3 nhà mạng lớn là Vinaphone, Mobifone, Viettel nhanh chóng đưa ra thông tin là sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng sau ngày hôm nay, 24.4 nhưng lại không khẳng định có khóa sim 1 chiều của khách hàng hay không lại khiến khách hàng bức xúc.

Thực tế việc bổ sung thông tin là trách nhiệm của nhà mạng. Nghị định 49 ghi rất rõ: “Trong vòng 12 tháng, đối với các thuê bao di động mà doanh nghiệp viễn thông có sở cứ bảo đảm thông tin thuê bao là chính xác và không cần thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác của thông tin thuê bao của các thuê bao đó, bổ sung ảnh chụp và có trách nhiệm trích xuất, tự cập nhật lại thông tin thuê bao cho phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định này” và “Sau 12 tháng kể từ ngày nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của mình tuân thủ đúng quy định tại Nghị định này”.

Rõ ràng việc thúc khách hàng trong một thời gian ngắn (1 tháng) thay vì có lộ trình là 1 năm điều chỉnh là lỗi của các nhà mạng. Hơn nữa, theo Nghị định, nhà mạng mới chính là nơi phải chịu trách nhiệm trước cơ quan chức năng “về tính chính xác của thông tin thuê bao của các thuê bao đó, bổ sung ảnh chụp và có trách nhiệm trích xuất, tự cập nhật lại thông tin thuê bao cho phù hợp”.

Còn nhớ cách đây 1 năm, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng: Sở dĩ có tình trạng sim rác tràn lan là do lợi ích của nhà mạng quá lớn, có cả lợi ích của đại lý và của người sử dụng. Nhà mạng, đại lý bán được sim thì có doanh số, người dùng thì do khuyến mãi nhiều nên mua sử dụng.

“Tại sao cơ quan chức năng quyết tâm nhưng làm chưa có hiệu quả? Do mình không ngăn chặn ngay từ đầu mà chỉ đi thu sim rác ở các đại lý và xử lý các đại lý. Vì vậy, cần phải truy trách nhiệm của các nhà mạng, việc tái phát con số sim lớn như vậy là do nhà mạng. Bộ yêu cầu nhà mạng xử lý triệt để còn không bộ sẽ trực tiếp xử lý nhà mạng”.

Trách nhiệm của nhà mạng rất rõ, tiền lợi nhuận từ việc bán, kích hoạt sim rác thì nhà mạng hưởng, còn khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng thì “lùa” khách hàng đi bổ sung thông tin.

Và để gây sức ép, các nhà mạng đưa thông tin: “Nếu không bổ sung ảnh, sẽ bị khóa chiều gọi đi”. Thực tế thì Nghị định 49 không có dòng nào quy định như vậy. Nghị định 49 nêu: “Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện”.

Vấn đề ở đây là nếu thuê bao chứng minh được việc họ không hề nhận được thông báo của nhà mạng (như quy định của nghị định: thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức) thì có bị khóa chiều đi? Cho đến nay chưa có câu trả lời chính thức.

Bạn đọc Lưu Văn Đức ở TPHCM bức xúc cho biết: “Tôi không hiểu các nhà mạng quản lý thế nào. Tôi chỉ sử dụng duy nhất 1 sim, đã đăng ký sử dụng 10 năm, nhưng đến khi kiểm tra thì phát hiện, chứng minh nhân dân của tôi đã đăng ký đến 3 sim, không hiểu 2 sim kia từ đâu chui ra?

Hay nhà mạng đánh cắp thông tin của tôi, rồi đăng ký ảo bán sim rác, thật sự cách quản lý có vấn đề, mà còn hành dân đi đăng ký lại, hành dân chờ đợi. Doanh thu thì về tay các nhà mạng, sim rác thì đổ lỗi cho người dùng”.

Sẽ rất khó thuyết phục khách hàng nếu các nhà mạng biến khách hàng của họ thành “con nợ” và dù quy định phải có ảnh để bổ sung thông tin đã được cả 3 nhà mạng lùi sau ngày 24.4 thì lòng tin với những nhà mạng này đã giảm sút rõ rệt.

Hàng triệu khách hàng có thể bị lộ thông tin

Trao đổi với Lao Động, đại diện các nhà mạng đều xác nhận, việc đảm bảo an toàn và bí mật thông tin thuê bao là trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông. Các nhà mạng cũng cam kết sẽ triển khai các biện pháp để đảm bảo bảo mật, an toàn thông tin do khách hàng cung cấp.

Trong khi đó, trao đổi với Lao Động về việc lộ lọt thông tin khách hàng, lãnh đạo Thanh tra Bộ TTTT khẳng định, nhà mạng lộ thông tin khách hàng thì sẽ xử lý theo luật.

Tuy có những điều khoản phạt nặng, truy trách nhiệm rõ ràng từ cơ quan quản lý với các nhà mạng, nhưng trao đổi với Lao Động, LS Vũ Văn Biên (Đoàn LS Hải Dương) cho rằng, vấn đề là xác định đâu là nguồn lộ thông tin. LS Biên phân tích, thông tin khách hàng đến tay nhà mạng, trong trường hợp nhà mạng bán thông tin ra ngoài thì khách hàng cũng không thể có công cụ để xác minh việc này. Ngoài ra trong hợp đồng với khách hàng, không có điều khoản nào quy định cụ thể về việc bảo mật thông tin khách hàng sẽ như thế nào và khi xảy ra sự cố thì trách nhiệm nhà mạng cụ thể như thế nào. “Suy đến cùng, khi thực hiện đăng ký thông báo nếu rủi ro xảy ra thì khách hàng trong trường hợp này luôn chịu thiệt”,LS Biên nói.

T.CHÍ- V.GIANG

LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.